Huyện Đăk Hà án ngữ ở cửa ngõ TP Kon Tum tọa lạc trên một vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Kon Tum thuộc miền cực bắc Tây Nguyên, với Quốc lộ 14 chạy qua chiều dài của huyện, Đăk Hà đã trở thành một vị trí chiến lược trọng yếu trong khu vực. Sau đây là bản đồ, các xã phường thuộc huyện Đăk Hà (Kon Tum), mời các bạn cùng theo dõi!
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Đắk Hà (Kon Tum):
2. Các xã phường thuộc huyện Đắk Hà (Kon Tum):
Huyện Đăk Hà có 11 đơn vị hành chính cấp phường xã, bao gồm 1 thị trấn và 10 xã
STT | Các xã, phường huyện Đắk Hà (Kon Tum) |
1 | Thị trấn Đăk Hà |
2 | Đăk HRing |
3 | Đăk La |
4 | Đăk Long |
5 | Đăk Ma |
6 | Đăk Ngok |
7 | Đăk Pxi |
8 | Đăk Ui |
9 | Hà Mòn |
10 | Ngok Reo |
11 | Ngoc quang |
3. Giới thiệu huyện Đắk Hà (Kon Tum):
Vị trí địa lý
Huyện Đăk Hà cách trung tâm thành phố Kon Tum 20 km về phía Bắc, có vị trí địa lý:
- Phía Nam giáp thành phố Kon Tum.
- Phía Đông giáp huyện Kon Plông và huyện Kon Rẫy
- Phía Bắc giáp huyện Tu Mơ Rông
- Phía Tây giáp huyện Đăk Tô
- Tây Nam giáp huyện Sa Thầy với ranh giới là thượng nguồn sông Pô Kô.
Diện tích, dân số, dân tộc
Huyện Đăk Hà có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 844,47 km², dân số khoảng 74.805 người (2019), trong đó thành thị 16.031 người (21%), nông thôn 58.744 người (79%). . Mật độ dân số khoảng 89 người/km².
Trong quá trình hình thành và phát triển Đăk Hà là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em gồm Dân tộc Xê Đăng, Bana, Giẻ Triêng, Gia Rai, kinh và một số dân tộc từ Tây Bắc tổ quốc mới di cư vào trong những năm gần đây. Cư dân lâu đời nhất trên địa bàn huyện Đăk Hà là 2 dân tộc Xê Đăng và Banar. Thành phần dân tộc Banar chính ở đây là người Bana rơ ngao. Người Xê Đăng chính ở huyện Đăk Hà có 2 nhánh chính là Xê Đăng – Xeteng và Xê Đăng TơĐrá. Sau ngày đất nước thống nhất đồng bào Đăk Hà tích cực thực hiện chủ trương của Đảng “xuống nà – Rà ruộng” khai hoang xây dựng cánh đồng , làm tốt công tác định cư tiến tới xóa bỏ lối sống du canh, du cư, áp dụng khoa học kỹ thuật trên các đồng ruộng. Đặc trưng tiêu biểu nhất của nền văn hóa truyền thống trên quê hương Đăk Hà là văn hóa nhà rông bắc Tây Nguyên theo cùng lễ hội cồng chiêng. Hầu hết các dân tộc bản địa đều có những lễ hội truyền thống như Lễ hội nước giọt, lễ nhà rông mới, lễ lúa nước. Cũng như nhiều dân tộc người Ba Na và người Xê Đăng đều cho rằng cuộc sống hàng ngày bị chi phối bởi những lực lượng siêu nhiên “Yàng”. Trong các lễ hộ bà con cầu “Yàng” cho mưa thuận gió hòa cho mùa màng tươi tốt.
Địa hình
Địa hình huyện Đăk Hà khá đa dạng, một phần là núi cao, còn lại là vùng đất thấp.
Phía Tây Bắc của huyện là dãy núi Ngọc Linh cao và dốc, với đỉnh Ngọc Linh là đỉnh cao nhất của tỉnh Kon Tum. Phía đông nam của huyện là núi thấp, đồi và thung lũng với độ cao trung bình khoảng 500m so với mực nước biển. Huyện cũng có nhiều sông suối, trong đó sông Ba là con sông lớn nhất chảy qua huyện.
Với địa hình đa dạng như vậy, huyện Đăk Hà có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch sinh thái, trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi đại gia súc.
Kinh tế
Huyện Đăk Hà án ngữ ở cửa ngõ TP Kon Tum tọa lạc trên một vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Kon Tum thuộc miền cực bắc Tây Nguyên, với Quốc lộ 14 chạy qua chiều dài của huyện, Đăk Hà đã trở thành một vị trí chiến lược trọng yếu trong khu vực. Năm 1994 huyện Đăk Hà được thành lập trên cơ sở các xã Đăk La, Ngọc Réo, Đăk Ui, Hà Mòn tách ra từ thị xã Kon Tum và các xã Đăk Hring, xã Đăk Pxy tách từ huyện Đăk Tô
Kinh tế của huyện Đăk Hà chủ yếu là nông nghiệp, chăn nuôi và sản xuất gỗ. Đăk Hà có diện tích rộng, nhưng còn chịu tác động của các rào cản tự nhiên nên việc phát triển kinh tế ở đây còn khá hạn chế. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của Chính phủ và các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế từ địa phương và quốc tế, nền kinh tế của Đăk Hà đang có những chuyển biến tích cực. Một số hoạt động kinh tế mới được đưa vào khai thác như khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch sinh thái, sản xuất đồ gỗ cao cấp. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế ở Đăk Hà vẫn còn nhiều thách thức, khó khăn.
Du lịch
Nằm cách trung tâm thành phố Kon Tum 20km về phía Bắc, Đăk Hà thuộc lưu vực sông Pô Kô, nơi có công trình thuỷ điện Plei Krông và khu rừng đặc dụng Đăk Uy với diện tích lên đến 659,5 ha. Điều kiện tự nhiên đã mang đến cho vùng đất này bầu không khí trong lành quanh năm và cảnh quan vô cùng lý tưởng để phát triển loại hình du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, Đắk Hà còn sở hữu nhiều di tích lịch sử, tôn giáo giá trị và thắng cảnh thiên nhiên để du khách trải nghiệm như Chùa tháp Kỳ Quang, Điểm cao 601, Nhà thờ Kon Hring, Bến phà Kon Gung, đập Mùa Xuân, thác Đăk Pe, vườn cây ăn trái Ngọc Wang,…
Nói tới đây, có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ mường tượng ra một Đắk Hà cũng giống như bao vùng đất Tây Nguyên khác: đầy nắng gió, có những cung đường xanh bạt ngàn, có dòng thác bọt tung trắng xóa, có âm thanh cồng chiêng ngân vang… Nhưng không chỉ vậy! Đắk Hà hùng vĩ theo một cách riêng, và hữu tình đủ để những con tim yêu cái đẹp phải hẫng lại một nhịp.
Vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của những địa danh “hồ trên núi” từ lâu đã đi vào trong thơ ca của bao văn nhân thi sĩ; trong những bức tranh thủy mặc còn lưu lại đến mãi đời sau. Thật khó một bút tích nào có thể lột tả được hết vẻ đẹp của non xanh, nước biếc, của mây trời cùng hòa quyện. Và hồ thủy điện Plei Krông tại Đăk Hà cũng vậy. Có lẽ rằng chỉ những ai tận chân đến đây, tự mình ngồi trên một chiếc thuyền độc mộc, thả trôi trên dòng nước và phóng tầm mắt ra xa mới có thể cảm nhận được hết khung cảnh quá đỗi an yên, tuyệt diệu của chốn này.
THAM KHẢO THÊM: