Việc người thân và bạn bè có nhu cầu vào thăm, gửi tiền và gửi đồ với phạm nhân là một trong những nhu cầu thực tế và cơ bản, nhu cầu này đang từng bước mở rộng hơn nữa những quyền cơ bản của người đang chấp hành án phạt tù. Vậy theo quy định của pháp luật thì bạn bè có được vào thăm phạm nhân hay không?
Mục lục bài viết
1. Bạn bè có được vào thăm phạm nhân hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 14/2020/TT-BCA, có quy định về đối tượng được gặp phạm nhân. Bao gồm:
-
Thân nhân sẽ có quyền được gặp phạm nhân, trong đó bao gồm: Ông nội, bà nội, con nuôi hợp pháp của phạm nhân, anh chị em ruột của phạm nhân, anh chị em vợ hoặc anh chị em chồng của phạm nhân, ông ngoại, bà ngoại, bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, bố mẹ nuôi hợp pháp, vợ hoặc chồng của phạm nhân, con đẻ của phạm nhân, con dâu, con rể, cô, cậu, chú, dì, bác, cháu ruột của phạm nhân;
-
Mỗi lần đến thăm phạm nhân thì chỉ được đi tối đa với số lượng không quá 03 thân nhân, trong các trường hợp đặc biệt do yêu cầu giáo dục cải tạo thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân sẽ có quyền ra quyết định về việc tăng số thành viên được quyền gặp nạn nhân tuy nhiên tối đa không vượt quá 05 người và đồng thời cần phải bảo đảm quá trình gặp phạm nhân không ảnh hưởng đến an ninh và an toàn cơ sở nơi giam giữ phạm nhân;
-
Trong trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc các cá nhân khác (ngoài các thân nhân nêu trên) có nhu cầu gặp phạm nhân thì cần phải có đề nghị, khi đó thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân sẽ xem xét và giải quyết nếu xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của các phạm nhân cũng như phù hợp với yêu cầu quản lý giáo dục cải tạo phạm nhân và phù hợp với quy định của pháp luật về vấn đề phòng chống tội phạm.
Như vậy, những đối tượng là thân nhân sẽ có quyền vào thăm phạm nhân bao gồm:
-
Ông bà nội, ông bà ngoại;
-
Bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng, bố mẹ nuôi hợp pháp;
-
Vợ hoặc chồng của phạm nhân;
-
Con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp của phạm nhân;
-
Anh chị em ruột, anh chị em dâu, anh chị em rể, anh chị em vợ hoặc anh chị em chồng;
-
Cô, dì, bác, cậu, chú, cháu ruột của phạm nhân.
Như vậy, trong trường hợp những người có quan hệ bạn bè với phạm nhân nếu có đề nghị vào gặp phạm nhân tại các trại giam thì cần phải có đơn đề nghị gửi đến Thủ trưởng cơ sở giam giữ, khi đó Thủ trưởng cơ sở giam giữ sẽ xem xét và giải quyết cho bạn bè vào gặp phạm nhân trong trường hợp yêu cầu đó hoàn toàn phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân cũng như phù hợp với yêu cầu quản lý và giáo dục cải tạo phạm nhân tại cơ sở giam giữ, phù hợp với quy định của pháp luật về vấn đề phòng chống tội phạm.
Hay nói cách khác, những người có quan hệ bạn bè vẫn có thể vào thăm phạm nhân trong trường hợp được Thủ trưởng cơ sở giam giữ đồng ý bằng văn bản.
2. Thân nhân đến thăm phạm nhân cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư 14/2020/TT-BCA, có quy định về quy trình và thủ tục giải quyết cho phạm nhân gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức và cá nhân khác. Theo đó, thân nhân khi đến gặp phạm nhân thì cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ, tài liệu như sau:
-
Có tên trong Sổ gặp phạm nhân hoặc cần phải có đơn xin gặp phạm nhân, trong đơn xin gặp phạm nhân cần phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc xác nhận của Công an cấp xã nơi cư trú hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang công tác, làm việc và học tập;
-
Các loại giấy tờ và tài liệu có giá trị chứng minh là thân nhân của phạm nhân trong trường hợp gặp phạm nhân lần đầu khi chưa có tên trong Sổ gặp phạm nhân hoặc không có tên trong Sổ gặp phạm nhân;
-
Các loại giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu còn thời hạn, các loại giấy tờ có giá trị chứng minh là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang;
-
Trong trường hợp cá nhân đến gặp phạm nhân không có các loại giấy tờ cá nhân thì bắt buộc phải có đơn đề nghị. Theo đó, đơn đề nghị cần phải được dán ảnh do Công an cấp xã nơi cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức nơi người đó đang học tập, công tác và làm việc đóng dấu, xác nhận vào đơn và đồng thời đóng dấu giáp lai vào ảnh;
-
Trong trường hợp phạm nhân được gặp vợ, chồng ở phòng riêng tại các cơ sở giam giữ thì cần phải có các loại giấy tờ như sau: Cần phải có giấy chứng nhận kết hôn được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, trích lục kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp bởi Ủy ban nhân dân cấp xã; cần phải có đơn xin gặp vợ chồng ở phòng riêng của thân nhân phạm nhân, trong đơn đó phải viết đầy đủ cam kết về việc chấp hành và tuân thủ pháp luật, tuân thủ nội quy tại cơ sở giam giữ, thực hiện đầy đủ quy định về phòng chống các loại bệnh truyền nhiễm; đơn xin gặp vợ chồng ở phòng riêng của phạm nhân đồng thời phải ghi cam kết về việc chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật, nội qui của cơ sở giam giữ phạm nhân, chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Như vậy, thân nhân đến các phạm nhân thì cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ, tài liệu nêu trên.
3. Ngôn ngữ khi giao tiếp với phạm nhân được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư 14/2020/TT-BCA, có quy định về trách nhiệm của phạm nhân và người đến gặp phạm nhân. Theo đó:
-
Khi đến thăm thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, phạm nhân bắt buộc phải được mặc quần áo dài do các cơ sở giam giữ phạm nhân cung cấp, trang phục cần phải đảm bảo sự gọn gàng và sạch sẽ (trong trường hợp phạm nhân mới đến chấp hành án tại cơ sở giam giữ, chưa được cơ sở giam giữ cấp quần áo thì vọng danh sách được mặc quần áo dài bình thường tuy nhiên cần phải đóng dấu vào quần áo theo nội quy của các cơ sở giam giữ phạm nhân), Trong quá trình gặp thân nhân thì phạm nhân cần phải có thái độ nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tại các cơ sở giam giữ phạm nhân phải chấp hành theo sự chỉ đạo hướng dẫn của các cán bộ có trách nhiệm trong quá trình tổ chức cho phạm nhân gặp thân nhân, gặp đại diện của các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác;
-
Thân nhân, đại diện của các tổ chức, đại diện cơ quan, cá nhân khác trong quá trình đến gặp phạm nhân cần phải chấp hành nghiêm chỉnh và đầy đủ quy định của pháp luật, chấp hành đầy đủ nội quy của các cơ sở giam giữ phạm nhân, tuân thủ theo sự hướng dẫn và chỉ đạo của các cán bộ làm nhiệm vụ và những cán bộ có trách nhiệm khác trong quá trình gặp phạm nhân. Thân nhân, cá nhân, đại diện của các cơ quan, tổ chức trong quá trình thăm gặp phạm nhân không được mang các đồ vật thuộc Danh mục đồ vật bị cấm theo quy định của Bộ Công an. Nếu có gửi đồ vào cho phạm nhân thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục kê khai vào phiếu gửi đồ cho phạm nhân, trong quá trình kê khai thì cần phải chịu cam kết trước pháp luật về đồ vật được gửi phải chịu trách nhiệm về các loại đồ vật đó. Đối với trường hợp gặp ở phòng riêng thì chỉ được mang theo kem đánh răng, quần áo, khăn mặt, nước uống, dụng cụ tránh thai, bàn chải đánh răng, đồ dùng cá nhân, lược nhựa và các vật dụng phòng bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác (trong trường hợp gặp vợ hoặc chồng);
-
Trong quá trình giao tiếp, người đến thăm phạm nhân và phạm nhân bắt buộc phải sử dụng ngôn ngữ bằng tiếng Việt, ngoại trừ đó là người đồng bào dân tộc thiểu số và người nước ngoài không biết tiếng Việt thì có thể sử dụng các loại ngôn ngữ khác. Đối với người bị hạn chế về khả năng nghe, hạn chế khả năng nói thì sẽ được sử dụng ngôn ngữ ký hiệu và sử dụng các thiết bị hỗ trợ cho quá trình giao tiếp, tuy nhiên bắt buộc phải được các cán bộ có trách nhiệm kiểm tra trước khi sử dụng.
Như vậy, ngôn ngữ khi đến gặp phạm nhân tại các cơ sở giam giữ phải sử dụng là tiếng Việt.
Hoặc trong trường hợp đặc biệt, nếu đó là người dân tộc thiểu số hoặc người nước ngoài không biết tiếng Việt thì có thể được quyền sử dụng ngôn ngữ khác.
THAM KHẢO THÊM: