Huyện Chợ Lách là một huyện thuộc tỉnh Bến Tre, nằm ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Đây là vùng đất nổi tiếng với nghề làm cây giống, hoa kiểng và vườn cây ăn trái phong phú. Xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau với chủ đề Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Chợ Lách (Bến Tre).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Chợ Lách (Bến Tre):
2. Có bao nhiêu xã, phường thuộc huyện Chợ Lách (Bến Tre)?
Huyện Chợ Lách có 11 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 1 thị trấn, 10 xã.
Số thứ tự | Danh sách xã, phường |
1 | Thị trấn Chợ Lách (huyện lỵ) |
2 | Xã Hòa Nghĩa |
3 | Xã Hưng Khánh Trung B |
4 | Xã Long Thới |
5 | Xã Phú Phụng |
6 | Xã Phú Sơn |
7 | Xã Sơn Định |
8 | Xã Tân Thiềng |
9 | Xã Vĩnh Bình |
10 | Xã Vĩnh Hòa |
11 | Xã Vĩnh Thành |
3. Giới thiệu chung về huyện Chợ Lách (Bến Tre):
Vị trí địa lý:
Huyện Chợ Lách nằm ở phía tây tỉnh Bến Tre:
-
Phía Đông tiếp giáp với huyện Mỏ Cày Bắc
-
Phía Tây tiếp giáp với huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long
-
Phía Nam tiếp giáp với các huyện Long Hồ, Mang Thít và Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long và ranh giới tự nhiên là sông Cổ Chiên
-
Phía Bắc tiếp giáp với huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre và huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang và ranh giới tự nhiên là sông Tiền và sông Hàm Luông
Diện tích, dân số:
Huyện Chợ Lách có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 168,04 km² và dân số khoảng 147.289 người (năm 2015), trong đó thành thị có 20.357 người (13,9%), nông thôn có 126.932 người (86,1%). Mật độ dân số đạt khoảng 877 người/km².
Địa hình:
Địa hình của huyện chủ yếu là đồng bằng và ven sông.
Đất đai:
Đất phù sa màu mỡ, phù hợp cho việc trồng trọt và nuôi thủy sản.
Sông ngòi:
Huyện Chợ Lách có nhiều kênh rạch và sông ngòi đặc biệt là sông Cổ Phiên và Hàm Luông chảy qua huyện này, là nguồn cung cấp nước lớn cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp và thủy sản.
Tiềm năng du lịch:
Huyện Chợ Lách cũng có nhiều địa điểm du lịch sinh thái như vườn trái cây; đồng quê, nhà thờ cổ, chùa cổ là nghề truyền thống.
Lịch sử hình thành:
Trước tháng 8 năm 1945, Chợ Lách là một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long, gồm các làng: Tân Phong, Đông Phú, Bình Hoà Phước, An Bình, Phú Phụng, Sơn Định, Vĩnh Bình, Hoà Nghĩa, Long Thới, Tân Thiềng.
Ngày 27-06-1951, Chợ Lách thuộc tỉnh Vĩnh Trà. Sau năm 1956, Chợ Lách là quận của tỉnh Vĩnh Long, gồm có 5 tổng: Bình Hưng với 3 xã, Bình Xương với 3 xã, Minh Ngãi với 3 xã, Thanh Thiềng với 4 xã, Bình Thiềng với 3 xã; quận lỵ đặt tại xã Sơn Định. Sau năm 1965, các tổng mặc nhiên giải thể.
Trong kháng chiến chống Pháp, theo Quyết định của UBKCHC Nam Bộ (1948), huyện Chợ Lách tách khỏi tỉnh Vĩnh Long nhập về tỉnh Bến Tre.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, theo chủ trương điều chỉnh lại địa giới các huyện, thị, huyện Chợ Lách bao gồm 10 xã: Hòa Nghĩa, Hưng Khánh Trung, Long Thới, Phú Phụng, Phú Sơn, Sơn Định, Tân Thiềng, Vĩnh Bình, Vĩnh Hòa, Vĩnh Thành và thị trấn Chợ Lách.
Ngày 14 tháng 3 năm 1984, tách ấp Sơn Quy, 2/3 ấp Bình An và 1/6 ấp Phụng Châu của xã Sơn Định để sáp nhập vào thị trấn Chợ Lách.
Tháng 3 năm 2005, Đảng bộ và nhân dân huyện Chợ Lách đón nhận danh hiệu Huyện Anh hùng.
Ngày 9 tháng 2 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định 08/NĐ-CP. Theo đó:
-
Chia xã Hưng Khánh Trung thành 2 xã: Hưng Khánh Trung A và Hưng Khánh Trung B
-
Thành lập xã Phú Mỹ trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Phú Sơn
-
Chuyển hai xã Hưng Khánh Trung A và Phú Mỹ về huyện Mỏ Cày Bắc mới thành lập Trung tâm xã Vĩnh Thành là đô thị loại V
Huyện Chợ Lách có 1 thị trấn và 10 xã như hiện nay.
4. Nền kinh tế của huyện Chợ Lách (Bến Tre):
Trong những năm qua, huyện Chợ Lách (Bến Tre) đã phát triển kinh tế ổn định với trọng tâm là ngành nông nghiệp đặc trưng của địa phương.
Điểm nổi bật về kinh tế huyện Chợ Lách trong thời gian gần đây, đầu tiên phải kể đến thành tựu trong lĩnh vực nông nghiệp cây giống và hoa kiểng. Chợ Lách được mệnh danh là “vương quốc cây giống và hoa kiểng” của cả nước, đặc biệt tập trung tại làng hoa kiểng Cái Mơn. Ngành sản xuất cây giống và hoa kiểng duy trì mức tăng trưởng tốt, đặc biệt trong các dịp lễ Tết. Sản phẩm được tiêu thụ không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu sang một số quốc gia lân cận như Campuchia, Thái Lan và các thị trường khác. Hiện nay, huyện sản xuất hàng chục triệu cây giống mỗi năm, bao gồm giống sầu riêng, măng cụt, bưởi da xanh, mít Thái, xoài cát Hòa Lộc,…
Chợ Lách cũng nổi tiếng với các loại trái cây ngon, đặc sản như sầu riêng Cái Mơn, chôm chôm Java, măng cụt, bưởi da xanh và cam xoàn. Diện tích trồng trái cây tăng dần qua từng năm, trong đó sầu riêng là cây trồng chủ lực, đem lại nguồn thu lớn cho người dân.
Hơn nữa, người dân đang dần áp dụng các phương pháp sản xuất hiện đại như kỹ thuật ghép cây giống, công nghệ tưới tiết kiệm và canh tác hữu cơ. Điều này không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn đáp ứng yêu cầu chất lượng của thị trường xuất khẩu.
Bên cạnh đó, ngành thủy sản của huyện Chợ Lách cũng vô cùng phát triển. Nghề nuôi cá nước ngọt, đặc biệt là cá da trơn và các loài cá cảnh, phát triển ổn định, góp phần đa dạng hóa thu nhập cho nông dân. Các vùng ven sông Cổ Chiên và kênh rạch địa phương là môi trường lý tưởng cho nuôi thủy sản, kết hợp với việc khai thác tự nhiên.
Một số cơ sở chế biến nông sản và thực phẩm đã được hình thành, chủ yếu tập trung vào chế biến trái cây, như đóng gói, sấy khô, làm mứt. Sản xuất cây giống đóng hộp nhằm phục vụ thị trường xuất khẩu cũng được đẩy mạnh. Tuy nhiên, ngành công nghiệp tại Chợ Lách vẫn còn nhỏ lẻ, chủ yếu là các cơ sở vừa và nhỏ.
Đặc biệt, hoạt động mua bán cây giống, hoa kiểng và trái cây tạo thành mạng lưới thương mại sôi động, không chỉ trong nước mà còn với các thị trường xuất khẩu. Các khu chợ và điểm giao thương tại thị trấn Chợ Lách, các xã Sơn Định, Vĩnh Thành là trung tâm giao dịch chính.
Du lịch sinh thái của huyện Chợ Lách phát triển dựa trên tiềm năng vườn cây ăn trái và làng hoa kiểng. Các hoạt động như tham quan vườn trái cây, cắm trại tại làng hoa Cái Mơn và trải nghiệm đời sống người dân thu hút ngày càng nhiều du khách, đặc biệt vào các mùa thu hoạch trái cây. Các sản phẩm du lịch gắn liền với văn hóa địa phương, như làng nghề truyền thống, ẩm thực đặc sản và di tích lịch sử (Đình Vĩnh Thành, nhà thờ Cái Mơn), góp phần tăng thêm nguồn thu cho người dân.
5. Thông tin quy hoạch tại huyện Chợ Lách (Bến Tre):
Phạm vi và ranh giới đô thị: Quy hoạch đô thị được nghiên cứu với tổng diện tích tự nhiên khoảng 860 ha, bao gồm: Ranh giới hành chính hiện hữu của thị trấn Chợ Lách (khoảng 827 ha) và mở rộng thêm một phần diện tích xã Sơn Định, huyện Chợ Lách (khoảng 33 hecta). Ranh giới lập đồ án quy hoạch đô thị cụ thể như sau:
-
Phía Bắc cách đường tránh QL 57 khoảng 100 m
-
Phía Tây cách đường dọc theo sông Chợ Lách khoảng 100 m
-
Phía Đông cách ngã 3 giao giữa đường QL 57 cũ và QL 57 mới khoảng 300 m
-
Phía Nam cách đường QL 57 cũ khoảng 80 m
Tính chất quy hoạch là trung tâm tiểu vùng của huyện, giữ vai trò vị trí trung tâm, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch của huyện.
Theo quy hoạch, định hướng tổ chức, không gian phát triển đô thị gồm hai vùng cơ bản là: Vùng nội thị và vùng ngoại thị, cụ thể như sau.
Vùng nội thị của thị trấn dự kiến phân thành hai khu đô thị, phát triển từ khu vực đô thị hiện hữu mở rộng về phía Đông, gồm có:
Khu đô thị số 1: Với tổng diện tích khoảng 127 ha, là trung tâm hành chính thị trấn hiện nay, gồm các khu chức năng cơ bản như trung tâm thương mại, khu cây xanh cảnh quan ven sông Chợ Lách và các khu dân cư, công trình thương mại dịch vụ dọc sông Chợ Lách.
Khu đô thị số 2: Với tổng diện tích khoảng 147 ha, gồm các khu chức năng cơ bản như khu trung tâm hành chính huyện mới, hệ thống các công trình dịch vụ công cộng, công viên thể dục, thể thao, giáo dục và các khu dân cư mới.
Vùng ngoại thị là vùng nông nghiệp đóng vai trò như vành đai xanh của đô thị với các vùng chuyên canh nông sản chất lượng cao, trồng hoa màu và đất dự trữ phát triển đô thị trong tương lai sau năm 2030.
THAM KHẢO THÊM: