Huyện Cao Lãnh là một huyện thuộc tỉnh Đồng Tháp nằm ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thuộc miền Nam Việt Nam. Huyện này có vai trò quan vô cùng trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản nhờ vào vị trí thuận lợi gần sông Tiền. Dưới đây là bản đồ, các xã phường thuộc huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) quý độc giả có thẩm tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp):
Ngày 05 tháng 1 năm 1981, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 4-CP về việc chia huyện Cao Lãnh thành 02 huyện lấy tên là huyện Cao Lãnh và huyện Tháp Mười. Trong đó, Huyện Cao Lãnh hiện nay gồm có 21 xã/phường sau:
-
An Bình;
-
Ba Sao;
-
Bình Hàng Tây;
-
Bình Hàng Trung;
-
Bình Thạnh;
-
Hòa An;
-
Mỹ Hiệp;
-
Mỹ Hội;
-
Mỹ Long;
-
Mỹ Tân;
-
Mỹ Thọ;
-
Mỹ Trà;
-
Mỹ Xương;
-
Nhị Mỹ;
-
Phong Mỹ;
-
Phương Thịnh;
-
Phương Trà;
-
Tân Nghĩa;
-
Tân Thuận Đông;
-
Tân Thuận Tây;
-
Tịnh Thới;
-
Thị trấn Cao Lãnh.
Trụ sở huyện đóng tại thị trấn Cao Lãnh.
Dưới đây là Bản đồ hành chính các xã phường thuộc huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp):
Bản đồ hành chính huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) phóng to:
2. Bản đồ vị trí huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp):
Huyện Cao Lãnh nằm ở phía bắc sông Tiền, cách thành phố Cao Lãnh 8 km về phía đông nam, có địa giới hành chính:
-
Phía đông giáp tỉnh Tiền Giang và huyện Tháp Mười;
-
Phía tây giáp các huyện Thanh Bình, Tam Nông và thành phố Cao Lãnh;
-
Phía bắc giáp huyện Tháp Mười;
-
Phía nam giáp sông Tiền, thành phố Sa Đéc và huyện Lấp Vò.
Dưới đây là bản đồ vị trí huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp):
3. Tổng quan về huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp):
(1) Vị trí địa lý: Huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) có vị trí địa lý nằm ở phía bắc của tỉnh Đồng Tháp, nằm trong vùng Đồng bằng Sông Cửu Long thuộc miền Nam Việt Nam ta. Huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, tiếp giáp trực tiếp với nhiều huyện khác trong địa bàn tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh/thành phố lân cận.
(2) Dân số: Tính đến nay, dân số của huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) ước tính khoảng hơn 600.000 người (số liệu này có thể thay đổi theo từng năm do sự gia tăng dân cư). Dân cư của huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) phần lớn là nông dân, họ sống chủ yếu ở các xã/thị trấn. Huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) đang trong thời kì đô thị hóa, đặc biệt xuất hiện một số khu vực đô thị hóa ở trị trấn Cao Lãnh và các cùng lân cận. Huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) chủ yếu dựa vào nông nghiệp với các sản phẩm chủ yếu như: Lúa, gạo, trái cây và thủy sản…
(3) Văn hóa lịch sử: Huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) có nền văn hóa lịch sử phong phú, đa dạng, phản ánh sự giao thoa giữa các yếu tố văn hóa – dân tộc – lịch sử – con người. Cụ thể:
+ Truyền thống văn hóa tại Cao Lãnh (Đồng Tháp): Văn hóa nơi đây thường gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, chủ yếu là sản xuất gạo. Ngoài ra, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) cũng nổi tiếng với các làng nghề truyền thống như: làm bánh, nón lá… và các nghề thủ công khác. Ngoài ra, ở Cao Lãnh (Đồng Tháp) cũng tồn tại nhiều loại hình văn hóa dân gian đặc sắc như múa lân, hò và vọng cổ. Các lễ hội dân gian truyền thống của dân tộc cũng thường được tổ chức nhằm tôn vinh các vị thần và bảo vệ một mùa màng bội thu;
+ Lịch sử kháng chiến: Huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) được xem là một trong những vùng đất có bề dày lịch sử kháng chiến, đặc biệt là kháng chiến trong Pháp và chống đế quốc Mỹ. Nơi đây là nhân chứng của nhiều sự kiện quan trọng và là một trong những điểm đóng quân quan trọng của lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam. Về di tích lịch sử, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) có nhiều di tích lịch sử gắn liền với các cuộc chiến tranh. Trong đó di tích lịch sử văn hóa đền thờ Đức Thánh Nguyễn và Khu di tích lịch sử Cây Me (Cao Lãnh) là những địa điểm di tích nổi bật, nơi ghi dấu các chiến tích oanh liệt của quân dân Cao Lãnh trong các cuộc kháng chiến. Ngoài ra, nhắc đến Cao Lãnh (Đồng Tháp) không thể bỏ qua đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử, Cao Lãnh (Đồng Tháp) là một quần quan trọng của tuyến đường này – nơi các chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu và vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ trong năm tháng chiến tranh;
+ Văn hóa dân tộc và đa dạng sắc tộc: Huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) là nơi cư trú của nhiều dân tộc khác nhau (như dân tộc Kinh, Hoa, Chăm… và các dân tộc thiểu số khác). Sự đa dạng này làm cho văn hóa của huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) trở lên phong phú hơn. Một trong những lễ hội lớn ở huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) là lễ hội Tết Nguyên đán. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của người dân Cao Lãnh (Đồng Tháp), trong lễ hội các gia đình quây quần với nhau để tổ chức lễ cúng báo tổ tiên, chúc Tết và thưởng thức nhiều món ăn đặc trưng như: Bánh tét, thịt kho tàu và nhiều món khác;
+ Ẩm thực đặc trưng: Huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) có những ẩm thực nổi tiếng như bánh xèo, bánh phồng và cá lóc nướng;
+ Di sản văn hóa: Huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) chú trọng phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống thông qua các chương trình văn hóa nghệ thuật, lễ hội và các hoạt động sinh hoạt cộng đồng. Các cơ sở văn hóa, các câu lạc bộ dân ca nghệ thuật truyền thống cũng được duy trì nhằm mục đích nâng cao và giữ gìn bản sắc văn hóa của huyện;
+ Cảnh quan du lịch: Hoạt động về du lịch cũng là một trong những nội dung quan trọng của huyện. Huyện đang phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái gắn liền với các đặc điểm du lịch nổi tiếng như khu di tích lịch sử Nguyễn Sinh Sắc – nơi thờ cha của chủ tịch Hồ Chí Minh, và đây cũng là một trong những điểm đến vô cùng quan trọng đối với du khách và các nhà nghiên cứu lịch sử. Ngoài ra các khu sinh thái khác như Cồn Sơn, chợ nổi Cao Lãnh cũng là những điểm đến thu hút khách du lịch mang lại cơ hội để con người có thể trải nghiệm cuộc sống miệt vườn và văn hóa của người dân địa phương.
(4) Phát triển kinh tế:
Huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp với nhiều sản phẩm đặc thù như lúa gạo, trái cây và thủy sản. Bên cạnh đó, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) cũng chú trọng phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ và du lịch để nâng cao chất lượng đời sống của người dân, tạo ra sự phát triển bền vững. Cụ thể:
+ Lúa gạo: Huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) có diện tích đất nông nghiệp lớn, được sử dụng chủ yếu để trồng lúa. Đây là sản phẩm chính của huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp), lúa ở đây để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài;
+ Trái cây: Huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) nổi bật với những trái cây đặc sản như cam, quýt, bưởi, sầu riêng… Huyện cũng áp dụng công nghệ cao và mô hình nông nghiệp sạch để cải thiện năng suất;
+ Thủy sản: Nơi đây có nhiều kênh rạch và diện tích mặt nước nên rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là cá tra và tôm;
+ Công nghiệp chế biến nông sản: Các sản phẩm nông sản của Cao Lãnh như gạo, trái cây… được chế biến thành các sản phẩm giá trị gia tăng như gạo sạch, mứt trái cây, nước ép… Những cơ sở chế biến này không chỉ cung cấp sản phẩm tiêu thụ cho thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu quốc tế;
+ Công nghiệp chế biến thủy sản: Chính quyền tại đây cũng đang khuyến khích phát triển các khu công nghiệp để thu hút đầu tư và tạo ra công ăn việc làm cho người dân địa phương. Lĩnh vực công nghiệp đang trên đà phát triển, chưa phát triển mạnh như các ngành nông nghiệp và dịch vụ;
+ Thương mại nội địa và xuất khẩu: Huyện Cao Lãnh là nơi trung chuyển hàng hóa giữa các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và các khu vực khác. Các khu chợ truyền thống và các khu trung tâm thương mại mua bán, siêu thị đang ngày càng phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi giao thương hàng hóa, đặc biệt là nông sản và thủy sản.
THAM KHẢO THÊM: