Thực tiễn xét xử các tranh chấp bồi thường trong lĩnh vực dân sự chiếm tỷ lệ lớn tại tòa án. Dưới đây là một số bản án giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Mục lục bài viết
1. Bản án về tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, hoạt động giao thương giữa các chủ thể trong xã hội ngày càng có chiều hướng tăng lên về số lượng cũng như mức độ phức tạp. Thông thường khi thực hiện bất cứ hoạt động hay giao dịch vì các chủ thể luôn luôn đề cao quá trình thống nhất thỏa thuận của các bên và được ghi nhận trong hợp đồng. Khi có thiệt hại xảy ra thì việc trích dẫn các quy định tại hợp đồng đã xác lập nhầm giải quyết cùng nhau xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xem là phương án hiệu quả và cần thiết. Căn cứ theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 hiện nay không có đưa ra khái niệm thế nào là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên có thể đưa ra một định nghĩa khái quát về vấn đề này như sau: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị hại. Thực tiễn cho thấy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã giải quyết rất nhiều vụ việc tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do các bên không thể thỏa thuận và thống nhất được ý chí với nhau về vấn đề bồi thường thiệt hại. Dưới đây là một số bản án về tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có thể tham khảo:
1.1. Bản án 37/2017/DS-PT ngày 21/09/2017 về đòi bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:
Khoảng 07 giờ ngày 24/10/2015, bà Nguyễn Thị H2 đến quán phở bà Nguyễn Thị H1 ở chợ T để đòi nợ, lý do cho rằng bà Nguyễn Thị H1 còn nợ 09 con vịt quay. Tuy nhiên, khi bà Nguyễn Thị H2 đến đòi tiền thì bà Nguyễn Thị H1 cho rằng mình đã thanh toán xong, 09 con vịt kia là bà Nguyễn Thị H2 tự thêm vào để lấy tiền nên hai bên cãi nhau. Bà Nguyễn Thị H2 đòi lấy vịt quay của bà Nguyễn Thị H1 đang bán để trừ nợ. Bà Nguyễn Thị H2 giơ tay định lấy vịt quay trên bàn thì bà H1 dùng muôi múc canh phở đánh vào tay bà H2, bà H1 cầm gáo nhựa đó múc nước nóng hất vào người bà H2 và bà Nguyễn Thị P (là người giúp và H2 đến đòi nợ), nhưng cả hai người tránh được. Ông Nguyễn Xuân N (chồng bà H2) nhận được tin, từ nhà ra đến quán phở của bà H1, xông vào tát bà H1 01 phát vào mặt, hai người vật lộn với nhau dưới đất một lúc thì dùng lại do mọi người can ngăn. Bà H1 vào bệnh viện điều trị từ ngày 26/10/2015 đến ngày 29/10/2015. Tại đơn khởi kiện này 21/4/2017, bà Nguyễn Thị H1 yêu cầu ông Nguyễn Xuân N phải bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm với số tiền là 10.500.000 đồng. Bản án sơ thẩm 02/DC-ST ngày 29 tháng 6 năm 2017 của Toà án nhân dân huyện T quyết định: Buộc ông Nguyễn Xuân N bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm cho bà Nguyễn Thị H1 với tổng số tiền là 8.328.000 đồng.
Phân tích tình tiết có trong vụ án, có thể thấy rằng, ông Nguyễn Xuân N đánh và Nguyễn Thị H1 là hành vi trái pháp luật, xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ … được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, hành vi trái pháp luật của ông Nguyễn Xuân N xuất phát từ hành vi cố ý, có lỗi của bà Nguyễn Thị H1 đã tạt nước sôi vào người bà Nguyễn Thị H2 là vợ của ông Nguyễn Xuân N. Hành vi trái pháp luật của ông Nguyễn Xuân N là hành vi được thể hiện dưới hành động và là hành vi cố y – li trạng thái tâm lý, nhận thức rõ được hành vi “dùng tay đánh” sẽ làm cho bà Nguyễn Thị H1 bị thương. Do vậy, ông Nguyễn Xuân N phải bồi thường do sức khỏi bị xâm phạm do lỗi của mình gây ra theo quy định tại Điều 584 và Điều 585 Bộ Luật dân sự năm 2015.
1.2. Bản án 58/2017/DS-PT ngày 25/07/2017 về tranh chấp về yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do sức khỏe bị xâm phạm:
Ngày 16/12/2016, ông Lý TS đang xây dựng công trình phụ tại khu đất nhà mình ở thôn C, Xã Đ, huyện Đ, tinh Lạng Sơn thì ông Vi Văn TH là hàng xóm sát nhà ông Lý TS yêu cầu không được xây nữa, do ông TH cho rằng ông TS đã xây lấn sang đất nhà mình. Sau đó, hai bên xảy ra cãi nhau, ông TH dùng chân đạp vào bức tường ông TS đang xây dựng làm đổ 03 viên gạch ba banh. Ngay lập tức ông TS nhặt nửa viên gạch chỉ ở gần đó ném trúng vào mạn sườn của ông TH và tiếp tục cúi xuống nhặt viên gạch khác định ném tiếp thì ông TH cầm chiếc thước bằng kim loại chọc về phía ông TS trúng vào đuôi mắt trái gây chảy máu. Ông TS và ông TH tiếp tục ném nhau, trong lúc ném nhau, ông TS bị ông TH ném trúng vào mông bên phải. Sau đó, mọi người can ngăn và sự việc dừng lại. Ngay sau đó, ông TS đi điều trị tại Trung tâm y tế huyện Đ 06 ngày và có đơn đề nghị công an huyện Đ giải quyết vụ việc. Căn cứ kết luận giám định ông Lý TS bị tổn thương cơ thể là 12%. Tại bản kết luận điều tra ngày 13/3/2017 của Công an huyện Đ đã kết luận không khởi tố vụ án hình sự, vì hành vi của công Vi Văn TH là cố ý gây thương tích cho ông TS trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Ngày 20/3/2017 ông Lý TS nộp đơn khởi kiện tại Toà án nhân dân huyện và yêu cầu Toà án buộc ông Vi Văn TH phải bồi thường thiệt hại cho ông các khoản chi phí khi ông điều trị tại Trung tâm y tế huyện, tiền hư hỏng công trình với tổng số tiền là 19.400.000 đ; ông Vi Văn TH phải bồi thường cho ông 1.100.00 đồng do đạp đổ công trình xây dựng.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 01/2017/DSST ngày 30/8/3017 của Toà án nhân dân huyện Đ đã quyết định: Căn cứ vào khoản 1 Điều 375, Điều 585, khoản 1 Điều 586 và Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015. Buộc ông Vi Văn TH phải bồi thường các khoản chi phí cụ thể:
– Tiền thuốc có hoá đơn: 60.000 đồng;
– Tiền xe đi giám định: 300.000 đồng;
– Tiền bồi dưỡng sức khoẻ 20 ngày x 200.000 đồng: 4.000.000 đồng;
– Tiền mất thu nhập 06 ngày x 200.000 đồng: 1.200.000 đồng;
– Tiền gửi xe, xăng xe trong thời gian điều trị: 200.000 đồng;
– Tiền tổn thất tinh thần 04 tháng x 1.300.000 đồng: 5.200.000 đồng.
Tổng cộng là 10.960.000 đồng (Mười triệu chín trăn sáu mươi ngày đồng) trừ đi lỗi của ông Lý TS phải chịu là 4 lỗi = 2.740.000 đ. Ông Vi Văn TH phải bồi thường số tiền là 8.220.000 đ (Tám triệu hai trăm hai mươi ngàn đồng). Bản án phúc thẩm số 58/2017/DS-PT ngày 25/12/2017 của Toà án nhân dân tỉnh Lạng Sơn quyết định: Căn cứ khoản 1 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự: không chấp nhận kháng cáo của ông Lý TS; giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm số 01/2017/DS-ST ngày 30/8/2017 của Toà án nhân dân huyện Đ, tỉnh Lạng Sơn.
2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có thể được hiểu là những yếu tố, điều kiện, cơ sở pháp lý mà dựa vào đó, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại có phát sinh trên thực tế hay không. Vấn đề xác định chính xác căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là vấn đề cực kỳ quan trọng. Khi tổng hợp được đầy đủ các căn cứ, sẽ xác định được trách nhiệm bồi thường, người phải bồi thường, người được bồi thường và mức độ bồi thường. Các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải được xem xét trong mối quan hệ biện chứng, thống nhất và đầy đủ.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Điều 584 của Bộ luật Dân sự năm 2015, thì người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, xâm phạm đến sức khỏe, xâm phạm đến danh dự, xâm phạm đến nhân phẩm, xâm phạm đến uy tín, tài sản, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Theo đó, thì căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường gồm 3 điều kiện là:
– Có thiệt hại xảy ra trên thực tế;
– Có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật và;
– Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật.
3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 585 của Bộ luật dân sự năm 2015 có thể kể đến một số nguyên tắc yêu cầu bồi thường thiệt hại như sau:
– Thiệt hại thực tế phải được bồi thường một cách toàn bộ và kịp thời để đáp ứng yêu cầu của bên bị thiệt hại. Các bên có thể thỏa thuận với nhau về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền hoặc bồi thường bằng hiện vật hoặc có thể thực hiện một công việc theo yêu cầu của bên bị thiệt hại, thỏa thuận về phương thức bồi thường một lần hoặc bồi thường nhiều lần, chưa trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác;
– Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu như không có lỗi hoặc có lỗi vô ý, nếu như thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế của người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
– Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác ra quyết định thay đổi mức bồi thường sao cho phù hợp với tình hình trên thực tế;
– Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong quá trình gây ra thiệt hại thì sẽ không được bồi thường đối với phần thiệt hại xuất phát từ lỗi của mình gây ra;
– Bên có quyền lợi bị xâm phạm sẽ không được bồi thường nếu như thiệt hại thực tế xảy ra do bên bị thiệt hại không áp dụng các biện pháp cần thiết và hợp lý để có thể ngăn chặn và hạn chế thiệt hại đó.
Theo đó thì có thể nói, quá trình bồi thường thiệt hại sẽ được thực hiện theo các nguyên tắc được quy định theo như phân tích nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.