Bản án sơ thẩm ghi sai tên Tòa có giá trị pháp lý không? Việc sai tên địa giới hành chính trong bản án thì cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?
Bản án sơ thẩm ghi sai tên Tòa có giá trị pháp lý không? Việc sai tên địa giới hành chính trong bản án thì cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?
Tóm tắt câu hỏi:
Tháng 6/2016, Tòa án nhân dân Thị xã Tân Uyên có ban hành bản án Sơ thẩm số 21/2016/HNGĐ-ST trong Bản án và trong quá trình thụ lý vụ án có các nội dung sai lỗi như sau: Thứ nhất: Căn cứ theo Khoản 3 Điều 238 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 quy định " Trong phần mở đầu phải ghi rõ tên Toà án xét xử sơ thẩm;……; tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan,…." Tuy nhiên trong Bản án thay vì phải ghi tên Tòa án xét xử là "TÒA ÁN NHÂN DÂN THỊ XÃ TÂN UYÊN" thì lại ghi là "TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN TÂN UYÊN" căn cứ theo Nghị Quyết 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính Phủ về “….Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Tân Uyên để thành lập Thị xã Tân Uyên,…” thì kể từ ngày 01/01/2014 trên địa bàn Tỉnh Bình Dương không còn huyện Tân Uyên mà đổi thành Thị xã Tân Uyên. Vậy trong trường hợp này Bản án không những ghi sai mà còn ghi Tên của một Tòa án Không có trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Hơn nữa trong Bản án sau dòng “NHÂN DANH DƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” ghi “TÒA ÁN NHÂN HUYỆN TÂN UYÊN”. Đây là việc ghi không rõ tên Tòa án xét xử vì ghi “TÒA ÁN NHÂN HUYỆN” không ai có thể hiểu đây là Tòa Án gì và Tòa án này cũng không có tồn tại trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Thừ hai: Ngoài ra Vì đây là vụ án ly hôn và có sự tranh chấp quyền nuôi con (cụ thể là giành quyền nuôi con tôi “cháu Đoàn Gia An”) vậy mà Tòa cũng không đưa con tôi “cháu Đoàn Gia An” vào trong thành phần các đương sự tham gia phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại khoản 4 điều 56 luật tố tụng dân sự năm 2004 “… Trong trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng …… thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”. Thừ ba: Căn cứ theo khoản 2 Điều 84 “Việc đương sự giao nộp chứng cứ cho Toà án phải được lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Toà án. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ giữ.” Trong lần dự hòa giải tòa yêu cầu tôi nộp các tài liệu chứng minh điều kiện nuôi con, tôi đã sao y và nộp các giấy tờ, chứng cứ liên quan. Đương sự còn lại “Bà kiều” không có nộp tại buổi hôm đó và về sau tôi không biết là có nộp hay không. Tuy nhiên Tòa Sơ thẩm không có giao cho tôi Biên Bản giao nhận chứng cứ, nên tôi không biết Tòa sơ thẩm có xem xét các chứng cứ của tôi không? Thứ tư: Căn cứ Khoản 4 Điều 238 “….Trong nhận định của Toà án phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.” Nhưng trong phần xét thấy Bản án Sở thẩm có nội dung: Tại dòng 24 trang số 3 từ trên đếm xuống “…. Hơn nữa Bà kiều có thu nhập ổn định nên có điều kiện chăm sóc con chung….” Kết luận như vậy nhưng không có viện dẫn căn cứ để chứng minh cho kết luận này. Hơn nữa cũng không chứng minh Tôi (ông Lừng) thiếu hay vi phạm các điều kiện gì dẫn đến không chấp nhận yêu cầu của tôi trong khi tôi đã nộp đầy đủ các giấy tờ sao y (quyết định tuyển dụng, quyết định lương…) và các chứng cứ có liên quan; Còn đương sự còn lại “Bà kiều” tôi không thấy có nộp bất kỳ một chứng cứ nào, mặt dầu trong phiên tòa xét xử tôi có yêu cầu Tòa sơ thẩm làm rõ vấn đề nà; Vậy với các lỗi sai trong Bản án sơ thẩm: – Thứ nhất: + Ghi tên Tòa án xét xử mà Tòa án này không có “TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN TÂN UYÊN” + Ghi tên tòa án xé xử không rõ “TÒA ÁN NHÂN HUYỆN” – Thứ hai: Không đưa con tôi vào tham gia đương sự trong vụ án với tư cách là người có quyền lợi liên quan: – Thứ ba: Không thực hiện – Thứ tư: Kết luận một vấn đề nhưng không có căn cứ chứng minh cho kết luận đó là đúng và cũng không làm rõ căn cứ chứng minh theo đề nghị của tôi Tôi đã có làm đơn kháng cáo và trình bày tất cả những lý lỗi sai như đã nêu trên, ngoài ra còn trình bày thêm rất nhiều các ý kiến không hợp lý khác. Nhưng tòa phúc thẩm không xét đến mà chỉ kết luận Việc viết sai tên “Tòa án nhân dân Thị xã Tân uyên” thành “Tòa án nhân dân Huyện Tân Uyên” là có sai nhưng không làm ảnh hưởng đến tính chất vụ án nên bác đơn kháng cáo của tôi. Vậy cho tôi hỏi 1. Trong trường hợp này bản án só sai luật không? 2. Nếu có sai luật thì Bản án này có giá trị pháp lý không? Và tôi sẽ gửi văn bản đến cơ quan, tổ chức nào để được giải quyết vấn đề này? 3. Nếu không thì có những văn bản, căn cứ, quy định pháp lý nào quy định 02 lỗi trên là không sai??
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật tố tụng dân sự 2004;
– Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011;
– Nghị quyết 136/NQ-CP ngày 29/12/2013;
– Nghị quyết số 05/2012/NQ- HĐTP;
2. Nội dung tư vấn:
Theo như bạn trình bày thì vụ án của bạn diễn ra tháng 6/2016 và được Tòa án nhân dân Thị xã Tân Uyên có ban hành bản án sơ thẩm số 21/2016/HNGĐ-ST. Và trong bản án sơ thẩm Tòa án ghi sai tên thị xã Tân Uyên thành huyện Tân Uyên. Bởi căn cứ theo Nghị Quyết 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính Phủ thì điều chỉnh địa giới hành chính huyện Tân Uyên để thành lập Thị xã Tân Uyên,… Và kể từ ngày 01/01/2014 trên địa bàn Tỉnh Bình Dương không còn huyện Tân Uyên mà đổi thành Thị xã Tân Uyên. Trong trường hợp này, việc ghi sai tên địa giới hành chính trong bản án sơ thẩm có thể được xem là lỗi chính tả. Theo quy định tại Điều 240 Bộ luật tố tụng dân sự 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 về sửa chữa, bổ sung bản án như sau:
“Điều 240. Sửa chữa, bổ sung bản án
1. Sau khi tuyên án xong thì không được sửa chữa, bổ sung bản án, trừ trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai. Việc sửa chữa, bổ sung phải được thông báo ngay cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc sửa chữa, bổ sung; đồng thời thông báo cho cơ quan, tổ chức khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Việc sửa chữa, bổ sung bản án quy định tại khoản 1 Điều này phải do Thẩm phán phối hợp với các Hội thẩm nhân dân là thành viên Hội đồng xét xử vụ án đó thực hiện. Trong trường hợp Thẩm phán đó không còn đảm nhiệm chức vụ Thẩm phán thì Chánh án Toà án thực hiện việc sửa chữa, bổ sung đó.”
Và theo Điều 38 của
– Phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả như: lỗi do viết không đúng từ ngữ, dấu, chữ viết hoa, viết thường, phiên âm tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, bỏ sót không ghi tên đệm trong họ, tên của đương sự,…
– Số liệu do nhầm lẫn hoặc do tính toán sai (kể cả án phí) như: cộng, trừ, nhân, chia sai,… mà phải sửa lại cho đúng.
Như vậy, theo các quy định trên nếu như Tòa án ghi nhận rằng việc ghi sai tên địa giới hành chính từ thị xã thành huyện là do lỗi chính tả thì Tòa án phải gửi thông báo về việc sửa chữa, bổ sung bản án cho những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc sửa chữa, bổ sung. Đồng thời Tòa án phải thông báo cho cơ quan, tổ chức khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.
Mặt khác, Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 cũng không quy định bản án sẽ không có giá trị pháp luật khi ghi sai tên của tòa án. Bên cạnh đó, bản án sơ thẩm mà Tòa án tuyên sẽ chưa có hiệu lực ngay. Theo quy định tại Điều 245 Bộ luật tố tụng dân sự 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bản án được tuyên, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền kháng cáo, kháng nghị bản án cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Và Tòa có thẩm quyền giải quyết là tòa cấp trên trực tiếp của tòa xét xử sơ thẩm. Do vậy, việc sai tên địa giới hành chính không phải là căn cứ để bản án sơ thẩm không có giá trị pháp lý.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về việc sửa chữa bản án sơ thẩm ghi sai địa giới hành chính: 1900.6568
Việc bạn thắc mắc Tòa án không đưa con bạn vào tham gia đương sự trong vụ án với tư cách là người có quyền lợi liên quan. Theo khoản 4, Điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì đương sự gồm nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Và theo Điều 57 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì:
– Đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.
– Đương sự là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Toà án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
– Đương sự là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Toà án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
– Đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo
Như vậy, nếu con bạn dưới 6 tuổi hoặc từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi thì con bạn chưa thể tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng tại Tòa. Trong trường hợp này, người đại diện hợp pháp của con bạn sẽ thay mặt thực hiện. Mà cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên. Do đó, trong vụ án ly hôn của bạn nếu con bạn dưới 18 tuổi thì con bạn chưa đủ điều kiện để tham gia phiên Tòa nên việc Tòa án không đưa con bạn vào tham gia trong vụ án với tư cách là người có quyền lợi liên quan là đúng.
Trong trường hợp này, bạn có thể gửi đơn yêu cầu lên Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án đã ban hành bản án nêu trên, yêu cầu được giải thích và giải quyết các vấn đề theo nguyện vọng của bạn.