Huyện Càng Long mang đặc điểm chung của đồng bằng ven biển với đặc điểm chính là những cánh đồng lúa bằng phẳng và những vườn trái cây xanh tốt. Bề mặt của huyện bị chia cắt và xen kẽ bởi hệ thống sông rạch chằng chịt cũng những giồng cát chạy dài. Để tìm hiểu thêm về huyện Càng Long, mời bạn đọc theo dõi bài viết về Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Càng Long (Trà Vinh).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Càng Long (Trà Vinh):
2. Huyện Càng Long (Trà Vinh) có bao nhiêu xã, phường?
Huyện Càng Long có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 1 thị trấn và 13 xã. Danh sách cụ thể được liệt kê tại bảng dưới đây:
STT | Danh sách thị trấn, xã thuộc huyện Càng Long |
1 | Thị trấn Càng Long (huyện lỵ) |
2 | Xã An Trường |
3 | Xã An Trường A |
4 | Xã Bình Phú |
5 | Xã Đại Phúc |
6 | Xã Đại Phước |
7 | Xã Đức Mỹ |
8 | Xã Huyền Hội |
9 | Xã Mỹ Cẩm |
10 | Xã Nhị Long |
11 | Xã Tân An |
12 | Xã Phương Thạnh |
13 | Xã Tân Bình |
3. Giới thiệu huyện Càng Long (Trà Vinh):
3.1. Vị trí địa lý:
Huyện Càng Long nằm ở phía Bắc của tỉnh Trà Vinh, cách thành phố Trà Vinh khoảng 21 km, cách thành phố Vĩnh Long khoảng 43 km. Huyện Càng Long có vị trí địa lý như sau:
- Phía Đông giáp thành phố Trà Vinh và huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre.
- Phía Tây giáp huyện Cầu Kè.
- Phía Nam giáp huyện Tiểu Cần và huyện Châu Thành.
- Phía Bắc giáp huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Trung tâm của huyện nằm ven Quốc lộ 53, nối liền hai tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long. Huyện Càng Long được xem là cửa ngõ giao lưu kinh tế – văn hóa- xã hội của Trà Vinh với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Huyện nằm xa biển hơn so với các huyện khác trong tỉnh nên ít bị ảnh hưởng mặn. Đây là điểm thuận lợi để huyện Càng Long bố trí sản xuất nông nghiệp đa dạng và phát triển kinh tế – xã hội trong huyện. Môi trường sinh thái của huyện cơ bản mang mài sắc tự nhiên của vùng nông thôn. Những nét đặc trưng của điều kiện tự nhiên chi phối mạnh mẽ tới vấn đề môi trường của huyện là hiện tượng xâm mặn nước mặt vào mùa khô ở gần khu sông Cổ Chiên với mức độ khác nhau đối với từng tiểu vùng.
3.2. Khí hậu:
Huyện Càng Long mang những đặc điểm chung của khí hậu đồng bằng Nam Bộ, có chế độ khí hậu gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt cao đều quanh năm, lượng mưa lớn phân hóa theo mùa. Mỗi năm có hai mùa là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 11. Mùa khô bẳ đầu từ tháng 12, kết thúc tháng 4 năm sau.
- Chế độ nhiệt:
Nhìn chung trên địa bàn huyện Càng Long có nền nhiệt cao, ít biến động, nhiệt độ trung bình/tháng từ 25 – 28 độ C (nhiệt độ cao nhất là 35 độ C vào tháng 4). Tổng lượng bức xạ là 820.800 cal/cm2/năm. Biên độ nhiệt ngày và đêm tương đối nhỏ khoảng 5,5 – 7.5 độ C.
- Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình là 1.600 mm phân bố không đồng đều theo mùa. Lượng mưa vào các tháng mùa mưa chiếm tới 90% lượng mưa cả năm, tập trung từ tháng 8 đến tháng 10 (trung bình từ 260-270 mm/tháng). Mùa khô chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm, thời kỳ khô hạn nhất là vào các tháng 12,1,2,3.
- Nắng:
Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 2.600 giờ. Số giờ nắng từ 5,4 đến 9,7 giờ/ngày tùy theo mùa.
- Lượng bốc hơi nước:
Lượng bốc hơi nước bình quân đầu năm của các tháng biến thiên từ 48 mm (tháng 7) đến 11 mm (tháng 3). Độ ẩm không khí trung bình từ 80 – 90 % biến đổi theo mùa và theo gió mùa. Các tháng mùa mưa có độ ẩm lớn hơn các tháng mùa khô. Các tháng cuối mùa mưa có độ ẩm cao nhất và đạt xấp xỉ 90%.
- Gió:
Có hai hướng gió chính là gió Đông và Đông Bắc thổi vào mùa khô, tốc độ gió trung bình từ 1,6 – 2,8 m/s. Gió Tây, gió Tây Nam thổi vào mùa mưa, tốc độ gió trung bình từ 3 – 4 m/s.
3.3. Tài nguyên thiên nhiên:
- Tài nguyên đất:
Giồng cát: Chạy dài ven theo phía Tây Quốc lộ 53 và sông An Trường (từ thị trấn Càng Long đến ấp An Định), có diện tích 461,86 ha (chiếm 1,76% diện tích đất tự nhiên). Đất giồng cát phân bố ở các xã Bình Phú, Phương Thạnh, Huyền Hội và thị trấn Càng Long. Thành phần cơ giới chủ yếu là cát mịn pha thịt sét. Đẩ có tầng canh tác mỏng, nghèo chất dinh dưỡng, hiện chủ yếu đang là đất thổ cư và một số diện tích đất trồng cây lâu năm, hoa màu.
Đất phù sa: Có diện tích 14.460.50 ha (chiếm 55,89% diện tích tự nhiên). Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong huyện, bao gồm các loại đất sau: Đất phù sa phát triển trên chân giồng cát, đất phù sa chưa phát triển và đất phù sa đã và đang phát triển. Đất được phân bố nằm rải rác ở các xã trong huyện. Đất có cao trình phổ biến từ 0,6 – 1,2 m. Thành phần chủ yếu là sét pha thịt, hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất ở mức trung bình đến khá cao. Phần lớn diện tích loại đất này thích hợp cho việc trồng lúa.
Đất phèn: Có diện tích là 11.133,40 ha (chiếm 42,35% diện tích tự nhiên), gồm hai nhóm đất sau: Đất phèn hoạt động ở các xã An Trường, Huyền Hội, Phương Thanh và Đất phèn tiềm tàng ở các xã Mỹ Cẩm, Nhị Long, Đất Mỹ, Phương Thạnh, Bình Phú, thị trấn Càng Long, An Trường, An Trường A, Huyền Hội, Tân An. Cao trình phổ biến từ 0,4 – 0,8 m. Thành phần cơ giới của nhóm đất này là từ đất sét pha thịt. Hàm lượng các chất dinh dưỡng ở mức thấp đến trung bình. Hiện trạng đất được sử dụng chủ yếu để sản xuất lúa và hoa màu.
- Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt: Đây là nguồn nước cung cấp trực tiếp cho các hoạt động sản xuất của huyện được bắt nguồn từ sông Cổ Chiên thông qua các sông nhánh như: Sông Cái Hóp – An Trường, Sông Láng Thé – Ba Si,… và hệ thống các kênh rạch chằng chịt với trữ lượng phong phú. HIện nay đầu tư thủy lợi của huyện tương đối hoàn chỉnh, kênh mương được phân bố rộng khắp trên địa bàn huyện, mật độ trên 50m/ha, đảm bảo chủ động tưới tiêu phần lớn diện tích canh tác của huyện. Nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống của người dân huyện Càng Long được cải thiện rõ rệt từ khi các công trình thủy lợi thuộc Dự án Nam Măng Thít đi vào hoạt động. Đặc biệt, Cống Cái Hóp và Cống Láng Thé đưa vào vận hành đã góp phần ngăn mặn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên thời gian gần đây, nước mặt đã bị nhiễm mặn và vào sâu nội đồng gây ảnh hưởng rất lớn cho sản xuất nông nghiệp.
Nước dưới đất: Kết quả nghiên cứu chung của tỉnh Trà Vinh, huyện Càng Long có 5 tầng chứa nước, ở tầng trên nguồn nước bị nhiễm mặn (do các kênh dẫn nước mặn vào 3 tầng tiếp theo ở giữa nước dưới đất phong phú và chất lượng khá hơn và cuối cùng là tầng Miocene ở sâu nhất trong chiều sâu của 3 tầng chứa nước ở giữa, thay đổi từ 60 m đến 400m và phổ biến từ 90 m đến 120 m. Nước dưới đất có trữ lượng lớn và chất lượng khá tốt, không bị nhiễm mặn, thuộc nhóm nước mền, có hàm lượng kim loại nặng thấp. Đây là nguồn tài nguyên quý giá, nguồn nước sạch quan trọng phục vị đời sống sinh hoạt và công nghiệp chế biến. Cần có các biện pháp để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên nước dưới đất để tránh khai thác lạm dụng bừa bãi ở tầng quá nông.
- Tài nguyên khoáng sản:
Theo bản sát lập bản đồ địa chất khoáng sản đồng bằng Nam Bộ, huyện Càng Long đến nay mới phát hiện ra một số loại khoáng sản như cát sông khu vực các xã nằm ven sông Cổ Chiên, sét gạch ngói tại các xã Tân An, Tân Bình, Đức Mỹ,… Tuy nhiên, huyện Càng Long cần đưa ra các đánh giá trữ lượng và có phương án khai thác phù hợp, tránh việc khai thác tràn lan không theo quy hoạch dễ dẫn đến các tác hại nghiêm trọng đến môi trường và điều kiện sản xuất nông nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: