Huyện Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 25 km về hướng Tây Bắc. Bài viết dưới đây: Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Đại Từ (Thái Nguyên) sẽ cung cấp cho các bạn đọc những thông tin khái quát về huyện.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Đại Từ (Thái Nguyên):
2. Huyện Đại Từ (Thái Nguyên) có bao nhiêu xã, phường?
Huyện Đại Từ có 30 đơn vị hành chính cấp phường xã bao gồm 2 thị trấn, 28 xã.
STT | Danh sách xã, phường thuộc huyện Đại Từ (Thái Nguyên) |
1 | Thị trấn Hùng Sơn (huyện lỵ) |
2 | Thị trấn Quân Chu |
3 | Xã An Khánh |
4 | Xã Bản Ngoại |
5 | Xã Bình Thuận |
6 | Xã Cát Nê |
7 | Xã Cù Vân |
8 | Xã Đức Lương |
9 | Xã Hà Thượng |
10 | Xã Hoàng Nông |
11 | Xã Khôi Kỳ |
12 | Xã Ký Phú |
13 | Xã La Bằng |
14 | Xã Lục Ba |
15 | Xã Minh Tiến |
16 | Xã Mỹ Yên |
17 | Xã Na Mao |
18 | Xã Phú Cường |
19 | Xã Phú Lạc |
20 | Xã Phú Thịnh |
21 | Xã Phú Xuyên |
22 | Xã Phục Linh |
23 | Xã Phúc Lương |
24 | Xã Quân Chu |
25 | Xã Tân Linh |
26 | Xã Tân Thái |
27 | Xã Tiên Hội |
28 | Xã Vạn Thọ |
29 | Xã Văn Yên |
30 | Xã Yên Lãng |
3. Thông tin khái quát huyện Đại Từ (Thái Nguyên):
Vị trí địa lý:
Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 km, nằm trong toạ độ từ 21°26′B đến 21°37′B và từ 105°29′Đ đến 105°46′Đ. Huyện có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển cây nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.
Vị trí địa lý của huyện:
-
Phía Đông của huyện Đại Từ tiếp giáp hai thành phố Thái Nguyên, Phổ Yên và huyện Phú Lương.
-
Phía Tây của huyện Đại Từ tiếp giáp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang và giáp huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
-
Phía Nam của huyện Đại Từ tiếp giáp huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
-
Phía Bắc của huyện Đại Từ tiếp giáp huyện Định Hóa.
Diện tích và dân số:
Theo thống kê vào 1/4/2019, huyện Đại Từ có tổng diện tích đất tự nhiên là 568,55 km², dân số đạt 171.703 người, trong đó thành thị có 19.059 người (11.1%) và nông thôn có 152.644 người (88.9%). Mật độ dân số khoảng 302 người/km².
Các dân tộc chủ yếu tại địa bàn huyện là Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu phân bố khá đồng đều trên toàn huyện. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, trong 10 năm (1999-2009) dân số của huyện giảm 2.900 người do có nhiều người di chuyển đi nơi khác.
Khí hậu:
Huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm ở Đại Từ là khoảng 2.000 đến 2.500 mm, với lượng mưa cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình quanh năm ở huyện này dao động từ 22 đến 27 độ C, tạo điều kiện thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp và phát triển du lịch sinh thái. Đặc biệt, Đại Từ có địa hình đồi núi cao, không chỉ mang lại khí hậu mát mẻ mà còn là điểm đến hấp dẫn với những đồi chè xanh bạt ngàn và cảnh quan thiên nhiên đẹp.
Văn hóa – truyền thống:
Đại Từ – một vùng quê giàu truyền thống cách mạng đã hai lần vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đại Từ được biết đến với những sự kiện gắn liền với những mốc son của lịch sử dân tộc trong thời kỳ dựng nước và giữ nước. Có thể khẳng định nhân dân các dân tộc Đại Từ luôn tự hào về truyền thống mà lớp lớp cha anh đã gây dựng. Truyền thống này đã luôn là động lực, là sức mạnh để Đại Từ vươn lên xây dựng quê hương trong thời kỳ đổi mới.
4. Tiềm năng phát triển du lịch của huyện Đại Từ (Thái Nguyên):
Huyện Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên đang từng bước khẳng định mình là điểm đến hấp dẫn với nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Huyện sở hữu nguồn tài nguyên du lịch phong phú với 169 điểm di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, bao gồm cả những khu vực có giá trị tâm linh và lịch sử sâu sắc. Đặc biệt, hồ Núi Cốc và các điểm sinh thái dọc sườn Đông dãy Tam Đảo là những lợi thế nổi trội tạo nên một hệ sinh thái đa dạng và phong phú, thu hút du khách đến khám phá và trải nghiệm.
Hơn nữa, Đại Từ còn nổi tiếng với sản phẩm chè ngon, được biết đến rộng rãi trong nước và quốc tế. Các làng nghề chè truyền thống như La Bằng và Hoàng Nông không chỉ là nơi sản xuất chè chất lượng cao mà còn là điểm tham quan thu hút du khách muốn tìm hiểu về văn hóa và quy trình chế biến chè đặc sản của Thái Nguyên. Điều này góp phần tạo nên sự đa dạng cho các sản phẩm du lịch của huyện, từ du lịch cộng đồng, nông nghiệp gắn với văn hóa trà đến du lịch lịch sử và tâm linh.
Nhằm thúc đẩy ngành du lịch, huyện Đại Từ đã và đang triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch. Các khu di tích lịch sử quốc gia như Núi Văn – Núi Võ, di tích lịch sử Quốc gia 27-7 và các điểm du lịch sinh thái như suối Kẹm ở xã La Bằng đều được chú trọng phát triển nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách khi tham quan và trải nghiệm. Đồng thời, việc nâng cấp hạ tầng giao thông cũng được huyện Đại Từ đặc biệt quan tâm giúp loại bỏ rào cản về di chuyển, kết nối các điểm du lịch với nhau một cách thuận tiện, an toàn.
Huyện cũng đang tích cực thu hút đầu tư vào ngành du lịch bằng việc tuyên truyền và vận động người dân tham gia làm du lịch, khuyến khích phát triển mô hình homestay, xây dựng các mô hình vườn hoa, vườn chè, đồi chè, bể bơi,… nhằm tạo ra một môi trường cảnh quan đẹp và thu hút du khách. Các dự án du lịch cộng đồng như điểm du lịch cộng đồng xóm Tân Sơn, xã La Bằng do Hợp tác xã Du lịch cộng đồng Kẹm La Bằng quản lý đã và đang góp phần đưa du lịch cộng đồng phát triển bài bản và gia tăng giá trị kinh tế cho người dân.
Với những nỗ lực không ngừng trong việc phát triển du lịch, Đại Từ đang dần trở thành một điểm đến không thể bỏ qua cho những ai yêu thích khám phá văn hóa, lịch sử và thiên nhiên. Sự đa dạng trong các sản phẩm du lịch cùng với sự nâng cấp liên tục về cơ sở hạ tầng cũng như dịch vụ hứa hẹn sẽ mang lại những trải nghiệm độc đáo, phong phú cho du khách trong và ngoài nước. Đại Từ vừa là điểm đến cho những chuyến du lịch ngắn ngày vừa là nơi lý tưởng cho những kỳ nghỉ dài hơi, nơi du khách có thể thư giãn, hòa mình vào thiên nhiên và tìm hiểu sâu sắc về văn hóa địa phương.
5. Thông tin quy hoạch huyện Đại Từ (Thái Nguyên):
5.1. Quy hoạch phát triển giao thông:
Trên địa bàn huyện Đại Từ có các tuyến đường giao thông trọng điểm chạy qua cùng với hệ thống giao thông đô thị được xác định theo bản đồ vệ tinh huyện Đại Từ như sau:
-
Giao thông vận tải: Hệ thống tỉnh lộ dài 80 km, hơn 400 km đường giao thông liên xã. Quốc lộ 37 nối huyện Đại Từ với huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang dài 32 km. Tuyến đường sắt Quan Triều – Núi Hồng chạy qua hệ thống các tuyến đường giao thông trong huyện. Tuy nhiên đa phần các tuyến giao thông liên huyện, liên xã có chất lượng chưa tốt.
-
Điện: Hệ thống điện lưới quốc gia đã đảm bảo cung cấp cho 31/31 xã, thị trấn với trên 90% dân số được sử dụng điện sinh hoạt.
-
Thủy lợi: Hệ thống các công trình thủy lợi cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho trên 60% diện tích đất canh tác.
Ngoài ra, huyện cũng có rất nhiều tuyến giao thông liên xã, giao thông nông thôn đã được đầu tư xây dựng trong những năm gần đây.
5.2. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030:
Theo quyết định, nội dung phương án Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Đại Từ với diện tích cơ cấu các loại đất đưa vào quy hoạch bao gồmTtổng diện tích đất tự nhiên là 56.902,98 ha, trong đó:
-
Đất nông nghiệp: 44.068,27 ha.
-
Đất phi nông nghiệp: 12.768,78 ha.
-
Đất chưa sử dụng: 65,84 ha.
Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch đến 2030 của huyện Đại Từ, gồm:
-
Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 4.354,46 ha.
-
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp là 958,16 ha.
-
Đất nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở 92,83 ha.
THAM KHẢO THÊM: