Công tác cán bộ là một trong những chủ trương rất quan trọng giúp cho đội ngũ cán bộ ngày càng hoàn thiện hơn nữa. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia xin giới thiệu cho bạn đọc nội dung: Bài thu hoạch về công tác cán bộ và liên hệ thực tế bản thân.
Mục lục bài viết
1. Bài thu hoạch về công tác cán bộ:
Kế thừa tinh hoa tư tưởng của dân tộc, coi hiền tài là nguyên khí quốc gia, Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của cán bộ và tầm quan trọng của công tác cán bộ. Người cho rằng, một khi đã có đường lối cách mạng đúng thì cán bộ là khâu quyết định. Người viết: Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, Muốn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém[2], Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo lại cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng.
Về công tác cán bộ chúng ta cần phải thực hiện theo mọi chủ trương hay các kế hoạch và đường lối của Đảng và Chính phủ đều do cán bộ nghiên cứu, đề xuất, đồng thời cũng do cán bộ tổ chức, hướng dẫn nhân dân thực hiện. Đường lối của Đảng đúng hay sai, tổ chức thực hiện thành hay không đều phụ thuộc vào cán bộ. Động lực của mọi cuộc cách mạng là quần chúng nhân dân, mà hạt nhân chủ yếu của nó là lực lượng cán bộ.
Như vậy có thể thấy trên thực tế căn cứ từ những gì đang diễn ra và xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của thực tiễn hiện nay, liên hệ với tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thiết nghĩ, các tổ chức đảng, địa phương, cơ quan, đơn vị các cấp, trước hết là các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị ở Trung ương cần phải có nhận thức cao hơn nữa, hành động quyết liệt, bài bản hơn nữa mới có thể xây dựng được một đội ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên như Bác Hồ hằng mong muốn.
Từ đó thì các cơ quan có thẩm quyền và chức năng về công tác và quản lý công tác như ở các đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương là Đảng bộ có vai trò, vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị. Các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên có chức năng lãnh đạo, chỉ đạo, đồng thời làm nhiệm vụ tham mưu chiến lược, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật tầm vĩ mô. Vì lẽ đó, công tác cán bộ và việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; phải được đặt ở vị trí hàng đầu, trên hết và trước hết.
Như vậy chúng ta cần tìm ra những giải pháp thiết thực nhất để góp phần vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong các cơ quan Trung ương, thiết nghĩ, các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị Trung ương cần nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện tốt một số nội dung:
Đầu tiên để công tác này được thực hiện đúng và thành công chúng ta cần có kế hoạch để thường xuyên coi công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một trong những động lực chính, là nhiệm vụ hàng đầu trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển của cơ quan, đơn vị. Hằng năm, các cấp ủy đảng phối hợp với lãnh đạo cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể, bố trí nguồn kinh phí thích hợp, rà soát các đối tượng và tạo điều kiện để cán bộ, đảng viên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, phù hợp với vị trí việc làm và yêu cầu công tác của cơ quan, đơn vị.
Sau đó là các giải pháp liên quan tới việc thực hiện chuẩn hóa toàn diện về trình độ của cán bộ, đảng viên để từ đó có thể tạo sự công bằng, công khai, minh bạch và dân chủ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển trên cơ sở sự cống hiến của mỗi cán bộ, đảng viên, không vì quan hệ – tiền tệ – hậu duệ mà bỏ qua sự cống hiến của những cá nhân xuất sắc.
Cuối cùng là ở tại cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị quan tâm, tạo điều kiện và thực hiện tốt chính sách thu hút, trọng dụng, sử dụng nhân tài. Phân công, giao việc mới, việc khó để cán bộ, đảng viên, nhất là những người có trong quy hoạch cấp cao, những cá nhân được đào tạo bài bản, có tư duy và năng lực thực tiễn của cơ quan, đơn vị được thử thách, rèn luyện. Qua đó, phát hiện, tuyển chọn và tiếp tục đề xuất, cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở trình độ cao hơn.
2. Liên hệ thực tế bản thân:
Thực trạng về công tác cán bộ
– Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời Người đã đưa ra quan điểm của mình về công tác cán bộ bằng những câu từ ngắn gọn nhưng sâu sắc: cán bộ được coi là cái gốc, là nền móng của mọi việc, sự thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay cán bộ kém.
+ Thấy rõ được tầm quan trọng trong việc chú trọng về công tác cán bộ theo lời của Bác. Những năm qua, về cơ bản thì mỗi cán bộ nói riêng, Đảng viên và toàn dân nói chung hầu hết chúng ta đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, chỉ đạo thực tiễn, nâng cao năng lực lãnh đạo và đổi mới những phong cách và lề lối làm việc cho phù hợp trong công tác cán bộ.
+ Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực mà chúng ta thấy được thì vẫn còn tình trạng một bộ phận cán bộ chưa tự giác chủ động, thẳng thắn tự giác nhìn nhận vào những khuyết điểm, những hạn chế. Gây ra sự né tránh trong việc phê bình, tự phê bình, nể nang và không thừa nhận chính những khuyết điểm đó để sửa chữa, hoàn thiện bản thân
Hơn thế, tình trạng tham những cũng với sự lãng phí nhũng nhiễu ngày càng xuất hiện phức tạp và tinh vi hơn gây ra hậu quả nghiêm trọng như gây bức xúc trong lòng dân, từ đó ảnh hưởng tới niềm tin từ nhân dân đối Đảng, Nhà nước ta.
Cùng với thực trạng như trên thì về mặt đạo đức, tư tưởng chính trị và lối sống của một số cán bộ vẫn chưa được cải thiện theo hướng tích cực, mà còn tồn đọng tích tụ lại gây ra diễn biến phức tạp khó khăn trong công tác đấu tranh.
Phương hướng cải thiện về công tác cán bộ
Để đấu tranh chống tình trạng phát sinh những tiêu cực ảnh hưởng tới cuộc sống của toàn dân, thì đối với mỗi cá nhân, tổ chức, cán bộ,… đều cần có những định hướng để nâng cao ý thức trách nhiệm
– Một là: Đối với cán bộ lãnh đạo cần phải củng cố tư tưởng, quan điểm vững vàng đứng đắn, có chính kiến rõ ràng. Cùng với đó, luôn hết lòng với Tổ quốc, với nhân dân, nói phải đi đôi với làm.
Cán bộ là người lãnh đạo cho nên việc giữ vững lập trường cùng với phong cách lãnh đạo khoa học, chính trực, dân chủ, hiệu quả là vô cùng quan trọng. Đây chính là mối liên kết bền vững đoàn kết, tạo ra động lực để phát huy tính hiệu quả trong làm việc tập thể.
Không chỉ vậy, bản thân luôn cần có ý chí sẵn sàng và nỗ lực không ngừng để có thể tạo động lực để đảm bảo nhiệm vụ được hoàn thành tốt nhất.
Đồng thời, nguyên tắc dân chủ trong công tác cán bộ cũng rất cần thiết bởi sự công khai, minh bạch và công tâm trong việc đánh giá cán bộ – đây chính là cách để hạn chế những tiêu cực phát sinh, họ sẽ tự nhìn nhận vào khuyết điểm để sửa đổi, cải thiện để bản thân hoàn thiện hơn.
– Hai là: Trong việc tuyển dụng, thi tuyển cán bộ cần được chú trọng
Bước này được coi là sự khởi đầu và quan trọng trước khi thực hiện các công tác cán bộ. Việc lựa chọn cán bộ cần có những tiêu chí sau:
+ Trung thành, hăng hái trong đấu tranh và công việc
+ Cán bộ là người mà có mối liên lạc mật thiết với nhân dân và hiểu biết về việc của dân
+ Có thể giải quyết những vấn đề ở hoàn cảnh khó khăn, người lãnh đạo không ngại gian khó đồng thời phải có chính kiến
+ Luôn giữ đúng kỷ luật
Ngoài ra, sau khi đã hoàn tất việc tuyển dụng thì ngay sau đó, việc bố trí cán bộ phải đúng, khéo léo tránh trường hợp không bố trí đúng vị trí đúng người. Ví dụ như sắp xếp cán bộ là người quen biết, họ hàng, người nịnh hót, người cùng ý chí tư tưởng với mình, gây ra việc không đúng người đúng việc.
– Ba là: Quan tâm về đổi mới việc huấn luyện, đào tạo cán bộ
Việc đào tạo, huấn luyện cần được chuẩn bị chu đáo, kỹ càng trong chính trị, khoa học, văn hóa, kỹ thuật. Ngoài ra, việc đào tạo và huấn luyện cần được thống nhất giữa thực tế là lý thuyết, huấn luyện phải có hiệu quả, thiết thực với thực tế.
– Bốn là: Khi đánh giá cán bộ cần phải đánh giá toàn diện, khách quan dựa trên tiêu chí rõ ràng – đây là một điểm vẫn chưa thực sự được thực hiện một cách thẳng thắn, nghiêm chỉnh. Do vẫn còn sự cả nể, ngại đấu tranh, dễ dãi trong việc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân mình và người khác.
Vì vậy, cần có sự gương mẫu từ phải cán bộ lãnh đạo để các cán bộ khác noi theo, phê bình thẳng thắn rõ ràng theo tiêu chí, khung chuẩn mực nhất định.
– Năm là: Thực hiện tốt các công tác, chính sách cán bộ
Việc xây dựng đội ngũ cán bộ đầy đủ về năng lực, đạo đức, phẩm chất, uy tín cần phải tiếp tục vận dụng và thực hiện tốt công tác cán bộ theo tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng, Nhà nước.
THAM KHẢO THÊM: