Đoan Hùng là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Phú Thọ, phía Đông Nam giáp huyện Phù Ninh, phía Nam giáp huyện Thanh Ba, phía Tây Nam và phía Tây giáp huyện Hạ Hòa, đều là các huyện của tỉnh Phú Thọ. Để biết thêm thông tin, mời các bạn tham khảo bài viết: Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Đoan Hùng (Phú Thọ).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ:
2. Huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) có bao nhiêu xã phường?
Huyện có 22 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn Đoan Hùng và 21 xã trực thuộc gồm: Bằng Doãn, Bằng Luân, Ca Đình, Chân Mộng, Chỉ Đạm, Hưng Xuyên, Hưng Long, Minh Lương, Minh Phú, Minh Tiến, Ngọc Quan.Hợp Nhất, Phúc Lai, Phú Lâm, Sóc Đăng, Tây Cốc, Tiêu Sơn, Vân Đồn, Vân Du, Vụ Quang, Yên Kiện.
STT | Danh sách các xã phường thuộc huyện Đoan Hùng |
1 | Xã Hùng Xuyên |
2 | Xã Bằng Luân |
3 | Xã Vân Du |
4 | Xã Phú Lâm |
5 | Xã Minh Lương |
6 | Xã Bằng Doãn |
7 | Xã Chí Đám |
8 | Xã Phúc Lai |
9 | Xã Ngọc Quan |
10 | Xã Hợp Nhất |
11 | Xã Sóc Đăng |
12 | Xã Tây Cốc |
13 | Xã Yên Kiện |
14 | Xã Hùng Long |
15 | Xã Vụ Quang |
16 | Xã Vân Đồn |
17 | Xã Tiêu Sơn |
18 | Xã Minh Tiến |
19 | Xã Minh Phú |
20 | Xã Chân Mộng |
21 | Xã Ca Đình |
3. Giới thiệu về huyện Đoan Hùng (Phú Thọ):
- Lịch sử hình thành
Đoan Hùng nguyên là một phủ thuộc tỉnh Sơn Tây cũ, tới thời Pháp thuộc thì được chuyển về tỉnh Hưng Hóa. Ngày 24 tháng 10 năm 1947, tại đoạn sông Lô chảy qua xã Chí Đám gần ngã ba sông Lô – sông Chảy đã diễn ra trận chiến đấu ác liệt của bộ đội chủ lực phối hợp với dân quân du kích địa phương đánh đắm tàu chiến của thực dân Pháp lập nên chiến thắng sông Lô.
Năm 1952, bộ đội chủ lực cùng nhân dân xã Chân Mộng đã chiến đấu tiêu diệt quân viễn chinh Pháp tại cầu Hai, lập nên chiến thắng Chân Mộng – Trạm Thản.
Ngày 6 tháng 5 năm 1963, sáp nhập ba xã Tiêu Sơn, Vân Đồn và Minh Tiến thuộc huyện Phù Ninh vào huyện Đoan Hùng.
Ngày 16 tháng 2 năm 1967, sáp nhập 2 xã Hán Đà và Đại Minh vào huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
Ngày 21 tháng 3 năm 1967, thành lập thị trấn nông trường Vân Hùng thuộc huyện Đoan Hùng.
Ngày 26 tháng 1 năm 1968, 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ được hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phú, huyện Đoan Hùng thuộc tỉnh Vĩnh Phú.
Sau năm 1975, huyện Đoan Hùng có thị trấn nông trường Vân Hùng và 24 xã: Bằng Doãn, Bằng Luân, Chí Đám, Đại Nghĩa, Đông Khê, Hùng Long, Hùng Quan, Hữu Đô, Minh Lương, Minh Tiến, Nghinh Xuyên, Ngọc Quan, Phong Phú, Phú Thứ, Phúc Lai, Phương Trung, Quế Lâm, Sóc Đăng, Tây Cốc, Thọ Sơn, Tiêu Sơn, Vân Đồn, Vân Du, Yên Kiện.
Ngày 5 tháng 7 năm 1977, huyện Đoan Hùng được hợp nhất với 2 huyện Thanh Ba, Hạ Hòa 7 xã: Minh Phú, Tiên Phú, Trạm Thản, Chân Mộng, Vụ Quang, Liên Hoa, Phú Mỹ của huyện Phù Ninh thành huyện Sông Lô.
Ngày 22 tháng 10 năm 1980, trả 4 xã: Trạm Thản, Tiên Phú, Liên Hoa, Phú Mỹ về huyện Phong Châu, huyện Đoan Hùng được tái lập từ huyện Sông Lô (do chia huyện Sông Lô thành 2 huyện là Đoan Hùng và Thanh Hòa).
Năm 1987, giải thể thị trấn nông trường Vân Hùng.
Ngày 14 tháng 10 năm 1994, chuyển xã Thọ Sơn thành thị trấn Đoan Hùng, thị trấn huyện lỵ huyện Đoan Hùng.
Ngày 26 tháng 11 năm 1996, tỉnh Vĩnh Phú được tách thành 2 tỉnh là Vĩnh Phúc và Phú Thọ, huyện Đoan Hùng thuộc tỉnh Phú Thọ.
Ngày 1 tháng 4 năm 2003, thành lập xã Ca Đình trên cơ sở 1.417 ha diện tích tự nhiên và 2.749 nhân khẩu của xã Tây Cốc.
Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 828/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Phú Thọ (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020). Theo đó:
+ Sáp nhập 3 xã: Đông Khê, Hùng Quan, Nghinh Xuyên thành xã Hùng Xuyên
+ Sáp nhập 3 xã: Phú Thứ, Đại Nghĩa, Hữu Đô thành xã Hợp Nhất
+ Sáp nhập 3 xã: Phương Trung, Quế Lâm, Phong Phú thành xã Phú Lâm.
Huyện Đoan Hùng có 1 thị trấn và 21 xã như hiện nay.
- Vị trí địa lý:
Huyện Đoan Hùng là một huyện đồi núi trung du, nằm tại ngã ba ranh giới giữa tỉnh Phú Thọ với tỉnh Yên Bái và tỉnh Tuyên Quang, có vị trí địa lý:
+ Phía Đông giáp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
+ Phía Tây giáp huyện Hạ Hòa
+ Phía Nam giáp huyện Thanh Ba và huyện Phù Ninh
+ Phía Bắc giáp huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái và huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Trên phần phía Đông Bắc huyện có đoạn cuối của sông Chảy (phần hạ du thủy điện Thác Bà), đổ nước vào sông Lô ngay tại đây. Men theo phần lớn ranh giới với huyện Sơn Dương – Tuyên Quang, là dòng sông Lô, một con sông lớn của hệ thống sông Hồng, nhưng ngã ba sông Chảy – sông Lô lại nằm sâu trong lòng huyện.
- Dân số, diện tích
Huyện có diện tích tự nhiên của huyện Đoan Hùng là 302,4 km² và dân số, theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở 01 tháng 4 năm 2009, là 103.413 người.
- Giao thông
Khu vực Đoan Hùng được phục vụ bởi 2 quốc lộ:
+ Quốc lộ 2 Lào Cai – Tuyên Quang, Hà Giang
+ Quốc lộ 70 từ thị trấn Đoan Hùng đi Yên Bái, Lào Cai.
Đường sông đi qua cuối sông Chai và hợp lưu với sông Lô chảy từ Tuyên Quang đến thị trấn Đoan Hùng, tạo thành ngã ba sông.
- Đặc sản
Bưởi Đoan Hùng: Đặc sản nổi tiếng trong cả nước với 2 vùng bưởi Chí Đám và Bằng Luân, huyện triển khai dự án trồng mới 1093 ha bưởi đặc sản tại 16 xã trong huyện; các xã phía nam trồng thêm hàng trăm ha bưởi Diễn. Hiện nay cây bưởi ở Đoan Hùng là cây thế mạnh đang cho năng suất và sản lượng cao, giúp nhiều hộ dân xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
Bưởi Đoan Hùng xưa còn gọi là “bưởi Phủ Đoan”, là loại cây trồng lâu năm, có quả hình cầu dẹt, nặng chưa đầy 1 kg, khi quả chín màu vàng sáng, tép nhỏ, vỏ héo, mềm, đặc trưng mọng nước, ngọt và mát. Món ẩm thực đất Tổ này còn quý ở chỗ có thể bảo quản được vài tháng đến nửa năm, ngay cả khi vỏ đã héo khô, khi bổ ra ăn vẫn ngọt, thơm mát, vẫn giữ nguyên hương vị.
Tại Đoan Hùng hiện nay vẫn còn giữ được hai giống bưởi quý đó là: Bưởi Chí Đám và bưởi Bằng Luân. Cách đây khoảng 300 năm bưởi Bằng Luân được trồng nhiều nhất ở hai xã Bằng Luân và xã Quế Lâm của huyện Đoan Hùng. Bưởi Chí Đám rất ưa đất phù sa, loại này có nguồn gốc từ việc gây giống cây bưởi của nhà lão nông có tên là ông Sửu cách đây trên 200 năm, nên bưởi còn có tên gọi là bưởi Sửu.
4. Bản đồ quy hoạch huyện Đoan Hùng (Phú Thọ):
Ngày 31/12/2021, UBND tỉnh Phú Thọ ban hành Quyết định Số 2191/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến 2030 và kế hoạch sử dụng đất Năm 2024 của huyện Đoan Hùng.
Theo quyết định, nội dung phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Đoan Hùng với diện tích, cơ cấu các loại đất đưa vào quy hoạch, bao gồm tổng diện tích đất tự nhiên là 30.285,21 ha, trong đó: Đất nông nghiệp: 23.765,60 ha, chiếm 78,47% tổng diện tích tự nhiên; Đất phi nông nghiệp: 6.433,06 ha, chiếm 21,24% tổng diện tích tự nhiên; Đất chưa sử dụng: 86,55 ha, chiếm 0,29% tổng diện tích tự nhiên.
Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất đến 2030 huyện Đoan Hùng với tổng diện tích là 3.589,97 ha, gồm: Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 2.028,38 ha; Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp là 1.551,01 ha; Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở 10,59 ha.
Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích trong kỳ quy hoạch là 1,71 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 0,17 ha; Đất phi nông nghiệp: 1,54 ha.
Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 tỷ lệ 1:25.000, Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. (Công bố công khai quy hoạch sử dụng đất trên cổng thông tin điện tử huyện Đoan Hùng)
THAM KHẢO THÊM: