Thực trạng vấn đề tham gia giao thông tại nước ta hiện nay. Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông hiện nay. Hậu quả của tai nạn giao thông giao thông. Biện pháp khắc phục tai nạn giao thông.
An toàn giao thông luôn được xem là vấn đề nóng, quen thuộc, gắn chặt với đời sống dân cư cũng như hoạt động thường nhật của người dân. Đây cũng được xem là đề tài của nhiều chương trình, hoạt động môn học. Bài viết dưới đây sẽ đưa đến cho bạn đọc những luận điểm để có một bài thuyết trình về an toàn giao thông hay và ý nghĩa nhất.
Mục lục bài viết
1. Thực trạng vấn đề tham gia giao thông tại nước ta hiện nay:
Giao thông là nơi con người tham gia di chuyển thường xuyên, liên tục. Nó được xem là hoạt động mang tính lặp đi lặp lại, gắn chặt với đời sống sinh hoạt, làm việc của người dân. Hàng năm, Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung luôn chịu những thiệt hại nặng nề về người và tài sản do tai nạn giao thông mang tới.
Các cá nhân tham gia giao thông liên tục, thường xuyên. Tuy nhiên, rất nhiều trong số họ không ý thức được trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông, những rủi ro có thể xảy ra nếu họ không tham gia đúng cách. Hiện nay, tại Việt Nam, số lượng người vi phạm giao thông rất nhiều. Những lỗi mà các cá nhân này thường mắc phải là vượt đèn đón, không bật xi nhan, vượt quá tốc độ, không đội mũ bảo hiểm,…Những lỗi mà các cá nhân mắc phải đã được pháp luật quy định là hành vi cấm trong xã hội. Những hành vi vi phạm đó khiến cá nhân gây nguy hiểm cho chính mình và người xung quanh. Thực tế, có rất nhiều trường hợp, do vượt đèn đỏ, cá nhân tham gia giao thông đã bị người đi đúng đâm phải, bị thương nặng hoặc tử vong. Những lỗi chủ quan như vượt đèn đỏ, vượt quá tốc độ, vi phạm nồng độ cồn là những hành vi thường xuyên xảy ra, hình thành lỗi cho cá nhân vi phạm. Đặc biệt, nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người tham gia giao thông có hành vi vi phạm và các cá nhân tham gia khác. Không đảm bảo an toàn giao thông, khiến rất nhiều người bị thiệt hại về tài sản và người. Trung bình hàng năm, số lượng vụ việc tai nạn giao thông ngày càng gia tăng. Tai nạn giao thông được xem là nguyên nhân dẫn đến tử vong ở con người nhiều nhất hiện nay. Đây là bài toán khó mà cơ quan chức năng có thẩm quyền và người tham gia giao cần nghiêm túc phối hợp để tìm ra lời giải.
2. Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông hiện nay:
Tai nạn giao thông xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây. Thứ nhất, do ý thức tham gia giao thông của người dân kém. Người dân không trang bị được cho bản thân nền tảng kiến thức pháp luật về việc tham gia giao thông; không xác định được đâu đâu là hành vi cấm, đâu là việc không được làm. Đôi khi, cá nhân biết hành vi của bản thân là sai nhưng vẫn cố tình thực hiện. Thực hiện một lần trót lọt, không bị cơ quan chức năng xử lý, họ tiếp tục vi phạm nhiều lần. Dần dần thành thói quen. Thói quen vi phạm khi tham gia giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của chủ thể vi phạm cùng những người tham gia khác. Thứ hai, do công tác quản lý trật tự an toàn giao thông cơ quan chức năng có thẩm quyền còn hạn chế, dẫn đến tình trạng bỏ sót hành vi vi phạm. Thực tế, có rất nhiều cá nhân vi phạm việc tham gia giao thông, sông công an giao thông tại đó làm ngơ, châm chước bỏ qua. Điều này khiến các đối tượng vi phạm không có thái độ e sợ, tiếp tục tái diễn hành vi vi phạm lần sau. Thứ ba, do hệ thống giám sát giao thông ở nước ta còn nhiều hạn chế. Vẫn biết tham gia giao thông dựa vào ý thức của người dân. Tuy nhiên, không phải ai cũng có tinh thần tự ý thức đó. Do đó, nếu không có sự giám sát từ cơ quan chức năng có thẩm quyền cũng như các phương tiện hỗ trợ, hành vi vi phạm phạm của cá nhân sẽ không được phát giác, và cá nhân sẽ không tự ý thức để điều chuyển việc tham gia giao thông của mình. Hệ thống giám sát còn hạn chế, số lượng cán bộ chức năng không đủ để quản lý hoạt động tham gia giao thông của người dân ở mọi khía cạnh sẽ khiến thái độ coi thường pháp luật, ý thức chủ quan chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân (vượt đèn đỏ, vượt quá tốc độ để nhanh đến điểm đến), dẫn đến tai nạn giao thông. Đây được xem là các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay.
3. Hậu quả của tai nạn giao thông:
Vi phạm an toàn giao thông đem đến rất nhiều tác hại. Đối với cá nhân vi phạm, nó khiến họ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ vụ việc tai nạn. Cá nhân có thể bị thiệt hại về tài sản, về người. Tai nạn giao thông khiến cá nhân bị thương, đem đến những thương tật trên cơ thể. Có những trường hợp, chủ thể tham gia giao thông hứng chịu những thương tật do tai nạn giao thông: Mất tay, mất chân, bại liệt, chấn thương sọ não,…Đối với người tham gia giao thông khác, họ hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng bởi hành vi vi phạm giao thông và việc tai nạn giao thông của đối tượng vi phạm. Ví dụ, một người vượt đèn đỏ gây tai nạn giao thông, gây ảnh hưởng đến người đi đúng quy định. Người đi đúng có thể bị đối tượng vượt đèn đỏ kia đâm vào, bị thương năng. Trong nhiều trường hợp, họ còn là nạn nhân chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ hành vi vi phạm đó. Vậy nên, tai nạn giao thông không giống các hình thức tai nạn khác. Nếu các tai nạn khác chủ thể gây ra hành vi sẽ trực tiếp chịu ảnh hưởng, ít khi ảnh hưởng đến cá nhân khác. Còn tai nạn giao thông khác. Hành vi vi phạm của họ hoàn toàn gây ảnh hưởng đến người tham gia giao thông khác. Đôi khi, cá nhân liên quan còn chịu ảnh hưởng nặng nề hơn từ vụ việc tai nạn giao thông. Không chỉ vậy, tai nạn giao thông còn gây ra tình trạng bất ổn trật tự an toàn giao thông và an sinh xã hội. Tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra, đem đến cho Nhà nước những thiệt hại không đáng có về người và tài sản. Nhà nước sẽ phải sửa sang lại dịch vụ đường xá bị hư hỏng do tai nạn giao thông. Trong hoạt động giao thông, nếu cá nhân tham gia không có ý thức sẽ khiến hoạt động giao thông bất ổn, gây khó khăn trong việc quản lý nhà nước. Bởi tai nạn giao thông sẽ kéo theo những hệ lụy, rủi ro không mong muốn.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả tai nạn giao thông:
Tai nạn giao thông mang đến những hậu quả nặng nề cho các cá nhân và Nhà nước. Vậy nên, ta cần đưa ra những biện pháp nhất định để khắc phục những hạn chế còn tồn đọng. Thứ nhất, mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức tham gia giao thông cho mình. Họ cần tìm hiểu luật, nắm bắt luật, để biết đâu là hành vi đúng, đâu là hành vi sai khi tham gia giao thông. Ý thức tham gia giao thông của các nhân luôn là yếu tố quan trọng nhất trong việc duy trì trật tự an toàn giao thông ở nước ta. Bởi họ là chủ thể trực tiếp tham gia giao thông, trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông. Những đối tượng này không nắm chắc kiến thức pháp luật, không có ý thức tham gia giao thông tốt vì mọi người, vì mình thì sẽ dẫn đến tai nạn, gây ra hậu quả tai nạn giao thông đáng tiếc cho bản thân và mọi người xung quanh. Thứ hai, Nhà nước cần nâng cao công tác quản lý trật tự an toàn giao thông. Nghiêm khắc đưa ra những biện pháp xử lý vi phạm để răn đe các đối tượng vi phạm, từ đó để các cá nhân nhìn vào. Khâu quản lý có chặt thì hoạt động giao thông mới được giám sát. Từ đó mới giảm thiểu tới mức tối đa việc vi phạm giao thông. Thứ ba, công tác tuyên truyền an toàn giao thông cần được đẩy mạnh. Đặc biệt, tại các trường học, nhà trường cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông cho học sinh. Học sinh là những cá nhân bắt đầu trực tiếp tham gia điều khiển giao thông. Việc giáo dục ý thức tham gia giao thông cho họ sẽ tạo nên nền tảng giao thông tốt, hạn chế hành vi vi phạm có thể xảy ra sau này. Tuyên truyền an toàn giao thông, ý thức tham gia giao thông đến từng người dân, sẽ góp phần thay đổi ý thức tham gia giao thông của họ, xây dựng môi trường an toàn giao thông đạt hiệu quả cao nhất.
Tai nạn giao thông là nỗi lo của mỗi người dân. Tuy nhiên, chúng ta có thể hạn chế tai nạn xảy ra. Chỉ cần các cá nhân nâng cao ý thức, tuân thủ pháp luật, chung tay cùng Nhà nước trong công tác bảo vệ trật tự an toàn giao thông thì chắc chắn tai nạn giao thông sẽ được giảm thiểu. Điều này góp phần bảo vệ đời sống, tính mạng của người dân, sự bình ổn trong công tác quản lý an toàn giao thông.