Huyện Ia H’Drai là một huyện thuộc tỉnh Kon Tum, Việt Nam, được thành lập vào năm 2015. Đây là một trong những huyện có diện tích lớn nhưng dân số khá thưa thớt do đặc thù địa hình và điều kiện tự nhiên. Xin mời bạn đọc cùng cơ thời gian theo dõi bài viết sau về Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Ia H’Drai (Kon Tum).
Mục lục bài viết
- 1 1. Bản đồ hành chính các xã phường thuộc huyện Ia H’Drai (Kon Tum):
- 2 2. Có bao nhiêu xã, phường thuộc huyện Ia H’Drai (Kon Tum)?
- 3 3. Giới thiệu chung về huyện Ia H’Drai (Kon Tum):
- 4 4. Quá trình hình thành huyện Ia H’Drai (Kon Tum):
- 5 5. Quy hoạch giao thông – Đô thị – Công nghiệp huyện Ia H’Drai (Kon Tum):
1. Bản đồ hành chính các xã phường thuộc huyện Ia H’Drai (Kon Tum):
2. Có bao nhiêu xã, phường thuộc huyện Ia H’Drai (Kon Tum)?
Huyện Ia H’Drai có tất cả 3 xã.
Số thứ tự | Danh sách xã, phường |
1 | Ia Tơi (huyện lỵ) |
2 | Ia Đal |
3 | Ia Dom |
3. Giới thiệu chung về huyện Ia H’Drai (Kon Tum):
Vị trí địa lý:
Ia H’Drai là một huyện biên giới, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Kon Tum, cách thành phố Kon Tum khoảng 150 km (nếu đi theo Quốc lộ 14 rồi đường ĐT 664 tỉnh Gia Lai), có vị trí địa lý như sau:
-
Phía Đông tiếp giáp với huyện Chư Păh và Ia Grai, tỉnh Gia Lai
-
Phía Tây tiếp giáp với Campuchia với chiều dài đường biên giới khoảng 76,4 km
-
Phía Nam tiếp giáp với huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
-
Phía Bắc tiếp giáp với huyện Sa Thầy
Diện tích, dân số:
Huyện Ia H’ Drai có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 980,22 km² và dân số khoảng 10.210 người (2019), mật độ dân số đạt khoảng 10 người/km².
Địa hình:
Địa hình của huyện chủ yếu là vùng đồi núi, có nhiều khe suối, sông và thác nước.
Về địa hình chi tiết, huyện Ia H’Drai có địa hình cao nguyên trung du độ, cao trung bình từ 500 đến 800 m so với mực nước biển. Nơi đây được bao phủ bởi các đồi núi với độ cao từ 800 đến 1300 m. Các dãy núi nằm song song hướng Tây Bắc – Đông Nam. Các đồi núi được chia ra bởi các thung lũng nhỏ, thung lũng sông và khe suối.
Nền kinh tế:
Nền kinh tế của huyện Ia H’Drai chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây cao su và chăn nuôi gia súc. Trên địa bàn huyện có sáu doanh nghiệp trồng cao su với diện tích khoảng 24.700 hecta, chiếm hữu 92% tổng diện tích cây trồng toàn huyện.
Ngoài ra, huyện Ia H’Drai cũng có tiềm năng phát triển khu du lịch sinh thái với các khu rừng nguyên sinh, thác nước. Tuy nhiên, hiện tại hoạt động du lịch chưa được phát triển mạnh mẽ ở huyện này.
Huyện Ia H’Drai cũng gặp khó khăn về giao thông, vì địa hình núi non hiểm trở, đường xá kém phát triển và giao thông bị cô lập với các vùng lân cận. Do đó, việc kết nối với các tỉnh thành khác vẫn còn gặp nhiều cản trở.
Trên địa bàn huyện có 03 nhà máy thủy điện hoạt động Sê San 3A-108 MW, Sê San 4-360 MW, Sê San 4A-63 MW, đã phát điện hoà lưới quốc gia. Có 06 doanh nghiệp trồng cao su với diện tích khoảng 24.566,66 ngàn ha. Lực lượng chuyên trách trong quản lý bảo vệ biên giới có 05 Đồn biên phòng gồm: Hồ Le, Mô Rai, Suối Cát, Sa Thầy, Sê San.
Y tế:
Hệ thống y tế của huyện có đầy đủ các cấp bậc, gồm:
-
Trung tâm Y tế huyện
-
3 Trạm Y tế xã
Giáo dục:
Năm học 2019 – 2020, toàn huyện có 8 trường, 133 lớp, 2.509 học sinh. So với năm học 2018 – 2019, số trường giảm 2 (do sáp nhập), số lớp tăng 17 lớp, số học sinh tăng 266 học sinh. Số lượng học sinh ngày càng tăng nhưng nguồn tài chính khó khăn nên vẫn còn tình trạng thiếu phòng học, nhà ở cho giáo viên và học sinh. Một số trường phải bố trí học tạm trong nhà gỗ, trong khu làm việc của giáo viên và cả nhà dân, sử dụng nhà công vụ của giáo viên làm nơi ở cho học sinh.
Các trường trên địa bàn huyện:
-
Phân hiệu trường PTDT nội trú tỉnh Kon Tum tại huyện Ia H’Drai: Xã Ia Tơi
-
Trường TH – THCS Nguyễn Tất Thành: Xã Ia Tơi
-
Trường TH – THCS Hùng Vương: Xã Ia Đal
-
Trường TH – THCS Nguyễn Du: Xã Ia Dom
-
Trường Mầm non Hoa Mai: Xã Ia Tơi
-
Trường Mầm non Tuổi Ngọc: Xã Ia Dom
-
Trường Mầm non Măng Non: Xã Ia Đal
-
Trường Mầm non Tư thục 03/4
4. Quá trình hình thành huyện Ia H’Drai (Kon Tum):
Ia H’Drai vốn là tên gọi địa phương của sông Sa Thầy, con sông chảy ở vùng thung lũng nằm giữa hai dãy núi lớn chạy song song theo chiều Bắc – Nam của huyện này. Trước đây, con sông còn có một số tên gọi khác như Đăk Hơdrai, Nam Sathay (của người Lào) hoặc Nậm Sa Thầy (đã được Việt hóa).
Ghi chép sớm nhất về vùng đất này là trong tác phẩm Les Jungles moïs (Rừng Mọi) xuất bản năm 1912 của nhà thám hiểm Henri Maitre, trong đó ông mô tả một số làng của người Gia Rai, Rơ Măm mà ông đã gặp khi đi dọc theo thung lũng sông Sa Thầy.
Trước năm 2013, địa bàn huyện Ia H’Drai ngày nay vốn thuộc xã Mô Rai, huyện Sa Thầy.
Ngày 20 tháng 12 năm 2013, một phần diện tích và dân số của xã Mô Rai được tách ra để thành lập thêm 3 xã: Ia Dom, Ia Đal và Ia Tơi.
Ngày 11 tháng 3 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 890/NQ-UBTVQH13 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sa Thầy để thành lập huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum. Theo đó, thành lập huyện Ia H’Drai trên cơ sở tách 3 xã: Ia Dom, Ia Đal và Ia Tơi thuộc huyện Sa Thầy.
Sau khi thành lập, huyện Ia H’Drai có 98.013,22 ha diện tích tự nhiên và 11.644 người với 3 xã trực thuộc, huyện lỵ đặt tại xã Ia Tơi.
5. Quy hoạch giao thông – Đô thị – Công nghiệp huyện Ia H’Drai (Kon Tum):
5.1. Quy hoạch giao thông:
Quy hoạch giao thông huyện Ia H’Drai nằm trong quy hoạch giao thông tỉnh Kon Tum đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với hệ thống giao thông huyết mạch bao gồm: đường bộ, đường sắt và đường thủy.
Theo đó trong thời kỳ quy hoạch, huyện Ia H’Drai có kế hoạch phân bổ diện tích đất phục vụ cho việc nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới những tuyến giao thông huyết mạch trên địa bàn, cụ thể như sau:
-
Đường từ thôn 1 đi thôn 9 xã Ia Tơi (đường ĐH10B)
-
Mở rộng Quốc lộ 14C (Đoạn từ ĐĐT25 đến cầu suối Đá)
-
Nâng cấp đường tỉnh lộ 675A xã Ia Tơi
-
Đường ĐH 17
-
Đất phát triển hạ tầng trong khu quy hoạch (Quy hoạch vị trí đất ở, đất dịch vụ, thương mại, đất công cộng) dọc đường quốc lộ 14C (các đoạn từ TTHC huyện đi xã Ia Tơi và Ia Dom) xã Ia Tơi
-
Đường giao thông thuộc dự án xây dựng điểm dân cư số 64 (Trung tâm hành chính xã IV) thuộc xã Ia Tơi
-
Đường GTNT từ nhà máy mủ cao su đi thôn 3
-
Đường giao thông từ Trung tâm xã Ia Đal đến tiếp giáp Dự án đường từ cầu Drai đường Tuần ra biên giới tại khu vực Hồ Le (DH10A)
-
Đường giao thông từ cầu Drai đến đường tuần tra biên giới tại khu vực Hồ Le – Đoạn Km7+316,41-Km12+482,07 (đường DH10C)
-
Đường ĐH 10A
-
Dự án đầu tư kết cấu hạ tầng điểm dân cư số 20, xã Ia Đal
-
Đường giao thông từ tỉnh lộ 675A tiếp giáp Dự án đường từ cầu Drai đi đường tuần tra biên giới tại khu vực Hồ Le
-
Đường giao thông từ tỉnh lộ 675A tiếp giáp đường tuần tra biên giới
-
Nâng cấp Quốc lộ 14C đoạn qua huyện Ia H’đrai
-
Khu dân cư kết hợp thương mại dịch vụ gắn với việc phát triển cửa khẩu Hồ Le ( Điểm dân cư số 23)
5.2. Quy hoạch đô thị:
Mới đây, UBND tỉnh Kon Tum đã phê duyệt Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn huyện lỵ huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum đến năm 2030.
Trên cơ sở vị trí và ranh giới được xác định trong đồ án quy hoạch chung xây dựng đã được phê duyệt theo Quyết định số: 827/QĐ-UBND, ngày 23/10/2013 của UBND tỉnh Kon Tum, đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn huyện lỵ huyện Ia H’Drai được mở rộng ranh giới quy hoạch về phía Bắc (từ cầu Suối Đá đến cầu Km 83+701,9).
Ranh giới của khu vực điều chỉnh quy hoạch giữ lại một phần diện tích đã được quy hoạch tại khu vực phía Đông và phía Bắc thuộc tiểu khu 747, có diện tích khoảng 270ha. Mở rộng diện tích quy hoạch về hướng Bắc thuộc tiểu khu 738 với diện tích khoảng 330 ha. Diện tích toàn bộ thị trấn huyện lỵ dự kiến sau khi điều chỉnh quy hoạch là khoảng 600 hecta. (theo Thông báo số 1964/TB-VP ngày 13/12/2016 của UBND tỉnh Kon Tum thông báo kết luận của đồng chí Nguyễn Đức Tuy – Phó chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc ngày 12/12/2016).
5.3. Quy hoạch phát triển công nghiệp:
Định hướng quy hoạch phát triển công nghiệp huyện Ia H’Drai nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Kon Tum đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đồ án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, đất dành cho cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của huyện Ia H’Drai với nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch là 196,99 hecta để xây dựng các cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, các làng nghề tiểu khu công nghiệp, các khu sản xuất kinh doanh tập trung trên địa bàn huyện, bao gồm các dự án phát triển công nghiệp như sau:
-
Nhà máy cán ép Công ty TNHH MTV cao su Chư Mom Ray – Xã Ia Tơi – 1,32 ha
-
Nhà máy chế biến mủ cao su Công ty TNHH MTV cao su ChưMomRay – Xã Ia Tơi – 6,90ha
-
Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tính bột sắn và cồn ethanol (Cty TNHH MTV ĐTPT Ia HDrai Kon Tum) – Xã Ia Tơi – 50 ha
-
Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi – Xã Ia Tơi – 20 ha
-
Nhà máy chế biến thủy sản – Xã Ia Tơi – 20 ha
-
Dự án sản xuất cá cơm nước ngọt Sê San – Xã Ia Tơi – 0,25 ha
-
QH đất làng nghề tiểu thủ công nghiệp xã VI – Xã Ia Tơi – 1,0 ha
-
Quy hoạch đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp xã Ia Tơi – Xã Ia Tơi – 24,17 ha
-
QH đất làng nghề tiểu thủ công nghiệp xã Ia Tơi – 2,0 ha
-
Quy hoạch đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp xã Ia Đal – Xã Ia Đal – 16,50 ha
-
Quy hoạch đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp xã Ia Dom – 15,50 ha
-
Dự án vùng nông nghiệp chăn nuôi công nghệ cao huyện Ia H’Drai – 20 ha
THAM KHẢO THÊM: