Huyện Đại Lộc là một huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Nam. Đất đai ở Đại Lộc bao gồm các loại đất cát, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất đỏ vàng. Sông Vu Gia là sông chính, chảy ngang huyện theo hướng Tây - Đông. Để tìm hiểu thêm về huyện Đại Lộc, mời bạn đọc tham khảo và theo dõi bài viết Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Đại Lộc (Quảng Nam)
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Đại Lộc (Quảng Ngãi):
2. Huyện Đại Lộc (Quảng Nam) có bao nhiêu xã phường?
Huyện Đại Lộc có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 1 thị trấn (huyện lị) và 17 xã. Danh sách cụ thể được liệt kê tại bảng dưới đây:
STT | Danh sách các xã, phường, thị trấn thuộc huyện Đại Lộc (Quảng Nam) |
1 | Thị trấn Ái Nghĩa (huyện lị) |
2 | Xã Đại An |
3 | Xã Đại Chánh |
4 | Xã Đại Cường |
5 | Xã Đại Đồng |
6 | Xã Đại Hiệp |
7 | Xã Đại Hòa |
8 | Xã Đại Hồng |
9 | Xã Đại Hưng |
10 | Xã Đại Lãnh |
11 | Xã Đại Minh |
12 | Xã Đại Nghĩa |
13 | Xã Đại Phong |
14 | Xã Đại Quang |
15 | Xã Đại Sơn |
16 | Xã Đại Tân |
17 | Xã Đại Thắng |
18 | Xã Đại Thạnh |
3. Giới thiệu về huyện Đại Lộc (Quảng Nam):
3.1. Lịch sử hình thành:
Lịch sử hình thành và phát triển của huyện Đại Lộc gắn liền với hành trình mở rộng lãnh thổ của dân tộc Việt cổ về phương Nam. Vùng đất Đại Lộc xưa thuộc đất Việt Thường Thị của vua Hùng. Từ năm 214 đến 205 TCN vào thời nhà Tần thì huyện Đại Lộc thuộc Tượng Quận. Từ năm 206 TCN đến năm 192 SCN, thời nhà Hán thì thuộc quận Tượng Lâm và từ năm 192 đến năm 1306 thuộc vương quốc Chăm – pa. Sau cuộc hôn nhân huyền thoại của công chúa Trần Huyền Trân vào năm 1306, vua Chăm là Chế Mân đã dâng hai châu Ô và Lý cho nhà Trần làm sính lễ. Sau khi nhận phần đất sính lễ vào năm 1307, vua Trần Anh Tông cử Hành khiển Đoàn Nhữ Hải vào trông coi hai châu Ô, Lý giờ đã được đổi tên thành Thuận Châu, Hóa Châu, lập huyện Điện Bàn miền núi (Điện Bàn cổ). Đại Lộc bấy giờ thuộc Hóa Châu.
Năm 1435, địa danh Điện Bàn cổ (bao gồm cả Đại Lộc ngày nay như đã nói ở trên) được Nguyễn Trãi ghi vào “Dư địa chí” gồm 95 xã thuộc phủ Triệu Phong của lộ Thuận Hóa. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông thành lập đạo thừa tuyên Quảng Nam. Năm 1520, vua Lê Chiêu Tông đổi thành trấn Quảng Nam. Điện Bàn bấy giờ là một huyện thuộc phủ Thiệu Phong của trấn Thuận Hóa. Năm 1605, Nguyễn Hoàng cho tách huyện Điện Bàn ra khỏi trấn Thuận Hóa, thăng lên thành phủ và nhập về Quảng Nam dinh. Dinh trấn Quảng Nam đóng tại xã Thanh Chiêm, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, do các công tử của Chúa Nguyễn lần lượt đến trấn thủ. Từ năm 1740, vùng đất Đại Lộc thuộc quyền quản lý của Tây Sơn. Đến năm Tân Dậu (1801), nhà Nguyễn chiếm lại được Quảng Nam, lấy hai phủ Thăng và phủ Điện Bàn đặt làm Quảng Nam dinh nhưng đến năm Thành Thái 11 (tháng 12 năm 1899) mới có sắc lệnh thành lập huyện Đại Lộc. Đến năm Thành Thái thứ 12 (1990) chính thức cắt hai tổng Đại An và Mỹ Hòa của huyện Diên Phước và ba tổng Đức Hòa, An Phước, Phú Khê của huyện Hòa Vang hình thành huyện Đại Lộc. Huyện Đại Lộc lúc này có năm tổng, 109 xã, thôn, phường, châu.
Sau năm 1975, huyện Đại Lộc thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, bao gồm 16 xã: Đại An, Đại Cường, Đại Đồng, Đại Hiệp, Đại Hòa, Đại Hồng, Đại Lãnh, Đại Minh, Đại Nghĩa, Đại Phong, Đại Phước, Đại Quang, Đại Sơn, Đại Tân, Đại Thắng và Đại Thạnh. Ngày 14 tháng 3 năm 1984, chia xã Đại Thạnh thành hai xã Đại Thạnh và xã Đại Chánh. Ngày 24 tháng 8 năm 1984, giải thể xã Đại Phước để thành lập thị trấn Ái Nghĩa (thị trấn huyện lỵ huyện Đại Lộc). Ngày 29 tháng 8 năm 1994, sáp nhập xã Đại An và xã Đại Hòa. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, huyện Đại Lộc thuộc tỉnh Quảng Nam vừa tái lập. Ngày 12 tháng 1 năm 2004, thành lập xã Đại Hưng trên cơ sở điều chỉnh 8.869 ha diện tích tự nhiên và 6.821 người của xã Đại Lãnh. Ngày 8 tháng 3 năm 2007, tái lập xã Đại An trên cơ sở điều chỉnh 661,04 ha diện tích tự nhiên và 7.607 người của xã Đại Hòa. Huyện Đại Lộc ngày nay có 1 thị trấn và 17 xã như hiện nay.
3.2. Vị trí địa lý:
Huyện Đại Lộc nằm về phía Bắc của tỉnh Quảng Nam, có vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển. Huyện Đại Lộc là vùng vành đai, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Tây Nam, cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 70 km. Nằm trên trục hành lang kinh tế Đông – Tây, huyện Đại Lộc nối các tỉnh Tây Nguyên, cửa khẩu Quốc tế Bờ Y – Kom Tum, Đắc Tà Oóc – Nam Giang và các tỉnh duyên hải miền Trung. Huyện Đại Lộc có điểm cữ Bắc tại 15 độ 53 phút vĩ độ Bắc trên xã Đại Hiệp. Điểm cực Nam tại 15 độ 43 phút Bắc trên xã Đại Thạnh. Điểm cực Đông tại 108 độ 47 phút trên xã Đại Hòa. Điểm cực Tây tại 107 độ 58 phút kinh độ Đông trên xã Đại Lãnh. Vị trí địa lý cụ thể của huyện Đại Lộc như sau:
- Phía Đông giáp huyện Điện Bàn.
- Phía Đông Nam giáp huyện Duy Xuyên.
- Phía Nam giáp huyện Quế Sơn.
- Phía Tây Nam giáp huyện Nam Giang.
- Phía Tây Bắc giáp huyện Đông Giang.
3.3. Điều kiện tự nhiên:
Về đặc điểm tự nhiên, Đại Lộc là vùng đất mang tính chất trung du vừa có đồng bằng vừa có rừng núi với diện tích tự nhiên là 587.041 km. Khí hậu huyện Đại Lộc là khí hậu nhiệt đới gió mùa có nền nhiệt độ cao trong năm ít biến đổi, trung bình 25,9 độ. Độ ẩm trung bình là 82.3%. Lượng mưa bình quân năm 2000- -2500 mm, tập trung vào các tháng 9,10,11. Với địa hình cao ở phía Tây – Tây Bắc, thấp dần về phía Đông và có hai con sông lớn là Vu Gia và Thu Bồn với lưu lượng nước lớn bao bọc nên mưa đầu và giữa mùa đông ở Đại Lộc thường gây lụt lội, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất ở vùng hạ lưu. Dưới sự tác động của địa chất, địa hình, khí hậu và thủy văn khác nhau nên đất đai cũng đa dạng và gồm 4 nhóm đất chính: Đất cát, đất phù sa, đất xám bạc màu đỏ và đất đỏ vàng.
3.4. Kinh tế:
Đại Lộc được biết đến là vùng đất trù phú với nhiều sản vật dồi dào, là vùng trọng điểm lúa của tỉnh Quảng Nam. Đồng thời huyện Đại Lộc rất nổi tiếng với các ngành nghề như trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt vải, làm trống, thợ hồ, làm nhang, đan lờ,…Hơn 35 năm sau ngày quê hương hoàn toàn giải phóng, huyện Đại Lộc không ngừng đổi mới và phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Từ một huyện nông nghiệp là chính đến nay Đại Lộc đã trở thành một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trên lĩnh vực công nghiệp với 18 cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Trong số hơn 36 dự án đang đầu tư phát triển sản xuất trên địa bàn có 3 dự án được đánh giá mang tầm vóc “khổng lồ” so với địa phương là: Dự án sản xuất cồn Ethanol của Công ty Cổ phần Đồng Xanh; dự án sản xuất phụ tùng cơ khí chính xác cao ngành dệt may của Công ty trách nhiệm hữu hạn Groz – Berket Việt Nam; dự án sản xuất gạch men cao cấp ceramic của Công ty cổ phần Prime. Từ một vùng nông thôn nghèo, giao thông cách trở, giờ đây gần 100% hộ gia đình có điện thắp sáng, hệ thống thông tin liên lạc, đường ô tô đến tất cả các xã. Những khu dân cư, những con đường mới mở, những đoạn đường đến tận thôn cũng ngõ hẻm được bê tông hóa,…đã góp phần tạo cho huyện Đại Lộc một diện mạo mới.
Bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, huyện Đại Lộc cùng với cả nước bước vào thời kỳ xây dựng mới, phấn đấu xây dựng quê hương giàu mạnh về kinh tế, văn minh và công bằng. Trên nền tảng truyền thống văn hóa lịch sử – cách mạng tốt đẹp và lâu đời của quê hương, huyện Đại Lộc tiếp tục phát huy thế mạnh nội lực, mở rộng thu hút đầu tư từ nước ngoài để tự tin vững bước đi lên trên con đường hội nhập.
THAM KHẢO THÊM: