Địa hình huyện Chư Pưh khá đa dạng, bao gồm nhiều dãy núi, sông, suối, hồ thủy điện và đồng bằng trũng thấp. Huyện Chư Pưh có địa hình chủ yếu là đồi núi, độ cao trung bình từ 400-600m so với mực nước biển. Để tìm hiểu thêm về huyện Chư Pưh, mời bạn đọc theo dõi bài viết Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Chư Pưh (Gia Lai).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Chư Pưh (Gia Lai):
2. Danh sách xã phường huyện Chư Pưh (Gia Lai):
Huyện Chư Pưh có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 1 thị trấn và 8 huyện lị. Danh sách cụ thể được liệt kê tại bảng dưới đây:
STT | Danh sách xã phường thuộc huyện Chư Pưh |
1 | Thị trấn Nhơn Hòa (huyện lị) |
2 | Xã Chư Don |
3 | Xã Ia Blứ |
4 | Xã Ia Dreng |
5 | Xã Ia Hla |
6 | Xã Ia Hrú |
7 | Xã Ia Le |
8 | Xã Ia Phang |
9 | Xã Ia Rong |
3. Giới thiệu huyện Chư Pưh (Gia Lai):
3.1. Vị trí địa lý:
Huyện Chư Pưh nằm ở phía Nam tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku khoảng 60 km về phía Nam theo quốc lộ 14, có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp huyện Phú Thuận.
- Phía Tây giáp huyện Chư Prông.
- Phía Nam giáp huyện Ea Súp và huyện Ea H’leo thuộc tỉnh Đak Lak.
- Phía Bắc giáp huyện Chư Sê.
Huyện Chư Pưh có diện tích 718,05 km², dân số năm 2023 là 83.232 người, mật độ dân số đạt 99 người/km². Huyện Chư Pưh có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 718,05 km², dân số khoảng 80.010 người (Năm 2024), mật độ dân số đạt khoảng 99 người/km². Địa hình huyện Chư Pưh khá đa dạng, bao gồm nhiều dãy núi, sông, suối, hồ thủy điện và đồng bằng trũng thấp. Huyện Chư Pưh có địa hình chủ yếu là đồi núi, độ cao trung bình từ 400-600m so với mực nước biển.
3.2. Lịch sử hình thành:
Địa bàn huyện Chư Pưh hiện nay trước đây vốn là 3 xã: la Hrú, la Le, Nhơn Hòa và một phần xã la Ko thuộc huyện Chư Prông. Ngày 17 tháng 8 năm 1981, chuyển 4 xã: la Hrú, la Ko, la Le và Nhơn Hòa sang trực thuộc huyện Chư Sê mới thành lập.
Ngày 9 tháng 11 năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị định 67/2000/NĐ-CP. Theo đó:
- Thành lập xã la Phang trên cơ sở 12.710,5 ha diện tích tự nhiên và 5.214 người của xã Nhơn Hòa.
- Thành lập xã la Dreng trên cơ sở 2.351,7 ha diện tích tự nhiên và 2.486 người của xã la Hrú.
Ngày 16 tháng 2 năm 2005 thành lập xã la Hla trên cơ sở 12.447 ha diện tích tự nhiên và 2.283 người của xã la Ko. Ngày 21 tháng 4 năm 2006, thành lập xã la Blứ trên cơ sở 19.114,50 ha diện tích tự nhiên và 4.688 nhân khẩu của xã la Le. Ngày 17 tháng 4 năm 2008, thành lập thị trấn Nhơn Hòa trên cơ sở 2.100,00 ha diện tích tự nhiên và 10.500 người của xã Nhơn Hòa. Xã Nhơn Hòa còn lại 3.889,50 ha diện tích tự nhiên, 1.840 người và đổi tên thành xã Chư Don. Ngày 27 tháng 8 năm 2009, thành lập xã la Rong thuộc huyện Chư Sê trên cơ sở điều chỉnh 2.311,18 ha diện tích tự nhiên và 4.518 người của xã Ia Hrú, xã la Hrú còn lại 3.951,31 ha diện tích tự nhiên và 7.199 người. Đồng thời, thành lập huyện Chư Pưh trên cơ sở điều chỉnh 71.695,02 ha diện tích tự nhiên và 54.890 người của huyện Chư Sê. Sau khi thành lập, huyện Chư Pưh có 71.695,02 ha diện tích tự nhiên và 54.890 người với 9 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Nhơn Hòa (huyện lỵ) và 8 xã: la Le, la Blứ, la Phang, Chư Don, la Dreng, la Hla, la Hrú, la Rong.
3.3. Kinh tế:
Nền kinh tế của huyện Chư Pưh chủ yếu dựa vào nông nghiệp, chăn nuôi và các hoạt động liên quan đến rừng và sản xuất gỗ. Trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện Chư Pưh tập trung sản xuất các loại cây trồng như cà phê, hồ tiêu, lúa, tinh bột sắn và rau màu. Chăn nuôi cũng là một ngành kinh tế phát triển của huyện, trong đó phát triển chăn nuôi đại gia súc, lợn và gia cầm. Huyện Chư Pưh có tiềm năng phát triển các ngành liên quan đến lâm nghiệp và sản xuất gỗ. Huyện có nhiều rừng phòng hộ và rừng trồng, có thể cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ. Ngoài ra, huyện Chư Pưh còn có một số mỏ đá và khoáng sản như đá granit, đá vôi và quặng sắt. Tuy nhiên, kinh tế huyện Chư Pưh chưa phát triển mạnh và còn gặp nhiều khó khăn do địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao.
Từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay, huyện Chư Pưh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội và đạt được những kết quả nổi bật. Cụ thể, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt mức khá. Tổng giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) trên 9.855 tỷ đồng, đạt 109% nghị quyết. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; trong đó, tỷ trọng ngành nông-lâm nghiệp và thủy sản chiếm 45,07%, công nghiệp-xây dựng chiếm 32,14%, thương mại-dịch vụ chiếm 22,79%.Thu nhập bình quân đầu người đạt 61,92 triệu đồng/năm, đạt 106,58% kế hoạch, vượt 6,58% chỉ tiêu nghị quyết đề ra. Những năm qua, huyện đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và đạt được nhiều kết quả. Từ năm 2020 đến nay, huyện đã chuyển đổi hơn 1.619 ha hồ tiêu bị chết và hoa màu kém hiệu quả sang cây trồng khác. Đồng thời, hình thành 6 vùng chuyên canh cây sầu riêng, cà phê, hồ tiêu với tổng diện tích 354 ha; xây dựng 13 mã số vùng trồng, 14 chuỗi liên kết sản xuất và 18 sản phẩm OCOP… Giá trị kinh tế bình quân đạt 102,9 triệu đồng/ha, tăng 10,64 triệu đồng/ha so với năm 2020. Cùng với đó, huyện tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng trang trại, ứng dụng công nghệ cao. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 4 trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao quy mô lớn với 28.700 con/chu kỳ nuôi. Đặc biệt, thời gian qua, huyện đã đẩy mạnh kêu gọi, thu hút đầu tư, nhất là trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, chăn nuôi gia súc.
Trong giai đoạn 2019-2024, huyện đã thu hút hàng loạt doanh nghiệp, tập đoàn lớn với tổng mức đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng. Đến nay, huyện đã thu hút được 3 dự án điện gió gồm: Nhơn Hòa 1, Nhơn Hòa 2 và Ia Le 1 với tổng công suất 200 MW; có hơn 170 doanh nghiệp, hộ cá thể kinh doanh điện mặt trời áp mái với tổng công suất hơn 100 MW; sản lượng điện hàng năm đạt 897,902 triệu kWh với tổng giá trị 1.332 tỷ đồng. Lĩnh vực thương mại-dịch vụ cũng có mức tăng trưởng khá, bình quân tăng 9,33%; tổng giá trị sản phẩm (theo giá hiện hành) thực hiện gần 2.247 tỷ đồng, tăng hơn 931 tỷ đồng so với năm 2020. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 2.451 tỷ đồng, tăng 84 tỷ đồng so với năm 2020, vượt 3,5% chỉ tiêu nghị quyết; trong đó, tổng vốn đầu tư công trên 522 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 94,79% kế hoạch
Năm 2025, huyện Chư Pưh phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu như: tốc độ tăng giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) đạt 8,8%; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 70,36 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 2.451,95 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 61,92 triệu đồng; thêm 4 làng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí hiện hành giảm còn 4,28%…
Để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025 và giai đoạn 2020-2025, huyện tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, đề ra các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, khơi thông nguồn lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ổn định và bền vững. Trong đó, tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với nhà máy chế biến và thị trường xuất khẩu. Đồng thời, tập trung triển khai các giải pháp hướng đến môi trường đầu tư thân thiện, an toàn, công khai, minh bạch cũng như tiếp tục cắt giảm tối đa thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, kinh doanh. Đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng sạch để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân các công trình, dự án. Chú trọng phát triển du lịch sinh thái theo chuỗi hồ thủy lợi Plei Thơ Ga, thác Ia Nhí và núi Chư Don.
THAM KHẢO THÊM: