Đồng Văn là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Hà Giang và là huyện cực Bắc của Việt Nam (điểm cực Bắc tại núi Rồng, xã Lũng Cú), có tọa độ từ 22°55’B đến 23°23’B; 105°42’Đ. Bài viết dưới đây cung cấp cho các bạn: Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Đồng Văn (Hà Giang) và các thông tin liên quan khác, mời các bạn tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Đồng Văn (Hà Giang):
2. Huyện Đồng Văn (Hà Giang) có bao nhiêu xã phường?
Huyện Đồng Văn có 19 đơn vị hành chính cấp phường xã, trong đó bao gồm 2 thị trấn, 17 xã.
STT | Danh sách các xã phường tại huyện Đồng Văn (Hà Giang) |
1 | Thị trấn Đồng Văn |
2 | Thị trấn Phó Bảng |
3 | Xã Hố Quáng Phìn |
4 | Xã Lũng Cú |
5 | Xã Lũng Phìn |
6 | Xã Lũng Táo |
7 | Xã Lũng Thầu |
8 | Xã Má Lé |
9 | Xã Phố Cáo |
10 | Xã Phố Là |
11 | Xã Sảng Tủng |
12 | Xã Sính Lủng |
13 | Xã Sủng Là |
14 | Xã Sủng Trái |
15 | Xã Tả Lủng |
16 | Xã Tả Phìn |
17 | Xã Thài Phìn Tủng |
18 | Xã Vần Chải |
19 | Xã Xà Phìn |
3. Tổng quan huyện Đồng Văn (Hà Giang):
3.1. Vị trí địa lý:
Đồng Văn là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Hà Giang và là điểm cực Bắc của Tổ Quốc, có tọa độ từ 22 độ 55 đến 23độ 23 bắc; vĩ độ 105 độ 42 độ kinh đông, có vị trí giáp ranh như sau:
- Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp nước CHND Trung Hoa.
- Phía Đông và Đông Nam tiếp giáp huyện Mèo Vạc.
- Phía Tây và Tây Nam tiếp giáp huyện Yên Minh.
Huyện có đường biên giới tiếp giáp với nước CHND Trung Hoa dài trên 52 km. Trung tâm huyện được đặt tại thị trấn Đồng Văn cách thành phố Hà Giang 150km về phía Bắc.
3.2. Diện tích, địa hình, địa mạo:
Huyện Đồng Văn là trung tâm vùng lõi của cao nguyên đá Đồng Văn. Với địa hình đặc trưng là núi đá với độ cao trung bình so với mặt biển là 1500m. nhìn chung địa hình khá phức tập và bị chia cắt mạnh và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Toàn huyện chia thành 2 dạng địa hình chính là:
Địa hình núi đất gồm 7 xã: Lũng Cú, Ma Lé, Đồng Văn, Phố Bảng, Phố Là, Phố Cáo và Sủng Trái.
Địa hình núi đá vôi gồm 12 xã còn lại đó là: Hố Quáng Phìn, Lũng Phìn, Lũng Táo, Lũng Thầu, Sảng Tủng, Sính Lủng, Sủng Là, Tả Lủng, Tả Phìn, Thài Phìn Tủng, Vần Chải và xã Sà Phìn.
Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2010, huyện Đồng Văn có tổng diện tích đất tự nhiên theo địa giới hành chính là 44.497,55 ha. Trong đó đất nông nghiệp là 26,51%, còn lại là rừng núi đá tự nhiên chiếm 73,49% diện tích. Diện tích đất có độ dốc trên 25 độ là lớn nhất chiếm 14.119ha. Điều này đã gây khó khăn cho việc phát triển giao thông và canh tác sản xuất nông – lâm nghiệp cũng như sinh hoạt đời sống nhân dân.
3.3. Khí hậu thủy văn:
Đồng Văn là một huyện nằm trong vùng khí hậu gió mùa nhưng mang tính chất lục địa khá rõ nét. Lượng mưa trung bình tương đối lớn khoảng 1750 – 2000mm, tập trung từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm đạt 23,1độC. Độ ẩm không khí bình quân năm đạt 84%. Do vị trí nằm trên cao nguyên đá vôi nên khả năng giữ nước kém nhất là vào mùa khô nên một số vùng trong huyện thường xuyên gặp phải tình trạng thiếu nước trầm trọng. Bên cạnh đó trong huyện còn thường xuyên xuất hiện, hiện tượng sương muối, thỉnh thoảng có năm thường xuất hiện, hiện tượng mưa tuyết nên ảnh hưởng không nhỏ đến vật nuôi cây trồng vào mùa khô.
Đồng Văn có con sông Nho Quế chảy qua dọc theo ranh giới phía Đông Bắc của huyện và có một hệ thống con suối lớn, nhỏ chảy qua nhưng lưu lượng nước của những con suối này khác nhau, không ổn định theo mùa. Đặc biệt có hai con suối chảy vào sông Nho quế, một con suối ở phía Nam xã Lũng Cú và một ở phía Bắc thị trấn Đồng Văn có nước quanh năm và lưu lượng dòng chảy khá lớn vào mùa mưa nên đủ nước cung cấp cho nhân dân trong vùng và tạo điều kiện các trạm thủy điện nhỏ.
3.4. Các nguồn tài nguyên đất:
Là huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang nên Đồng Văn luôn có nhiệt độ thấp so với các vùng khác. Do địa hình bị chia cắt mạnh đồng thời do quá trình phong hóa từ đá vôi trầm tích và đá phiến thạch nên đất đai của huyện có thành phần cơ giới nặng, độ phì nhiêu tương đối cao và được chia thành 4 nhóm đất như sau:
- Nhóm đất phù sa, phân bố chủ yếu tại các Phố Cáo, thị trấn Phố Bảng thích hợp cho việc trồng các loại cây lương thực và các loại cây trồng hàng năm khác với năng xuất cao.
- Nhóm đất đen chủ yếu phân bố tại các xã Tả Lủng, Phố Là loại đất này có độ phì nhiêu cao thường cho năng xuất cây trồng có giá trị cao, nhưng trong quá trình canh tác cần chú ý đến vấn đề nước tưới trong mùa khô.
- Nhóm đất xám đây là một trong những loại đất tốt của huyện thích hợp cho phát triển nông – lâm nghiệp như cây lâu năm, phát triển cây ngắn ngày.
- Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2010, huyện Đồng Văn có tổng diện tích đất tự nhiên theo địa giới hành chính là 44.497,55 ha và được chia thành 3 nhóm chính bao gồm:
+ Nhóm đất nông nghiệp: 35.157,38 ha chiếm 79,01% tổng diện tích.
+ Nhóm đất phi nông nghiệp: 1.152, 44 ha chiếm 2,59 % tổng diện tích.
+ Nhóm đất chưa sử dụng: 8.187,73 ha chiém 18, 440% tông diện tích.
3.5. Hệ thống giao thông:
Hệ thống đường giao thông tương đối tốt, Quốc lộ 4C từ trung tâm tỉnh Hà Giang lên đến trung tâm huyện và đoạn đi qua huyện Đồng Văn nối liền với huyện Mèo Vạc. Ngoài ra còn hệ thống đường Tỉnh lộ ra cửa khẩu Phó Bảng và các đường liên xã đều đã được rải nhựa. Bình quân từ trung tâm huyện đến các xã chiều dài 26 km, xã xa nhất 42 km (xã Sủng Trái), xã gần nhất (trừ thị trấn Đồng Văn) là 6 km (xã Tả Lủng).
Trên địa bàn huyện có 49 công trình thủy lợi kiên cố, tổng chiều dài các tuyến công trình là: 89.470 m, phục vụ cho 809 ha nhưng hầu như các công trình đều không có đập đầu mối, chủ yếu sử dụng các nguồn tự nhiên nước mưa, các khe lạch nhỏ.
Nguồn cung cấp điện cho huyện hiện nay do mạng lưới Quốc gia cung cấp và từ thủy điện Séo Hồ.
4. Kinh tế – xã hội của Đồng Văn (Hà Giang):
Thuận lợi: Huyện Đồng Văn có những thuận lợi nhất định so với 4 huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh như:
- QL 4C từ huyện kết nối với trung tâm thành phố Hà Giang và các huyện vùng cao nguyên núi đá Đồng Văn. Là huyện có nhiều điểm du lịch, có nhiều tiềm năng khai thác để thúc đẩy kinh tế thương mại – du lịch.
- Điều kiện khí hậu tốt, nhiều vùng cảnh quan thiên nhiên đẹp, có tính độc đáo riêng, có hệ thống núi rừng hùng vĩ kết hợp với các di tích lịch sử, nền văn hoá đa dạng đặc sắc và thiên nhiên còn giữ được vẻ hoang sơ,… cho thấy tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại để chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng phát triển bền vững. Đây là lợi thế để định hướng xây dựng đô thị theo mô hình Du lịch sinh thái.
- Giàu tài nguyên rừng, vừa là tiềm năng khai thác du lịch, vừa là nguồn tạo ra vùng nguyên liệu phục vụ nền công nghiệp sản xuất chế biến nông lâm sản. Đặc biệt phát triển các loại cây dưới tán rừng như các loại cây dược liệu Thảo quả, Tam thất,…
Hạn chế và thách thức:
- Cách xa trung tâm văn hoá xã hội, giao thông đi lại khó khăn, chỉ có loại hình duy nhất là đường bộ, khó thu hút vốn đầu tư do nằm cách xa hệ thống cảng biển, sân bay, trục hành lang kinh tế đối ngoại của Quốc gia.
- Có quỹ đất để khai thác, tuy nhiên diện tích không nhiều, phân tán đòi hỏi phải đầu tư lớn, sử dụng đất khoa học hợp lý.
- Địa hình chia cắt dẫn đến chỉ áp dụng được phát triển cụm dân cư, thiếu quỹ đất xây dựng và canh tác, chi phí xây dựng cao hơn các vùng khác, ngoài ra, đây là vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai.
- Trình độ nhận thức của nhân dân còn nhiều hạn chế, đặc biệt là việc tiếp thu tiến bộ khoa học vào cuộc sống.
Một số chợ chính trên địa bàn huyện Đồng Văn:
- Chợ huyện Đồng Văn, họp vào Chủ nhật hàng tuần.
- Chợ Sà Phìn, họp vào ngày Tỵ và Hợi.
- Chợ Phó Bảng, họp vào ngày Tý và Ngọ.
- Chợ Phố Cáo, họp vào ngày Thìn và Tuất.
- Chợ Sính Lủng, họp vào ngày Mão và Dậu.
- Chợ Lũng Phìn, họp vào ngày Dần và Thân.
- Chợ Má Lé, họp vào thứ 7 hàng tuần.
- Chợ Lũng Cú, họp vào thứ 6 hàng tuần.
THAM KHẢO THÊM: