Huyện Cai Lậy là một huyện nằm ở phía Tây tỉnh Tiền Giang, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Đây là một trong những địa phương có nền kinh tế phát triển dựa trên nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây ăn trái và lúa nước. Dưới đây là bài viết có chủ đề Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Cai Lậy (Tiền Giang). Xin mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Cai Lậy (Tiền Giang):
2. Có bao nhiêu xã phường thuộc huyện Cai Lậy (Tiền Giang)?
Huyện Cai Lậy có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Bình Phú (huyện lỵ) và 15 xã.
Số thứ tự | Danh sách xã, phường |
1 | Thị trấn Bình Phú (huyện lỵ) |
2 | Cẩm Sơn |
3 | Hiệp Đức |
4 | Hội Xuân |
5 | Long Tiên |
6 | Long Trung |
7 | Mỹ Long |
8 | Mỹ Thành Bắc |
9 | Mỹ Thành Nam |
10 | Ngũ Hiệp |
11 | Phú An |
12 | Phú Cường |
13 | Phú Nhuận |
14 | Tam Bình |
15 | Tân Phong |
16 | Thạnh Lộc |
3. Giới thiệu khái quát về huyện Cai Lậy (Tiền Giang):
Huyện Cai Lậy nằm ở phía Tây tỉnh Tiền Giang. Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận đi qua.
Ngày 11 tháng 8 năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 569/NQ-UBTVQH15 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 2022), chuyển xã Bình Phú thành thị trấn Bình Phú, thị trấn huyện lỵ huyện Cai Lậy.
Huyện Cai Lậy có 1 thị trấn và 15 xã như hiện nay.
* Vị trí địa lý:
-
Phía Đông tiếp giáp thị xã Cai Lậy và huyện Châu Thành
-
Phía Tây tiếp giáp huyện Cái Bè và giáp huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long
-
Phía Nam tiếp giáp hai huyện Chợ Lách và Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre với ranh giới tự nhiên là sông Tiền
-
Phía Bắc tiếp giáp huyện Tân Phước và giáp huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An
* Diện tích, dân số:
Huyện Cai Lậy có tổng diện tích đất tự nhiên là 295,99 km². Dân số vào năm 2019 đạt 193.328 người, mật độ dân số khoảng 653 người/km².
* Di tích lịch sử – văn hóa:
Trong thời gian qua, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã chú trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn. Những di tích này không chỉ là “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ mà còn là điểm đến thu hút du khách mong muốn tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của vùng đất Cai Lậy.
Hiện nay, huyện Cai Lậy có 12 di tích lịch sử – văn hóa được xếp hạng. Trong đó, đình Long Trung được công nhận là Di tích cấp Quốc gia và lễ hội Kỳ yên đình Long Trung cũng đã được UBND tỉnh Tiền Giang công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp tỉnh. Ngoài ra, 10 di tích khác trên địa bàn cũng được xếp hạng cấp tỉnh.
Thực hiện Luật Di sản văn hóa và các quy định về quản lý di tích, huyện Cai Lậy đã tích cực tuyên truyền, phổ biến các văn bản hướng dẫn, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích. Các xã, thị trấn có di tích đều thành lập Ban quản lý nhằm điều hành tổ chức lễ hội, bảo vệ vệ sinh môi trường, tài sản di tích cũng như quản lý đất đai, hồ sơ và lý lịch di tích. Huyện cũng kịp thời đề xuất phương án trùng tu, tôn tạo đối với các di tích xuống cấp, hư hỏng.
Nhờ những nỗ lực đó, trong thời gian qua, huyện đã tiến hành trùng tu, sửa chữa 9 di tích với tổng kinh phí hơn 5 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước và đóng góp xã hội hóa. Nhiều di tích đã duy trì được các lễ hội truyền thống, trở thành không gian sinh hoạt cộng đồng và điểm đến hấp dẫn đối với du khách muốn khám phá lịch sử – văn hóa Cai Lậy.
Bên cạnh đó, huyện Cai Lậy cũng tập trung rà soát, lập hồ sơ khoa học đề xuất UBND tỉnh công nhận thêm các di tích lịch sử – văn hóa. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích vẫn còn nhiều hạn chế. Việc trùng tu, tôn tạo chưa được triển khai đồng bộ, số lượng di tích có tiềm năng du lịch được khai thác còn ít. Kinh phí dành cho bảo tồn di tích từ ngân sách còn hạn chế, trong khi nguồn lực xã hội hóa chưa được huy động mạnh mẽ. Một số di tích chưa được khai thác hiệu quả để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
Để nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, huyện Cai Lậy sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nguồn gốc, ý nghĩa và giá trị của di tích nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng. Huyện cũng sẽ tổ chức khảo sát thực trạng các di tích để tham mưu kế hoạch trùng tu, tôn tạo hàng năm, huy động thêm các nguồn lực cho công tác bảo tồn, đồng thời phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các chương trình về nguồn, kết nối các di tích với hoạt động lễ hội để thu hút du khách.
Với những giải pháp đồng bộ và sự chung tay của toàn xã hội, huyện Cai Lậy đang từng bước gìn giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa, góp phần bảo tồn nét đẹp truyền thống và phát triển du lịch bền vững.
4. Quy hoạch giao thông huyện Cai Lậy (Tiền Giang):
Quy hoạch giao thông huyện Cai Lậy được thực hiện theo Đồ án Quy hoạch giao thông tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021.
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải huyện Cai Lậy đến năm 2030 định hướng đến năm 2050 phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển giao thông vận tải của tỉnh, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Phát triển giao thông nông thôn một cách bền vững, tạo sự gắn kết, liên hoàn thông suốt từ mạng lưới giao thông quốc gia đến đường tỉnh, đường huyện, đường thôn xã, giữa các huyện, xã.
* Quy hoạch giao thông đến năm 2030:
Giao thông đối ngoại:
-
Đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ: Đã hoàn thành và thông xe tuyến Trung Lương – Mỹ Thuận trên địa bàn (tổng chiều dài tuyến 54 km). Định hướng sẽ mở rộng để nâng cấp tuyến (làn xe lưu thông, làn khẩn cấp, công trình bảo vệ, cơ sở dịch vụ,…) khi có kế hoạch của Trung ương.
-
QL.1: Nâng cấp đạt tiêu chuẩn đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng quy mô 4 làn xe cơ giới. Đã đầu tư xây dựng tuyến tránh QL1A đoạn qua trung tâm thị xã Cai Lậy.
-
ĐT.864: Được nâng cấp, nối dài thuộc dự án tuyến đường dọc sông Tiền (từ huyện Cái Bè – huyện Gò Công Đông), đoạn qua địa bàn huyện Cai Lậy chủ yếu là duy tu, bảo dưỡng đạt tiêu chuẩn quản lý cấp III đồng bằng.
-
ĐT.865: Nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn quản lý cấp III đồng bằng, hệ thống cầu cống trên tuyến vĩnh cửu đạt tải trọng HL93.
-
ĐT.868: Nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn quản lý cấp III đồng bằng.
-
ĐT.868B: Nâng cấp từ đường huyện ĐH.66, xây dựng đạt tiêu chuẩn quản lý cấp III đồng bằng.
-
ĐT.874B: Nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn quản lý cấp III đồng bằng.
-
ĐT.875: Chủ yếu là duy tu, bảo dưỡng .Tiêu chuẩn quản lý cấp III.
-
ĐT.875B: Nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn quản lý cấp IV.
-
ĐT.880: Nâng cấp từ đường huyện ĐH.35, ĐH.62 và ĐH.67, xây dựng đạt tiêu chuẩn quản lý cấp III đồng bằng.
* Định hướng đến năm 2050:
+ Khi có kế hoạch đầu tư của Trung ương, xây dựng tuyến đường sắt TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ đi qua địa phận tỉnh Tiền Giang có tổng chiều dài là 67,70 km. Tuyến đi qua các khu hành chính sau đây của tỉnh Tiền Giang: huyện Chợ Gạo, TP. Mỹ Tho, huyện Châu Thành, huyện Cai Lậy, huyện Cái Bè. Trên tuyến có 4 ga: ga Mỹ Tho, ga Vĩnh Kim, ga Long Trung (thuộc xã Long Tiên), ga Cái Bè.
+ Nâng cấp các tuyến đường quy hoạch giai đoạn 2030 và duy tu, bảo dưỡng theo quy định.
+ Đề xuất đầu tư xây dựng mới tuyến ĐTDK.01 kết nối với tuyến đường vành đai phía Nam TX. Cai Lậy (theo QH chung đô thị đã được phê duyệt), toàn tuyến đạt tiêu chuẩn quản lý cấp II đồng bằng.
Giao thông đối nội:
Quy hoạch hệ thống đường huyện: gồm 17 tuyến với tổng chiều dài 136,598 km (tuyến ĐH.35,62, 66, 67 nâng cấp thành đường tỉnh, xây dựng mới 01 tuyến). Trong đó: Giữ cấp 16 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 131,398 km, xây dựng mới 1 tuyến ĐHDK.01 đạt tiêu chuẩn cấp V đồng bằng với chiều dài 5,2km.
5. Quy hoạch phát triển công nghiệp huyện Cai Lậy (Tiền Giang):
Theo Quy hoạch Vùng huyện Cai Lậy, không quy hoạch các khu công nghiệp có quy mô lớn, để khai thác tiềm năng về vị trí và vùng nguyên liệu (lúa gạo, trái cây,…), huyện tập trung quy hoạch và mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào các cụm CN và các tuyến, điểm sản xuất CN-TTCN tập trung như sau:
+ Cụm công nghiệp quy hoạch tại 02 điểm:
-
Phú Cường: Diện tích 50 ha, dự kiến kết hợp với tuyến kinh tế lúa gạo ĐT.865 – kênh Nguyễn Văn Tiếp và Trung tâm nông sản Phú Cường.
-
Long Trung: Diện tích 50 ha kế bên chợ trái cây, dự kiến phát triển trong lĩnh vực xử lý sau thu hoạch, chế biến trái cây, đóng gói kết hợp với kho vận, cơ khí.
+ Các cơ sở sản xuất CN-TTCN tập trung:
-
Cơ sở xay xát, chế biến thực phẩm, dân dụng: Phân bố theo tuyến trong hành lang giữa QL.1A và đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận.
-
Cơ sở sơ chế đóng gói trái cây: Phân bố theo tuyến dọc ĐT.868, ĐT.864 tại Long Trung, Long Tiên và Tam Bình với tụ điểm lớn nhất tại chợ chuyên trái cây Long Trung.
Hình thành điểm công nghiệp phía Bắc tuyến đường cao tốc dọc theo đường huyện 65 với quy mô 6,6 ha, để di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trong khu vực phát triển đô thị, nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và có thể phát triển các cơ sở chế biến nông sản thực phẩm
Khu vực công nghiệp, cụm công nghiệp: Hoàn thiện hạ tầng, tạo quỹ đất sạch để phát triển các cụm công nghiệp, thu hút đầu tư tại cụm công nghiệp Phú Cường 50 ha? cụm công nghiệp Long Trung 50 ha.
Định hướng đến năm 2030, diện tích khu phát triển công nghiệp (cụm công nghiệp) là 100 ha.
THAM KHẢO THÊM: