Báo cáo được thực hiện trong công tác chuyên môn của cơ quan, tổ chức thể hiện với tình hình triển khai, thực hiện nhiệm vụ và bảo kiểm điểm giúp tổ chức, cơ quan tự đánh giá với các nội dung chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt. Diễn ra với các tổng kết công tác vào cuối năm.
Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi ủy, chi bộ cuối năm:
Thể hiện trong công tác kiểm điểm của chi ủy, chi bộ trường học. Khi đó, bí thư chi bộ thực hiện đại diện tổng hợp báo cáo.
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
……, ngày …… tháng …… năm …….
BÁO CÁO KIỂM ĐIỂM NĂM ……
CỦA CHI UỶ CHI BỘ TRƯỜNG ……..
Thực hiện kế hoạch số ….., ngày ….. của Ban thường vụ Đảng ủy xã …….
v/v “ Tổ chức kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên năm ………”.
Tập thể chi ủy- chi bộ Trường ……báo cáo kiểm điểm với những nội dung cụ thể sau:
Trong năm ……. chi ủy có những thuận lợi cơ bản là:
– Sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên trực tiếp của BTV, BCH Đảng bộ xã …….. Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong trường hoạt động tích cực, thực hiện tốt sự lãnh đạo của chi bộ.
– Cán bộ công chức, viên chức trong trường nhận thức đúng và chấp hành tốt đường lối, chủ trương, Nghị quyết của Đảng
– Đảng viên trong chi bộ đa số phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình.
– …….
Khó khăn:
– Việc bố trí thời gian hội họp chi uỷ, chi bộ không ổn định do yêu cầu của công tác chuyên môn.
– ……
Với đặc điểm trên chi uỷ chi bộ tự kiểm điểm các mặt công tác năm …….. như sau:
I. Kết quả hoạt động của Chi uỷ năm ….:
1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị:
a) Ưu điểm:
– Tổ chức quán triệt kịp thời những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo cơ bản các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng; của ngành cấp trên cho lãnh đạo chính quyền, BCH các đoàn thể, đảng viên và CBVC.
– Duy trì tốt các cuộc họp của chi ủy, chi bộ đề ra các Nghị quyết cụ thể để lãnh đạo mọi mặt công tác của nhà trường.
– Xác định dạy và học là nhiệm vụ trọng tâm. Quy chế chuyên môn, nề nếp dạy học được đảm bảo.
– …….
b) Khuyết điểm:
– Công tác giáo dục đạo đức học sinh còn nhiều hạn chế, chưa có sự phối hợp tốt của phụ huynh học sinh.
– …….
2. Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ
a) Ưu điểm:
– Xây dựng được quy chế làm việc và tổ chức thực hiện.
– Thực hiện nghiêm các nguyên tắc về tổ chức và sinh hoạt. Nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ. Thường xuyên thực hiện phê bình, tự phê bình trong chi uỷ, chi bộ.
– Lãnh đạo tốt công tác phối hợp giữa Ban giám hiện với các đoàn thể trong nhà trường.
– Các chi uỷ viên có tinh thần trách nhiệm cao; ý thức tổ chức kỷ luật tốt.
– …..
b) Khuyết điểm:
– Công tác kiểm tra thực hiện Nghị quyết còn chậm, chưa chặt chẽ.
– Thực hiện sinh hoạt định kỳ của chi bộ có tháng còn chậm. Việc thực hiện quy chế làm việc giữa chi uỷ với các tổ chức, đoàn thể nhà trường chưa thường xuyên.
– …..
3. Nguyên nhân của những tồn tại, khuyết điểm:
– Cấp ủy chi bộ kiêm nhiệm nhiều việc nên đôi lúc trong chỉ đạo toàn diện một số mảng việc chưa kịp thời.
– ……
4. Kết quả phát huy ưu điểm, khắc phục sửa chữa khuyết điểm theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và những vấn đề mới phát sinh:
4.1 Về phát huy ưu điểm:
4.1.1. Về đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên:
– Chi ủy lãnh đạo đảng viên Chi bộ luôn kiên định với đường lối đổi mới của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, trung thành với chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
– Tạo điều kiện thuận lợi cho đảng viên tham gia học tập chính trị do Huyện ủy, Ngành giáo dục, Đảng ủy tổ chức. Phổ biến thông tin nội bộ trong sinh hoạt Chi bộ. Để đảng viên nắm bắt kịp thời những chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
– Chi bộ quán triệt nghiêm túc tác phong của Đảng viên. Theo dõi, kiểm tra, gắn chặt với công tác tự phê bình và phê bình hàng tháng để mỗi đảng viên thường xuyên soi rọi lại mình.
– Triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Chi bộ và trong cả Hội đồng sư phạm.
– …..
4.1.2. Về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế:
– Trong qui hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, phân công.
– Các chủ trương của Trung ương được tổ chức thực hiện nghiêm túc trong Nghị quyết Chi bộ. Có kiểm tra, đánh giá cụ thể;
– Đánh giá, qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ viên chức đảm bảo đúng qui trình, hướng dẫn.
– Đội ngũ cán bộ quản lý cơ bản đáp ứng yêu cầu công việc; có đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn và về lý luận chính trị.
– Công tác bồi dưỡng, nâng chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên được quan tâm đúng mức.
– …..
4.1.3. Về xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan :
– Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ; Thực hiện nguyên tắc “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.
– Bí thư chi bộ, các chi ủy viên luôn ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình. Không đùn đẩy, thoái thác cho tập thể, cho cơ quan;
– Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng;
– Đoàn kết, thống nhất trong nội bộ;
– Công khai, minh bạch, dân chủ, không vị nể trong công tác thi đua khen thưởng.
– ……..
4.2 Về khắc phục khuyết điểm:
– Công tác tự phê bình và phê bình đã được quan tâm hơn trước.
– Đã khắc phục việc tổ chức sinh hoạt định kỳ của chi ủy, chi bộ. Thường xuyên tổ chức họp, hội ý trong chi ủy.
– Công tác kiểm tra nhiệm vụ của từng cá nhân có đề ra, phân công cụ thể nhưng tổ chức thực hiện chưa kịp thời theo kế hoạch.
– Xây dựng nội dung sinh hoạt Chi bộ cụ thể, đúng qui trình nhưng còn nặng về công tác chuyên môn và chưa tổ chức được sinh hoạt chuyên đề.
– …………………………………
II. Phương hướng và giải pháp nâng cao hoạt động của chi ủy năm …..:
– Xây dựng và ban hành quy chế hoạt động đầy đủ, cụ thể, định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng chi ủy viên. Căn cứ vào kết quả thực hiện để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm.
– Tổ chức sinh hoạt chuyên đề theo đúng hướng dẫn Số …….
– Có quy chế để các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường tham gia góp ý xây dựng chi ủy, chi bộ và từng đảng viên
– …….
Trên đây là báo cáo kiểm điểm của Chi ủy chi bộ năm ……. trình bày trước Chi bộ, đề nghị các đảng viên trong Chi bộ tham gia góp ý.
T/M CHI ỦY CHI BỘ
BÍ THƯ
2. Ý nghĩa của việc lập báo cáo kiểm điểm tập thể:
Các tính chất trong kiểm điểm muốn đơn vị phải xác định được các hạn chế, khuyết điểm. Tự nhận ra với nguyên nhân, tính chất. Từ đó mới có được các kinh nghiệm và bài học. Cũng như quyết tâm hoàn thành tốt hơn các nhiệm vụ trong tương lai.
Phản ánh kết quả đánh giá thực hiện những công việc được giao trong năm vừa qua. Qua đó thấy được các khuyết điểm. Tự nhìn nhận, ghi nhận trên cơ sở nhận xét của chính các chủ thể thực hiện. Đảm bảo trong công tác tự nhận thức khi thực hiện. Đưa ra các giải pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm. Cũng như hướng đến cam kết các hoàn thiện hay điều chỉnh hiệu quả trong tương lai.
Báo cáo này được thực hiện một lần mỗi năm. Và thực hiện vào cuối năm để đánh giá các công tác đã tiến hành. Mẫu báo cáo mang đến ý chung cần triển khai, phản ánh. Đảm bảo các yêu cầu báo cáo về nội dung, hình thức. Cũng như mang đến ý nghĩa của công tác lập báo cáo của cơ quan, đơn vị. Các kiểm điểm cần thiết cho tổ chức khi nhận ra khuyết điểm của mình. Từ đó định hướng, điều chỉnh để hoàn thiện hơn trong tương lai. Gắn với các vai trò, nhiệm vụ của cơ quan trong công tác cụ thể.
Tùy theo nội dung báo cáo kiểm điểm tập thể của chi bộ nào mà từ đó sẽ có những nội dung khác nhau trong mẫu báo cáo. Gắn với lĩnh vực, ngành hay tính chất định hướng công việc cụ thể của tổ chức. Phản ánh trong nội dung thể hiện trong báo cáo được lập.
3. Nội dung đảm bảo phải có trong bản báo cáo kiểm điểm:
– Tên báo cáo kiểm điểm chi bộ áp dụng cho năm nào. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận báo cáo.
– Căn cứ các nội dung cụ thể. Với nhiệm vụ được giao cho tổ chức thực hiện trong năm.
– Ưu điểm, kết quả đạt được. Các kết quả công việc thực hiện được và mang đến hiệu quả, lợi ích thực tế.
– Các hạn chế, khuyết điểm. Thể hiện với kiểm điểm cho cá nhân, cho tổ chức chung của chi ủy, chi bộ chưa được đảm bảo. Thông qua tự đánh giá trên các khía cạnh thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm chung của đơn vị.
– Nguyên nhân của hạn chế khuyết điểm. Với tính chất chủ quan được quan tâm khai thác hơn cả. Từ đó thấy được các điểm hạn chế chưa được cần khắc phục trong tương lai.
– Các giải pháp khắc phục những hạn chế, khuyết điểm