Bài thu hoạch ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước được viết như thế nào? Hướng dẫn cách viết bài thu hoạch về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước hay nhất.
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn viết bài thu hoạch về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước:
Khi viết bài thu hoạch về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước thì người viết cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tên bài thu hoạch (bài thu hoạch về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước)
- Giới thiệu về bản thân (ví dụ như tên sinh viên, lớp, khoa, khóa đào tạo, trường,….)
- Mở đầu bài thu hoạch (nêu lý do tại sao lại viết bài thu hoạch,….)
- Nêu những hiểu biết của mình về ý chí tự lực, tự cường
- Nêu nên những vấn đề liên quan đến khát vọng phát triển đất nước và phương hướng mà bản thân mình hướng tới.
2. Bài thu hoạch về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước:
BÀI THU HOẠCH VỀ Ý CHÍ TỰ LỰC, TỰ CƯỜNG VÀ KHÁT VỌNG PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC
Họ và tên sinh viên:…
Chuyên ngành đào tạo: ….
Lớp: …
Khoa: ….Trường: ….
Hệ đào tạo: ….
Khóa đào tạo: …
Sau khi kết thúc quá trình học môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh em tự thấy rằng là một công dân của Việt Nam, được sống hạnh phúc trong nền hòa bình của dân tộc, độc lập chính là niềm may mắn và hạnh phúc không của chỉ riêng em mà còn là của toàn thể cá nhân sinh sống tại đất nước Việt Nam. Vì thế, bản thân em luôn phải cố gắng học tập, phấn đấu để làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Qua đây, em sẽ nêu ra những vấn đề về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh và hạnh phúc.
1. Về ý chí tự lực, tự cường
Ý chí tự lực, tự cường chính là không phụ thuộc vào bất kỳ lực lượng nào bên ngoài, phải có quan điểm độc lập trong các mối quan hệ quốc tế. Hồ Chí Minh cho rằng, cách mạng ở những nước thuộc địa (trong đó có Việt Nam ta) hoàn toàn có thể tự chủ động giành thắng lợi mà không phụ thuộc vào việc cách mạng ở chính quốc có thắng lợi hay là không.
Ý chí tự lực, tự cường chính là phải nhận thức được rõ sức mạnh về chủ nghĩa yêu nước và sức mạnh của tinh thần dân tộc. Hồ Chí Minh đã khẳng định, một trong những nhân tố mà mang tính quyết định của cách mạng giải phóng dân tộc đó chính là sức mạnh của toàn thể dân tộc. Nêu cao về tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực và tự cường, “đem sức của ta mà tự giải phóng cho ta” nhưng “phải củng cố được tình đoàn kết hữu nghị giữa toàn thể nhân dân ta và nhân dân các nước bạn, nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới”. Người đã nhấn mạnh vấn đề mà có tính nguyên tắc: “Muốn người ta giúp cho mình, thì trước nhất mình phải tự giúp lấy mình đã”. Sau khi cách mạng Tháng 8/1945 thành công, đất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu ra đời, đó chính là minh chứng về sức mạnh dân tộc. Mà chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc có kết hợp cùng với chủ nghĩa quốc tế trong sáng chính là nhân tố quy tụ, thúc đẩy mọi nguồn lực có bên trong và bên ngoài, là sức mạnh của những tầng lớp, của giai cấp trong xã hội Việt Nam ta, kiên cường đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ý chí tự lực, tự cường chính là sự chủ động để chuẩn bị cho mọi mặt những điều kiện của cách mạng. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì điều kiện trước nhất là phải có một Đảng cách mệnh nhằm mục đích trong thì vận động và tổ chức toàn thể dân chúng, ngoài thì liên lạc với toàn dân tộc bị áp bức mọi nơi. Đảng có vững thì cách mệnh mới thành công được cũng giống như người cầm lái phải có vững thuyền mới chạy. Sau 30 năm Bác hoạt động ở nước ngoài, vào ngày 28/1/1941, Bác trở về Tổ quốc và trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. Ở Hội nghị Trung ương VIII, Chủ Tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng đã quyết định nhiều vấn đề lớn của cách mạng như là đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc ta lên hàng đầu, đấu tranh giai cấp và lợi ích dân tộc, lợi ích giai cấp đồng thời quyết tâm giành cho được độc lập dân tộc.
Ý chí tự lực, tự cường cũng chính là chú trọng tới phát huy vai trò và sức mạnh của nhân dân. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh có nêu “nhân dân” chính là phạm trù cao quý nhất. Người đã khẳng định, dân khí mà mạnh thì binh lính nào, súng ống nào cũng không thể nào địch nổi.
Ý chí tự lực, tự cường còn là phải quyết tâm bảo vệ và phải giữ vững nền độc lập dân tộc “nhất định là không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” hay là “không có gì quý hơn độc lập tự do” đã thể hiện rất rõ khi Tổ quốc ta bị lâm nguy, khi dân tộc ta phải đương đầu với những kẻ thù mà có sức mạnh kinh tế quân sự thuộc vào hàng cường quốc thế giới.
2. Về khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc
Muốn phát triển đất nước phồn vinh và hạnh phúc thì phải xây dựng, phát triển một đất nước giàu mạnh, cường thịnh và ngày càng nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài. Chủ tịch Hồ Chí Minh có mong muốn xây dựng đất nước ta ngày càng trở nên giàu mạnh và mang lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho toàn thể nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng về việc nâng cao dân trí, phát triển đất nước giàu mạnh. Bác đã nói: “Nay đất nước chúng ta đã giành được quyền độc lập và một trong những công việc mà ta phải thực hiện cấp tốc ngay trong lúc này đó chính là nâng cao dân trí”.
Thực hiện được khát vọng đất nước giàu mạnh và cường thịnh trong điều kiện Đảng cầm quyền và xây dựng chế độ mới, mưu cầu hạnh phúc và ấm no cho nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ bắt đầu khi ra đi tìm đường cứu nước thì đã mang khát vọng lớn lao đó chính là độc lập cho Tổ quốc, tự do và hạnh phúc cho toàn đồng bào. Bác cũng đã từng khẳng định: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, một ham muốn tột bậc đó chính là làm sao để cho nước ta có được hoàn toàn độc lập dân tộc, dân ta có được hoàn toàn tự do và đồng bào ta ai cũng có đủ cơm ăn áo mặc, ai ai cũng được học hành”. Cả cuộc đời hoạt động của Bác đã hiến dâng trọn vẹn cho cách mạng và chỉ có một mục đích đó chính là phấn đấu cho quyền lợi của chính Tổ quốc, và hạnh phúc của toàn quốc dân.
Hiện thực về khát vọng đất nước được phồn vinh và hạnh phúc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là phải xây dựng được chế độ chính trị dân chủ, tiến bộ và thật sự vì dân để xây dựng được đời sống kinh tế, văn hóa xã hội văn minh và tiến bộ với những giá trị đạo đức tốt đẹp. Mà muốn vậy thì đất nước phải xây dựng được nền tảng kinh tế vững chắc và phải có kế hoạch thực hiện với sự đồng lòng của Chính phủ và toàn thể nhân dân.
Tại trong phiên họp đầu tiên của Ủy ban vào ngày 10/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu về mong muốn đó là mọi người đem tài năng và tri thức để bồi bổ về mặt kinh tế và xã hội, khiến cho dân ta có ăn, làm cho dân có mặc, để cho dân ta có chỗ ở và có học hành.
Phát huy được tối đa về nội lực dân tộc, về tranh thủ ngoại lực và có chính sách mở cửa, thu hút đầu tư của nước ngoài. Vấn đề về nội lực dân tộc là một điểm khá quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Người đã chỉ rõ “đem sức ta mà tự giải phóng cho chính ta”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho rằng, việc mở cửa và hợp tác quốc tế không chỉ là nhằm mục đích để nhận được sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế mà còn thông qua đó để thu hút ngoại lực, thu hút đầu tư và tạo ra những điều kiện để phát huy tiềm năng của đất nước và phát triển kinh tế đồng thời nâng cao đời sống của toàn nhân dân.
Luôn xuất phát từ một hoàn cảnh cụ thể của một đất nước, vận dụng và sáng tạo lý luận vào thực tiễn nhằm để đưa ra những quan điểm những chủ trương phù hợp và không giáo điều, máy móc trong quá trình học tập kinh nghiệm của những nước khác.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa phải đòi hỏi Việt Nam ta phải có cách làm và bước đi thích hợp. Chúng ta phải dùng lập trường, dùng quan điểm, và dùng phương pháp chủ nghĩa Mác Lênin mà để tổng kết tất cả những kinh nghiệm của Đảng ta và phải phân tích một cách đúng đắn cho những đặc điểm của nước ta. Có như thế thì chúng ta mới có thể dần dần hiểu được các quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam để hoạch định ra được những đường lối và phương châm cùng bước đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa mà thích hợp với tình hình của nước ta.
THAM KHẢO THÊM: