Trong quá trình lao động, vì những nguyên nhân và lý do khác nhau, người lao động chưa thể tham gia bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp này, người lao động cần viết bản cam kết xác nhận không tham gia bảo hiểm xã hội nộp cho công ty nơi mình đang làm việc.
Mục lục bài viết
1. Bản cam kết không tham gia bảo hiểm xã hội là gì?
Bản chất của bảo hiểm xã hội là một sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất đi nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện. Người lao động khi thay đổi môi trường làm việc mà chưa lấy được sổ bảo hiểm ở công ty cũ để nộp tại công ty mới thì cần viết bản cam kết xác nhận không tham gia bảo hiểm xã hội. Bản cam kết xác nhận không tham gia bảo hiểm xã hội được sử dụng phổ biến trong thực tiễn và có vai trò quan trọng.
Theo quy định của pháp luật lao động thì khi giao kết hợp đồng lao đồng từ đủ ba tháng trở lên phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tức là hai bên cùng tham gia theo tỷ lệ quy định về việc trích đóng dựa trên tiền lương hợp đồng lao động. Tuy nhiên, nếu các chủ thể không muốn hoặc chưa thể đóng bảo hiểm xã hội thì có thể nộp bản cam kết xác nhận không tham gia bảo hiểm xã hội lên công ty của mình. Mẫu cần nêu rõ thông tin của người lao động, lý do không tham gia bảo hiểm xã hội,…
2. Bản cam kết xác nhận không tham gia bảo hiểm xã hội:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-
BẢN CAM KẾT XÁC NHẬN KHÔNG THAM GIA BHXH
Kính gửi:
– Giám đốc công ty ……
– Phòng Hành Chính Nhân Sự
Tôi tên là:……..Ngày sinh: ……
Chức vụ:……Bộ phận:……
Tôi ký hợp đồng lao động với Công ty …… theo số ….., ký ngày ……. Nhưng vì lý do chưa lấy được sổ Bảo hiểm tại công ty cũ là Công ty ……. nên tôi có xác nhận với công ty là chưa muốn tham gia Bảo hiểm và đã được công ty chấp thuận (theo Bản xác nhận ngày …….).
Nay tôi làm bản cam kết này xin cam đoan trong vòng ……. tháng (kể từ ngày …… đến ngày …….) tôi sẽ nộp lại sổ Bảo hiểm của tôi cho phía công ty để tiếp tục tham gia bảo hiểm.
Nếu quá thời gian trên và tôi chưa nộp lại sổ Bảo hiểm cho phía công ty thì công ty cứ tiến hành đóng mới bảo hiểm cho tôi theo quy định của Nhà nước.
Tôi xin cam đoan là sẽ không kiện cáo hay thắc mắc gì về việc tham gia bảo hiểm của cá nhân, nếu làm sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày ……tháng ……. năm ………
Xác nhận của Công ty
Người làm đơn
( Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo bản cam kết xác nhận không tham gia BHXH:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là bản cam kết xác nhận không tham gia bảo hiểm xã hội.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin cơ quan tiếp nhận bản cam kết.
+ Thông tin của người lập biên bản.
+ Nội dung hợp đồng lao động.
+ Cam kết của người lao động.
– Phần cuối biên bản:
+ Lời cảm ơn.
+ Thời gian và địa điểm lập biên bản.
+ Xác nhận của công ty.
+ Ký và ghi rõ họ tên của người làm đơn.
4. Một số vấn đề liên quan về bảo hiểm xã hội:
Căn cứ pháp lý:
+ Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết
4.1. Một số nguyên tắc của bảo hiểm xã hội:
+ Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
+ Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
+ Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
4.2. Quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động khi đóng bảo hiểm xã hội:
Người lao động có quyền và nghĩa vụ như sau khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
– Quyền lợi:
1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.
2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
c) Thông qua người sử dụng lao động.
4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
a) Đang hưởng lương hưu;
b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
d) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
5. Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.
6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
7. Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
8. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
– Nghĩa vụ:
1. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.
2. Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội.
3. Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.
Người sử dụng lao động cần lưu ý quyền và nghĩa vụ sau đây:
– Quyền của người sử dụng lao động:
1. Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
– Nghĩa vụ:
1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
3. Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định của Luật bảo hiểm xã hội đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
4. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.
5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
6. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.
7. Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
8. Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định.
4.3. Lợi ích của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội:
Người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng rất nhiều quyền lợi như sau:
– Lợi ích cơ bản đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc:
+ Hưởng thời gian và chế độ khi bản thân hoặc con ốm đau.
+ Hưởng thời gian và chế độ khi thai sản, sinh con.
+ Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi.
+ Hưởng chế độ tai nạn lao động, chế độ bệnh nghề nghiệp.
+ Hưởng chế độ lương hưu.
+ Hưởng chế độ trợ cấp mai táng, hưởng tiền tuất.
– Lợi ích cơ bản đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện:
+ Hưởng chế độ hưu trí, lương hưu.
+ Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần nếu đủ điều kiện.
– Hưởng chế độ tử tuất như trợ cấp mai tàng, tiền tuất.
4.4. Các trường hợp người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Người lao động (bao gồm NLĐ là công dân Việt Nam và NLĐ là người nước ngoài) không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các trường hợp sau đây:
Người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Người lao động là công dân Việt Nam không thuộc một trong các đối tượng sau đây thì không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
– Người làm việc theo
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
– Cán bộ, công chức, viên chức.
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Người lao động là người nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không phải đóng hợp đồng lao động bắt buộc:
– Người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP.
– Người lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của
– Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động 2012.
Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
Theo đó, người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.