Để giúp học sinh có thêm tài liệu tự luyện Sinh học lớp 8 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn lý thuyết, bài tập cùng câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 39 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Xin mời các em học sinh cùng theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Lý thuyết Bài tiết nước tiểu Sinh học lớp 8 Bài 39:
1.1. Tạo thành nước tiểu:
Sự tạo thành nước tiểu là quá trình loại bỏ các chất thải hòa tan trong máu do hệ thống tiết niệu thực hiện. Sự tạo thành nước tiểu gồm ba quá trình chính sau:
– Quá trình lọc máu và tạo ra nước tiểu đầu diễn ra ở cầu thận. Các chất hòa tan trong máu được lọc qua màng cầu thận và đi vào ống thận, tạo thành nước tiểu đầu có thành phần gần giống như máu nhưng không có protein và các tế bào máu.
– Quá trình tái hấp thu các chất từ ống thận vào máu diễn ra ở ống thận. Các chất dinh dưỡng, nước và các ion còn cần thiết cho cơ thể như Na+, Cl-, K+, Ca2+, Mg2+… được hấp thu lại từ ống thận vào mạch máu xung quanh, giảm lượng nước và các chất hòa tan trong nước tiểu.
– Quá trình bài tiết một số chất thải từ máu vào lại ống thận diễn ra ở ống thận. Các chất cặn bã như axit uric, creatinin, các chất thuốc, các ion thừa (H+, NH4+, PO43-…) được bài tiết từ máu vào lại ống thận, tăng lượng các chất hòa tan trong nước tiểu.
Kết quả của cả ba quá trình trên là nước tiểu được tạo ra có thành phần khác biệt với máu, chứa nhiều chất cặn bã và ít nước. Nước tiểu được dẫn từ ống thận qua niệu quản đến bàng quang, rồi được đào thải ra ngoài qua niệu đạo khi tiểu tiện.
Lưu ý:
– Thành phần máu khác với thành phần nước tiểu: ở máu có tế bào máu và protein còn ở nước tiểu đầu không có.
– Nước tiểu đầu khác với nước tiểu chính thức như sau:
Đặc điểm | Nước tiểu đầu | Nước tiểu chính thức |
Nồng độ các chất hòa tan | Loãng | Đậm đặc |
Chất độc, chất cặn bã | Có ít | Có nhiều |
Chất dinh dưỡng | Có nhiều | Gần như không có |
1.2. Thải nước tiểu:
– Nước tiểu chính thức → bể thận → ống dẫn nước tiểu → bóng đái → ống đái → thải ra ngoài.
– Khi nước tiểu tích ở bóng đái lên đến 200ml → căng bóng đái → tăng áp suất thẩm thấu trong bóng đái → cảm giác thèm đi tiểu → cơ vòng mở ra → nước tiểu được thải ra ngoài.
2. Bài tập Bài tiết nước tiểu Sinh học lớp 8 Bài 39:
Bài 1 trang 127 SGK sinh học 8:
Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận.
Hướng dẫn trả lời:
Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận gồm 3 quá trình:
– Quá trình lọc máu và tạo ra nước tiểu đầu:
+ Diễn ra ở cầu thận
+ Các chất hòa tan trong máu được lọc qua màng cầu thận và đi vào ống thận
→ Tạo thành nước tiểu đầu có thành phần gần giống như máu nhưng không có protein và các tế bào máu.
– Quá trình tái hấp thu các chất từ ống thận vào máu:
+ Diễn ra ở ống thận
+ Các chất dinh dưỡng, nước và các ion còn cần thiết cho cơ thể như Na+, Cl-, K+, Ca2+, Mg2+… được hấp thu lại từ ống thận vào mạch máu xung quanh, giảm lượng nước và các chất hòa tan trong nước tiểu.
+ Sử dụng năng lượng ATP
– Quá trình bài tiết một số chất thải từ máu vào lại ống thận:
+ Diễn ra ở ống thận
+ Các chất cặn bã như axit uric, creatinin, các chất thuốc, các ion thừa (H+, NH4+, PO43-…) được bài tiết từ máu vào lại ống thận, tăng lượng các chất hòa tan trong nước tiểu.
+ Sử dụng năng lượng ATP
→ Tạo nước tiểu chính thức.
Bài 2 trang 127 SGK sinh học 8:
Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là lọc máu và thải bỏ các chất cặn bã, các chất độc, các chất thừa khỏi cơ thể để duy trì ổn định môi trường trong (cân bằng nội môi).
Bài 3 trang 127 SGK sinh học 8:
Sự bài tiết nước tiểu diễn ra như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Một số chất thải không được tái hấp thu hoặc được bài tiết từ máu vào ống thận để tạo thành nước tiểu chính thức. Các chất này bao gồm urê, creatinin, axit uric và các ion dư thừa như kali, natri, clorua và amoni. Các chất này được vận chuyển qua các kênh ion hoặc các bơm ion trên tế bào biểu mô của ống thận.
Nước tiểu chính thức đổ vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống tích trữ ở bóng đái, rồi được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống đái, cơ bóng đái và cơ bụng.
3. Trắc nghiệm Bài tiết nước tiểu Sinh học lớp 8 Bài 39:
Câu 1: Sự tạo thành nước tiểu trải qua các giai đoạn nào?
A. Bài tiết và hấp thụ lại
B. Lọc máu, hấp thụ lại, bài tiết tiếp
C. Hấp thụ lại, bài tiết
D. Lọc máu, bài tiết, hấp thụ lại
Đáp án: B. Lọc máu, hấp thụ lại, bài tiết tiếp
Câu 2: Trong quá trình lọc máu ở thận, các chất đi qua lỗ lọc nhờ:
A. Sự co dãn linh hoạt của các lỗ lọc kèm hoạt động của protein xuyên màng.
B. Lực liên kết của dòng chất lỏng cuốn các chất đi qua lỗ lọc.
C. Sự vận chuyển chủ động của các kênh ion trên màng lọc.
D. Sự chênh lệch áp suất giữa hai bên màng lọc.
Đáp án: D. Sự chênh lệch áp suất giữa hai bên màng lọc.
Câu 3: Trong quá trình tạo thành nước tiểu giai đoạn nào dưới đây không cần đến ATP?
A. Hấp thụ lại
B. Bài tiết tiếp
C. Lọc máu
D. Tất cả các phương án trên
Đáp án: C. Lọc máu
Câu 4: Trong nước tiểu đầu không chứa thành phần nào dưới đây?
A. Ion khoáng
B. Hồng cầu
C. Nước
D. Tất cả các phương án trên
Đáp án: B. Hồng cầu
Câu 5: Thành phần nào dưới đây của nước tiểu đầu sẽ được hấp thụ lại?
A. Nước
B. Creatin
C. Axit uric
D. Tất cả phương án trên
Đáp án: A. Nước
Câu 6: Thành phần của nước tiểu đầu có gì khác so với máu?
A. Không chứa chất dinh dưỡng và các tế bào máu
B. Không chứa các tế bào máu và protein có kích thước lớn
C. Không chứa các ion khoáng và các chất dinh dưỡng
D. Không chứa các chất cặn bã và các nguyên tố khoáng cần thiết
Đáp án: B. Không chứa các tế bào máu và protein có kích thước lớn
Câu 7: Nước tiểu chính thức khác nước tiểu đầu ở chỗ nào?
A. Không có chất dinh dưỡng, các ion cần thiết và lượng nước nhiều hơn
B. Không có chất dinh dưỡng, các ion cần thiết và có protein
C. Không có chất dinh dưỡng, các ion cần thiết và có các tế bào máu
D. Không có chất dinh dưỡng, các ion cần thiết và lượng nước ít hơn
Đáp án: D. Không có chất dinh dưỡng, các ion cần thiết và lượng nước ít hơn
Câu 8: Sự tạo thành nước tiểu có đặc điểm gì?
A. Diễn ra khi trao đổi chất quá nhiều
B. Tùy từng thời điểm có thể liên tục hoặc gián đoạn
C. Diễn ra gián đoạn
D. Diễn ra liên tục
Đáp án: D. Diễn ra liên tục
Câu 9: Mỗi ngày một người bình thường thải ra khoảng bao nhiêu lít nước tiểu?
A. 1,5 lít
B. 2 lít
C. 1 lít
D. 0,5 lít
Đáp án: A. 1,5 lít
Câu 10: Nước tiểu chứa trong bộ phận nào dưới đây là nước tiểu chính thức?
A. Bể thận
B. Nang cầu thận
C. Ống thận
D. Tất cả phương án trên
Đáp án: A. Bể thận
Câu 11: Thông thường lượng nước tiểu trong bóng đái đạt đến thể tích bao nhiêu thì cảm giác buồn đi tiểu sẽ xuất hiện?
A. 50 ml
B. 1000 ml
C. 200 ml
D. 600 ml
Đáp án: C. 200 ml
Câu 12: Có bao nhiêu cơ vòng ngăn cách giữa bóng đái và bóng đái?
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Đáp án: A. 2
Câu 13: Loại cơ nào dưới đây không tham gia vào hoạt động đào thải nước tiểu?
A. Cơ bụng
B. Cơ bóng đái
C. Cơ lưng xô
D. Cơ vòng ống đái
Đáp án: C. Cơ lưng xô