Bài thu hoạch thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng

Nguyên tắc tập chung dân chủ là gì? Nguyên tắc tập chung dân chủ tiếng Anh là gì? Đẩy mạnh nguyên tắc tập chung dân chủ? Nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ? Giải pháp thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ?

Đảng là tổ chức lãnh đạo quần chúng nhân dân, được xây dựng và hoạt động dựa trên nguyên tắc tổ chức Đảng. Trong đó, các nguyên tắc đề ra phải được đảm bảo thực hiện để thấy được sức mạnh, ý nghĩa công tác Đảng. Trong đó, nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc chủ chốt mang đến thành công của hoạt động tập thể. Tính tập trung và tính dân chủ được phát huy, để thống nhất xây dựng kế hoạch chung trong hoạt động, đường lối lãnh đạo. Nguyên tắc này được thực hiện xuyên suốt, tạo ra các ý nghĩa và giá trị hiệu quả cụ thể.

Căn cứ pháp lý: Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Nguyên tắc tập trung dân chủ là gì?

Nguyên tắc tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng. Tính tập trung và dân chủ được thể hiện độc lập, phối hợp mang đến giá trị trong hoạt động của tổ chức. Trong công tác cán bộ, đảm bảo cho đảng trở thành một tổ chức chặt chẽ, thống nhất, đoàn kết cả về ý chí và hành động. Đặc biệt là tính chất lãnh đạo, trên sự tin tưởng của nhân dân.

Tập trung đảm bảo hiệu quả thống nhất quản lý, đồng thời chiêu mộ được người tài làm việc. Trong khi tính dân chủ giúp mọi người đều phát huy, thể hiện được giá trị của bản thân. Trên cơ sở đó, trí tuệ của toàn Đảng sẽ được phát huy một cách tối đa.

Nguyên tắc tập trung dân chủ mang bản chất là mối quan hệ biện chứng giữa tập trung và dân chủ. Từ đó cũng tạo ra một thể thống nhất giữa tập trung và dân chủ.

Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức của Đảng, là yếu tố quyết định sức mạnh của Đảng. Khi đó, các nguyên tắc cơ bản được áp dụng sẽ xây dựng tổ chức vững mạnh. Đây cũng là nguyên tắc cơ bản nhất để xây dựng Đảng Cộng sản trở thành một tổ chức chiến đấu chặt chẽ, vừa phát huy sức mạnh của mỗi người vừa phát huy sức mạnh của cả tổ chức Đảng. Đặc biệt là tính trong sạch, hiệu quả đóng góp của từng thành viên trong lý tưởng Đảng.

2. Đẩy mạnh nguyên tắc tập trung dân chủ:

Thứ nhất: Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng về sự tất yếu và vai trò nền tảng quan trọng của việc phải thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, việc thực hiện này phải thể hiện từ trong công tác tổ chức, cán bộ của Đảng.

Thứ hai: Giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Phải xây dựng tập thể vững mạnh, ý kiến của tập thể mang tính khách quan. Cá nhân thực hiện lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức thực hiện mục tiêu đề ra.

Thứ ba: Thường xuyên giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi tập thể cấp ủy và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Phải để họ thấy được ý thức cá nhân đóng góp trong tổ chức cũng như phân công, phối hợp hoàn thành các nhiệm vụ.

Thứ tư: Tăng cường đấu tranh tự phê bình và phê bình. Từ đó mới có thể xây dựng tập thể chất lượng, tiến bộ. Kiên quyết phê phán các hiện tượng mất dân chủ, dân chủ hình thức. Phải thể hiện hiệu quả hoạt động từ bản chất làm việc, lao động.

Thứ năm: Duy trì nghiêm túc chế độ kiểm tra, giám sát các bộ phận, các cấp. Kịp thời ngăn chặn, khắc phục các khuyết điểm, sai phạm của cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng cấp dưới khi mới manh nha dấu hiệu vi phạm. Qua đó giúp phòng, ngừa hiệu quả các tệ nạn, các tha hóa trong tổ chức, nhất là biểu hiện vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mất đoàn kết, độc đoán, chuyên quyền. Để đảm bảo mỗi cá nhân là một lý tưởng sống đóng góp trong mục đích phụng sự đất nước.

3. Nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ:

Các nguyên tắc được quy định cụ thể, bắt buộc thực hiện trong hoạt động Đảng. Trong đó, tính tập trung dân chủ được thể hiện rất rõ, mang đến quy định cơ bản trong hiệu quả hoạt động của tổ chức. Theo quy định tại Điều 9 – Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 như sau:

+ Cơ quan lãnh đạo của Đảng do bầu cử lập ra, dưới sự nhất chí của các cá nhân có quyền tham gia bầu cử. Để đảm bảo tính khách quan khi lựa chọn người lãnh đạo có tố chất, phẩm chất và năng lực. Thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đặt dưới sự phân công, phối hợp, chỉ huy và giám sát lẫn nhau.

+ Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Các đại biểu cũng được lựa chọn dựa trên các tiêu chí cụ thể. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Các đại hội với sự góp mặt của nhiều cá nhân. Do đó hạn chế được tính chuyên quyền, thâu tóm quyền lực hay độc đoán. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành Đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy).

+ Cấp ủy các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp ủy cấp trên và cấp dưới. Đảm bảo tính chuyên môn hóa trong hoạt động, cũng như thống nhất trong công tác Đảng. Định kỳ phải thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức Đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình. Đây là các nhiệm vụ phải thực hiện trong hoạt động của tổ chức. Nhằm xây dựng tập thể vững mạnh, có cả chất lượng và số lượng.

+ Tổ chức Đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Phải tuân theo các văn bản pháp lý có giá trị áp dụng, tuân thủ. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương. Để đảm bảo tính dân chủ, các biểu quyết mang đến kết luận cuối cùng.

+ Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Tức là phải quá bán các thành viên lựa chọn theo một phương thức. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Họ được trình bày, thuyết phục đại hội đối với các quan điểm họ cho là đúng đắn. Cấp ủy có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số. Để mỗi thành viên được đóng góp, xây dựng trong công tác Đảng.

+ Tổ chức Đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình. Song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và nghị quyết của cấp trên. Phải đảm bảo hoạt động, lãnh đạo và quản lý theo lý tưởng xây dựng. Đặc biệt là xác định ý nghĩa hoạt động của tổ chức vì nhân dân, vì đất nước.

4. Giải pháp thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ:

Thứ nhất: Giáo dục cho từng đảng viên hiểu rõ yêu cầu, nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của nguyên tắc tập trung dân chủ; Để thống nhất về tư tưởng, trách nhiệm của từng cá nhân trong tổ chức. Qua đó phát huy trí tuệ đóng góp cho sự lãnh đạo và việc xây dựng Đảng, đồng thời nâng cao tính tổ chức, tính kỷ luật cho đảng viên.

Thứ hai: Xây dựng quy chế hoạt động chặt chẽ, từ bộ phận lãnh đạo đến các thành viên. Từ đó xác định vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm chung, riêng trong chuyên môn đảm nhận. Trong đó, phải cụ thể hóa nguyên tắc này thành các quy chế, quy định, kèm theo các chế tài cần thiết. Càng cụ thể càng tốt để dễ thực hiện và kiểm tra như:

+ Phải quy định thành chế độ cán bộ lãnh đạo các cấp đi làm việc trực tiếp ở cơ sở, tiếp xúc với dân, đối thoại với quần chúng và cấp dưới. Để mang đến hiệu quả lắng nghe dân, phụng sự dân.

+ Giải quyết kịp thời và dứt khoát những công việc cấp bách.

Thứ ba: Xây dựng bầu không khí dân chủ, tính kỷ luật trong đơn vị. Bên cạnh các tự do sáng tạo, phải nghiêm túc phân chia, xác định quyền hạn và trách nhiệm. Đặc biệt, đối với đồng chí đứng đầu tổ chức Đảng ở cơ quan lãnh đạo, đơn vị cơ sở phải gương mẫu tự giác chấp hành nguyên tắc. Phải trở thành tấm gương sáng, mang đến tinh thần thi đua, nhiệt huyết.

Thứ tư: Duy trì chế độ sinh hoạt cơ quan lãnh đạo để phát huy sự lãnh đạo của tập thể và nâng cao trách nhiệm của cá nhân. Từng thành viên phải cho thấy giá trị cống hiến cũng như vai trò của mình. Phải phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh các tổ chức Đảng và cán bộ Đảng viên vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, những người có thái độ trấn áp, trù dập người phê bình hoặc lợi dụng phê bình để đả kích, vu cáo người khác gây chia rẽ mất đoàn kết. Trong sinh hoạt phải đề cao tự phê bình và phê bình. Từ đó xây dựng tập thể vững mạnh, thống nhất ý chí.

Thứ năm: Thường xuyên đề phòng, đấu tranh khắc phục các khuynh hướng tập trung quan liêu, chuyên quyền độc đoán và khuynh hướng dân chủ hình thức hoặc dân chủ vô chính phủ. Để xây dựng tập thể vững mạnh, để nhân dân có niềm tin cao cả vào tầng lớp lãnh đạo, mang lại cho nhân dân các lợi ích tiếp cận hiệu quả. Từ đó, yêu cầu mỗi đảng viên phải là một tấm gương tự học, sáng tạo và nhiệt huyết.

Thứ sáu: Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ theo quy định của Điều lệ Đảng. Áp dụng đối với từng Đảng viên nói riêng và tổ chức Đảng nói chung. Trong đó, cần tăng cường kiểm tra của cấp ủy cấp trên đối với việc thực hiện dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ của cấp ủy cấp dưới. Phải phối hợp hiệu quả giữa các cấp mới mang đến chất lượng thực hiện kế hoạch, mục tiêu chung.

Việc kiểm tra nhằm phát hiện, chỉnh sửa các vi phạm, phòng ngừa các tồn tại trong tổ chức. Đồng thời giúp cấp ủy cấp trên tổng kết thực tiễn, tháo gỡ vướng mắc trong việc thực hiện các quy chế ở cấp dưới. Mang đến hiệu quả của nhận thức, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )