Skip to content
 1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Về Luật Dương Gia
  • Lãnh đạo công ty
  • Đội ngũ Luật sư
  • Chi nhánh 3 miền
    • Trụ sở chính tại Hà Nội
    • Chi nhánh tại Đà Nẵng
    • Chi nhánh tại TPHCM
  • Pháp luật
  • Văn bản
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ Luật sư
    • Luật sư gọi lại tư vấn
    • Chat Zalo
    • Chat Facebook

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Bạn cần biết

Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Yên Lập (Phú Thọ)

  • 09/06/202509/06/2025
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    09/06/2025
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Yên Lập là một huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ, Việt Nam. Huyện nằm ở phía tây tỉnh Phú Thọ, có địa bàn trải dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Để hiểu rõ hơn về huyện Yên Lập, mời các bạn tham khảo bài viết về: Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Yên Lập (Phú Thọ) dưới đây.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Bản đồ hành chính huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ:
      • 2 2. Huyện Yên Lập (Phú Thọ) có bao nhiêu xã, phường?
      • 3 3. Giới thiệu về huyện Yên Lập (Phú Thọ):

      1. Bản đồ hành chính huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ:

      2. Huyện Yên Lập (Phú Thọ) có bao nhiêu xã, phường?

      Huyện Yên Lập có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Yên Lập (huyện lỵ) và 16 xã.

      STTDanh sách các xã phường thuộc huyện Yên Lập (Phú Thọ)
      1Thị trấn Yên Lập
      2Xã Mỹ Lung
      3Xã Mỹ Lương
      4Xã Lương Sơn
      5Xã Xuân An
      6Xã Xuân Viên
      7Xã Xuân Thủy
      8Xã Trung Sơn
      9Xã Hưng Long
      10Xã Nga Hoàng
      11Xã Đồng Lạc
      12Xã Thượng Long
      13Xã Đồng Thịnh
      14Xã Phúc Khánh
      15Xã Minh Hòa
      16Xã Ngọc Lập
      17Xã Ngọc Đồng

      3. Giới thiệu về huyện Yên Lập (Phú Thọ):

      • Lịch sử 

      Trước đây, huyện Yên Lập thuộc phủ Quy Hóa, trấn Hưng Hóa (năm 1831 đổi là tỉnh Hưng Hóa), từ năm 1903 thuộc tỉnh Phú Thọ.

      Theo quyết định số 178-CP ngày 5 tháng 7 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ Việt Nam, huyện Yên Lập sáp nhập với huyện Cẩm Khê và 10 xã của huyện Hạ Hoà ở phần hữu ngạn sông Thao (sông Hồng) thành huyện Sông Thao.

      Ngày 22 tháng 12 năm 1980, Hội đồng Chính phủ tách huyện Sông Thao thành 2 huyện Yên Lập và Sông Thao. Khi vừa tái lập, huyện Yên Lập có 17 xã: Đồng Lạc, Đồng Thịnh, Hưng Long, Lương Sơn, Minh Hòa, Mỹ Lung, Mỹ Lương, Nga Hoàng, Ngọc Đồng, Ngọc Lập, Phúc Khánh, Tân Long, Thượng Long, Trung Sơn, Xuân An, Xuân Thủy, Xuân Viên.

      Ngày 28 tháng 5 năm 1997, chuyển xã Tân Long thành thị trấn Yên Lập, huyện Yên Lập.

      Huyện Yên Lập có 1 thị trấn và 16 xã như hiện nay.

      • Vị trí địa lý

      Yên Lập là một huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ, Việt Nam. Huyện nằm ở phía Tây tỉnh Phú Thọ, có địa bàn trải dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.

      + Phía Đông tiếp giáp huyện Cẩm Khê và huyện Tam Nông.

      + Phía Tây tiếp giáp huyện Tân Sơn và huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

      + Phía Nam tiếp giáp huyện Thanh Sơn.

      + Phía Bắc tiếp giáp huyện Hạ Hòa.

      • Diện tích và dân số

      Huyện Yên Lập có tổng diện tích đất tự nhiên là 3.534,6 km², dân số vào năm 2019  là 92.858. Mật độ dân số đạt khoảng 212 người/km².

      • Địa hình

      Yên Lập là huyện miền núi, địa hình đa dạng và phức tạp, có nhiều dãy núi cao, độ dốc lớn, hệ thống suối, khe, ngòi hẹp và dốc lại phân bố không đều làm cho địa hình bị phân cách mạnh. Địa bàn huyện có thể phân thành 3 tiểu vùng chính.

      + Tiểu vùng 1: Các xã vùng hạ huyện (vùng thấp): Là vùng địa hình núi thấp, đồi cao gồm các xã Minh Hoà, Đồng Lạc, Ngọc Đồng, Ngọc Lập, Phúc Khánh phù hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm (chè) và cây nguyên liệu giấy, đồng thời sản xuất chế biến vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, do địa hình phân cách nên việc phát triển hệ thống thuỷ lợi gặp nhiều khó khăn.

      + Tiểu vùng 2: Các xã vùng Trung huyện (vùng giữa) gồm các xã Xuân Viên, Xuân Thuỷ Hưng Long Đồng Thịnh Thương Long Thị trấn Vân Lộn Đây là vùng thung lũng được tạo bởi hai sườn núi cao phía đông và tây huyện, đất được hình thành do bồi tụ trong qua trình phong hoá có thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt trung bình và thịt nặng, phù hợp cho phát triển sản xuất cây lương thực (lúa, ngô) theo hướng chuyên canh và thâm canh cao, phát triển những giống lúa chất lượng cao, đồng thời phát triển công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ.

      + Tiểu vùng 3: Các xã vùng Thượng huyện, gồm các xã Mỹ Lung, Mỹ Lương, Lương Sơn, Xuân An, Nga Hoàng và Trung Sơn. Đây là vùng địa hình bị phân cách mạnh, một số khu vực đồi núi có độ dốc cao trên 25°, về mùa mưa thường xảy ra lũ quét, về mùa khô lại hay bị hạn. Trong tiểu vùng có một số khoáng sản và một vài điểm danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử. Do vậy tiểu vùng này phù hợp với phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp, phát triển dịch vụ du lịch và có thể khai thác quặng sắt ở xã Lương Sơn, Xuân An.

      • Khí hậu, thuỷ văn và sông ngòi

      Yên Lập nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 22,5°C, cao nhất 39°C và thấp nhất 4-5°C. Có hai mùa chính: Mùa đông lạnh và khô hạn, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau với nhiệt độ trung bình 14,2 -18°; mùa hè nóng và mưa nhiều, kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 với nhiệt độ trung bình 28-30°C. Lượng mưa trung bình năm là 1.570 mm. Độ ẩm trung bình trong năm là 86-89%, cao nhất lên đến 90% vào tháng 7.8 và thấp nhất xuống đến 62% thường vào tháng 12 hàng năm.

      Chế độ thuỷ văn phụ thuộc vào cấu tạo địa hình. Mực nước trong các suối, khe, ngòi, hồ chứa nước trong địa bàn huyện lên xuống thất thường, đột ngột phụ thuộc vào các trận mưa lớn trong mùa mưa. Mực nước tại các suối hàng năm là +25,45m, mực nước lũ lịch sử từng đạt đến +56,62 m. Hàng năm thường xảy ra lũ ống gây ngập lụt cục bộ, có thể kéo dài đến 2 ngày tuỳ thuộc vào từng trận mưa lớn.

      Trên địa bàn Huyện không có sông chảy qua, chủ yếu có các suối nhỏ đổ ra ngòi (Ngòi Lao, Ngòi Giành). Ngòi Lao bắt nguồn từ Mũi Kim (tỉnh Yên Bái) chảy qua địa phận các xã Mỹ Lung, Mỹ Lương. Ngòi Giành bắt nguồn từ Nghĩa Tâm (tỉnh Yên Bái) chảy qua địa phận các xã Trung Sơn, Xuân An, Xuân Viên, Lương Sơn, sang xã Phượng Vĩ (huyện Cẩm Khê) rồi đổ ra sông Thao.

      • Kết cấu hạ tầng

      Hệ thống điện, nước: Đã có 17/17 xã, thị trấn trong huyện có điện lưới quốc gia, 5/17 xã được đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt.

      Giao thông vận tải: Trên địa bàn huyện có 55 km đường quốc lộ70B đi qua, 06 tuyến đường tỉnh lộ là các tuyến đường ĐT313, ĐT313B, ĐT321, ĐT321B, ĐT313D và ĐT321C, toàn bộ các tuyến đường tỉnh lộ trên địa bàn huyện Yên Lập có chiều dài là 54 km. Ngoài ra làm mới và nâng cấp nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã và các công trình phúc lợi khác,… làm cho bộ mặt nông thôn Yên Lập có nhiều biến đổi. Giao thông nông thôn được cải thiện một bước, 100% số xã trong huyện có đường ô tô.

      Thông tin liên lạc: Đạt tỷ lệ 30 máy điện thoại/ 100 dân. Huyện có 1 bưu điện huyện, 1 bưu cục khu vực, 15 điểm bưu điện văn hoá xã.

      • Đời sống kinh kế

      Trong truyền thống, các dân tộc huyện Yên Lập canh tác chủ yếu ở các ruộng nước thung lũng dưới chân các dãy núi, ven các đồi gò thấp với hệ thống mương phai rất đặc trưng. Lúa nước là cây lương thực chính. Đời sống kinh tế của người Yên Lập ngày xưa cũng rất khó khăn, thấp kém bởi với phương tiện, công cụ sản xuất lạc hậu, lối làm ăn manh mún, tự túc tự cấp. Bên cạnh làm lúa nước, người Yên Lập còn làm nương rẫy để gieo lúa cạn và trồng các thứ hoa màu khác góp phần nâng cao đời sống kinh tế.

      Về vị trí định canh, định cư: Người Yên Lập Phú Thọ cư trú tập trung ở vùng thung lũng chân núi, nơi có độ cao không lớn. Đặc điểm nổi bật trong phân bố dân cư của người Yên Lập Phú Thọ là tính tập trung, cư dân Mường chiếm tới trên 90% dân số cả xã. Sự xen kẽ giữa người Mường và người Việt trong các địa phương này cũng diễn ra theo nhiều cấp độ khác nhau, những xã gần huyện thì người Mường và người Việt sống xen kẽ nhưng thành từng làng hoặc chòm xóm riêng biệt, ở những nơi vùng sâu, vùng xa thì mức độ xen kẽ ngay trong cùng một làng nhưng tỷ lệ người Việt rất ít, có những nơi như xã Trung Sơn, tỷ lệ người Việt cư trú là dưới 100 người.

      Về tính đặc thù trong sản xuất kinh tế: Người Yên Lập sống định canh, định cư nên trong sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là canh tác lúa nước, sản xuất nhỏ theo kiểu tự túc, tự cấp. Ngoài việc cấy lúa nước họ còn phát nương trồng lúa. Sau năm 1999, với dự án 135 hỗ trợ phát triển kinh tế cho các xã miền núi đặc biệt khó khăn, đã tạo ra những bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của đồng bào nhờ đó mà mức sống và thu nhập của người dân được cải thiện. Cơ chế thị trường đã tác động rất lớn đến tập quán canh tác và chăn nuôi của Nhân dân việc trao đổi, mua bán hàng hoá diễn ra phong phú và nhộn nhịp không khác gì các chợ miền xuôi. Đây là điều kiện thuận lợi để người dân thoát dần ra khỏi tập quán canh tác cũ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào.

      THAM KHẢO THÊM:

      • Biển số xe 19 ở tỉnh nào? Biển số xe Phú Thọ theo khu vực?
      • Bảng khung tính giá đất, bảng giá đất Phú Thọ năm 2024

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google

        Liên hệ với Luật sư để được hỗ trợ:

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật học sinh, sinh viên?
      • Như thế nào được coi là người tham gia giao thông có văn hóa?
      • Các câu đố vui nhân ngày 20/11 về thầy cô và mái trường
      • Nhà trường được phép thu những khoản phí nào đầu năm học?
      • Các bài hát tiếng Anh học tiếng Anh cho người mới bắt đầu
      • Những yếu tố tác động đến việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên?
      • Các lời chúc mừng sinh nhật bạn thân hay, lầy và hài hước
      • Phải làm sao khi chồng thường hay nhắc lại chuyện quá khứ?
      • Báo cáo kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT
      • Những mẫu thiệp chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
      • Văn khấn và cách chuẩn bị mâm cúng giao thừa công ty
      • Có nên mua điện thoại, nên cho trẻ sử dụng Internet không?
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Viết đoạn văn đóng vai lão Hạc kể lại câu chuyện bán chó
      • Cảm nhận về Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
      • Đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật học sinh, sinh viên?
      • Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Lớp 6 Chân trời sáng tạo
      • Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng
      • Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm các miền?
      • Toán Vừa gà vừa chó bó lại cho tròn 36 con 100 chân chẵn
      • Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo chọn lọc siêu hay
      • Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt
      • Viết 4-5 câu kể về buổi đi chơi cùng người thân ý nghĩa
      • Như thế nào được coi là người tham gia giao thông có văn hóa?
      • Kết bài Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) hay nhất
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư

      VĂN PHÒNG MIỀN BẮC:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: dichvu@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: danang@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      • Chatzalo Chat Zalo
      • Chat Facebook Chat Facebook
      • Chỉ đường picachu Chỉ đường
      • location Đặt câu hỏi
      • gọi ngay
        1900.6568
      • Chat Zalo
      Chỉ đường
      Trụ sở chính tại Hà NộiTrụ sở chính tại Hà Nội
      Văn phòng tại Đà NẵngVăn phòng tại Đà Nẵng
      Văn phòng tại TPHCMVăn phòng tại TPHCM
      Gọi luật sư Gọi luật sư Yêu cầu dịch vụ Yêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ