Huyện Gia Viễn nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 20 km. Là huyện chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên địa hình của huyện tương đối phức tạp với đủ cả rừng núi, đồng bằng, hồ đầm. Mời bạn đọc tham khảo bài viết: Bản đồ, danh sách các xã phường thuộc huyện Gia Viễn (Ninh Bình).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình:
2. Huyện Gia Viễn (Ninh Bình) có bao nhiêu xã phường?
Huyện Gia Viễn có 21 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 1 thị trấn và 20 xã. Danh sách cụ thể được liệt kê tại bảng dưới đây:
STT | Danh sách thị trấn, xã thuộc huyện Gia Viễn |
1 | Thị trấn Me (huyện lị) |
2 | Xã Gia Hòa |
3 | Xã Gia Hưng |
4 | Xã Gia Lạc |
5 | Xã Gia Lập |
6 | Xã Gia Minh |
7 | Xã Gia Phong |
8 | Xã Gia Phú |
9 | Xã Gia Phương |
10 | Xã Gia Sinh |
11 | Xã Gia Tân |
12 | Xã Gia Tiến |
13 | Xã Gia Thanh |
14 | Xã Gia Thắng |
15 | Xã Gia Thịnh |
16 | Xã Gia Trấn |
17 | Xã Gia Trung |
18 | Xã Gia Vân |
19 | Xã Gia Vượng |
20 | Xã Gia Xuân |
21 | Xã Liễn Sơn |
3. Vài nét giới thiệu về huyện Gia Viễn (Ninh Bình):
3.1. Lịch sử hình thành:
Theo tài liệu lịch sử địa danh huyện Gia Viễn được triều đại phong kiến nhà Đinh lập ra vào năm 968 với tên gọi đầu tiên là Như Viễn thuộc Châu Đại Hoàng nước Đại Cồ Việt. Sau đó các triều đại phong kiến sau này sáp nhập chia tách vào các Châu Phủ khác nhau, sau đổi thành An Viễn, thời thuộc Minh là Uy Viễn. Đến triều đại nhà Lê năm (1433 – 1442) đời lê Thái Tông gọi là huyện Gia Viễn thuộc Phủ Trường Yên Trấn Thanh Hoa rồi sáp nhập vào Sơn Nam thừa tuyên, năm Minh Mạng thứ 12 (1831) thuộc tỉnh Ninh Bình.
Theo tài liệu năm 1802, huyện Gia Viễn có 12 tổng. Sau năm 1954, huyện Gia Viễn có 28 xã. Ngày 27 tháng 4 năm 1977, huyện Gia Viễn hợp nhất với huyện Nho Quan thành huyện Hoàng Long, thuộc tỉnh Hà Nam Ninh. Ngày 9 tháng 4 năm 1981, huyện Gia Viễn được tái lập gồm 21 xã. Ngày 1 tháng 4 năm 1986, thành lập thị trấn Me (huyện lị) của huyện Gia Viễn với diện tích 89,3 ha; 3.297 nhân khẩu; gồm 70,80 ha diện tích tự nhiên của xã Gia Vượng và 18,5 ha diện tích tự nhiên của xã Gia Thịnh. Ngày 6 tháng 11 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 06/NĐ-CP về việc điều chỉnh một phần diện tích và nhân khẩu của các xã Gia Vượng, Gia Thịnh về thị trấn Me quản lý. Huyện Gia Viễn có 17.846,37 ha diện tích tự nhiên và 117.356 nhân khẩu, có 21 đơn vị hành chính trực thuộc.
3.2. Vị trí địa lý:
Huyện Gia Viễn nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 20 km, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 73 km, có diện tích 175.5 km2. Huyện Gia Viễn có vị trí địa lý cụ thể như sau:
- Phía Đông của huyện Gia Viễn giáp với huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định qua sông Đáy.
- Phía Tây của huyện Gia Viễn giáp với huyện Nho Quan.
- Phía Nam của huyện Gia Viễn giáp với huyện Hoa Lư.
- Phía Bắc của huyện Gia Viễn giáp với huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình và huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Là huyện chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, vì thế địa hình của huyện tương đối phức tạp với đủ cả rừng núi, đồng bằng, hồ đầm, sông bãi. Núi chiếm khoảng 1/4 diện tích tập trung nhiều ở phía Bắc huyện thuộc các xã Gia Hưng, Gia Hòa, Gia Vân, Gia Thanh và tập trung ở cực Nam huyện thuộc xã Gia Sinh. Các vùng khác chủ yếu là đồng bằng chiêm trũng như đầm Cút và các bãi sông Hoàng Long. Gia Viễn còn được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh như Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, suối Kênh Gà, chùa Bái Đính, chùa Địch Lộng,…
3.3. Kinh tế:
Với lợi thế quốc lộ 1A đi qua, huyện Gia Viễn có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế, kinh doanh, dịch vụ. Bên cạnh đó, để gia tăng thu nhập cho nhân dân thì huyện đã tiến hành chỉ đạo các xã hỗ trợ vay vốn, chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả để nhân dân phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi tổng hợp có giá trị.
- Nông nghiệp:
Đối với sản xuất nông nghiệp, nhờ các chính sách hỗ trợ cụ thể của tỉnh, của huyện nên nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình thủy sản với tổng diện tích toàn huyện lên tới gần 2600 ha, sản lượng đạt trên 6500 tấn. Bên cạnh đó, các hộ cũng đã tăng cường mối liên kết phát triển các mô hình con nuôi đặc sản như dê, bò, nhím và mô hình ăn quả, cây cảnh,… đã tạo thuận lợi để phát triển các loại hình Hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất an toàn, công nghệ cao. Từ đó, đã đưa giá trị 1 ha đất của huyện canh tác đạt 120 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người của huyện đến nay đạt 62 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 2%.
- Công nghiệp:
Với chủ trương xác định công nghiệp mà ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế nên cho đến nay huyện Gia Viễn có 1 Khu công nghiệp và 3 Cụm công nghiệp thu hút 56 doanh nghiệp và gần 1900 cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã tạo việc làm cho khoảng 4000 lao động, mới mức thu nhập từ 6 đến 9 triệu đồng/người/tháng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ đạt trên 5.600 tỷ đồng.
+ Khu công nghiệp Gián Khẩu: Được thành lập năm 2009 (tại Quyết định số 1262/QĐ-UBND ngày 23/10/2009 của UBND tỉnh Ninh Bình), quy mô diện tích là 262 ha (theo văn bản số 1499/TTg- KTN ngày 18/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ), đến nay đã triển khai hoạt động được 162 ha. Khu công nghiệp Gián Khẩu nằm trên địa phận 3 xã Gia Tân, Gia Xuân và Gia Trấn (huyện Gia Viễn), nằm cạnh Quốc lộ 1, cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 10 km. Trong những năm gần đây, khu công nghiệp Gián Khẩu tiếp tục được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với diện tích 50 ha mở rộng được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt.
+ Cụm công nghiệp Gia Vân: Được thành lập từ năm 2016 với tổng diện tích là 74,7678 ha. Đến nay CCN đã được đầu tư hoàn thiện đồng bộ hạ tầng kỹ thuật như: Hệ thống đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp điện, nhà máy xử lý nước thải tập trung vủa CCN, hồ sinh thái, nhà điều hành và đưa vào hoạt động. CCN đã thu hút được 13 dự án với diện tích đất cho thuê 55,3782 ha; tỷ lệ lấp đầy 93,32%.
+ Cụm công nghiệp Gia Phú: Được thành lập tại Quyết định số 726/QĐ-UBND ngày 03/6/2016 của UBND tỉnh Ninh Bình với tổng diện tích 50 ha. Đã thu hút 10 dự án với diện tích đất cho thuê 34,97 ha (trong đó: có 05 dự án đi vào hoạt động, 04 dự án đang đầu tư theo tiến độ được phê duyệt; 01 dự án chậm tiến độ), tỷ lệ lấp đầy đạt 91,57%; tổng vốn đầu tư trên 2.210 tỷ đồng.
- Phát triển thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp:
Các ngành nghề việc làm chính của người dân là sản xuất nông nghiệp, trồng trọt chăn nuôi dê núi, lợn, bò, gia cầm,… Ngoài ra một số địa phương cũng có thêm những nghề phụ: Đóng tàu ở Đồng Chưa (Gia Thịnh), Mây tre đan lát An Thái (Gia Trung), có nghề thêu ren Tập Ninh (Gia Vân), Nghề thợ xây dựng Gia Lập, Làng nghề thêu ren Lãng Nội (Gia Lập), nghề làm mộc ở Gia Thịnh, nghề chẻ tăm hương Văn Hà (Gia Phương), nghề trồng dược liệu – dịch vụ du lịch Gia Sinh, Làng nghề thêu ren Vũ Đại (Gia Xuân), nghề đan cót nan Vân Thị (Gia Tân), một số còn nghề làm nón Gia Vượng.
Gia Viễn có các chợ sau là được xếp hạng chợ loại 2,3 ở Ninh Bình:
+ Chợ Đò: Thôn Thượng Hòa, xã Gia Thanh
+ Chợ Giá: Thôn An Ninh, xã Gia Hòa
+ Chợ Gia Phú: Thôn Ngô Đồng, xã Gia Phú
+ Chợ Gián Khẩu: Thôn Gián Khẩu, xã Gia Trấn
+ Chợ Hối: Thôn Vân, xã Gia Tân
+ Chợ Liên Huy: Thôn Liên Huy, xã Gia Thịnh
+ Chợ Me: Phố Mới, thị trấn Me
+ Chợ Viến: Đội 9, xã Gia Hưng
+ Chợ Hàng: Thôn Bình Khang, xã Liên Sơn
+ Chợ Đình: Thôn An Thái, xã Gia Trung
+ Chợ Lê: Thôn Mai Sơn, xã Gia Lạc
THAM KHẢO THÊM: