Đất đai là vấn đề gắn chặt với đời sống của người dân. Nó có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi cho người dân và Nhà nước. Dưới đây là bài thu hoạch quản lý Nhà nước về đất đai mới và hay nhất.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm quản lý Nhà nước về đất đai:
– Quản lý Nhà nước về đất đai là việc Nhà nước dùng sức mạnh quản lý của mình để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến vấn đề đất đai. Các hoạt động quản lý về đất đai của Nhà nước đều hướng tới việc duy trì trật tự công tác hoạt động đất đai, duy trì trật tự đất đai ở mức ổn định, cùng với đó, thực hiện giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến đất đai để việc cấp quyền sử dụng đất của Nhà nước cho những hộ dân đủ điều kiện được diễn ra khách quan, minh bạch. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai là một trong những hình thức bảo vệ quyền lợi công dân trong việc sử dụng nguồn đất mà Nhà nước cấp.
– Hiện nay, công tác quản lý Nhà nước về đất đai vẫn được Đảng và Nhà nước ta đẩy mạnh thực hiện. Nhà nước quản lý đất đai không chỉ ở phương diện quản lý người sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, thuế đất,…mà còn quản lý các hoạt động đời sống dân cư tác động lên nguồn đất (hay nói cách khác chính là việc ô nhiễm môi trường). Ở từng địa phương, hoạt động quản lý đất đai của Nhà nước ngày càng được đẩy mạnh.
– Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sinh tồn của mỗi cá nhân. Đất đai giúp con người xây dựng nhà cửa, có chỗ ở, làm việc, sinh hoạt. Đất đai giúp con người canh tác để tạo lập nên hoa màu, lợi tức. Đất đai là nền tảng vật chất tự nhiên, giúp con người duy trì cuộc sống thực tại, cũng như phát triển kinh tế. Xã hội ngày càng phát triển, dân cư ngày một tăng, trong khi diện tích đất chỉ ở mức tương đối. Do đó, việc điều chỉnh quản lý nguồn đất là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý Nhà nước của các cấp có thẩm quyền. Các cơ sở hạ tầng hiện đại lần lượt ra đời. Các dự án, khu quy hoạch để xây dựng các dự án lớn lần lượt ra đời. Điều này đặt ra dấu hỏi lớn, liệu rằng nguồn đất của người dân có được đảm bảo chặt chẽ. Chính những sự biến chuyển to lớn, không ngừng nghỉ của đời sống xã hội, khiến Nhà nước phải đưa ra những biện pháp quản lý đất đai sao cho phù hợp với sự thay đổi của bộ phận dân cư, đời sống xã hội.
2. Ý nghĩa của công tác quản lý Nhà nước về đất đai:
Quản lý Nhà nước về đất đai là hoạt động có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống người dân, cũng như sự phát triển chung của đất nước ta.
– Quản lý đất đai giúp Nhà nước nắm bắt được tình hình sử dụng đất ở từng địa phương; nắm bắt được các cá nhân, hộ gia đình được cấp quyền sử dụng đất. Khi được cấp quyền sử dụng đất, các cá nhân, hộ gia đình có quyền sử dụng miếng đất đó đúng mục đích sử dụng ban đầu của nó. Đồng thời, các đối tượng được cấp quyền sử dụng có trách nhiệm quản lý, giữ gìn đất đai. Bởi suy cho cùng, đất đai là tài sản toàn dân, Nhà nước đứng tên chủ sở hữu, và các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình được Nhà nước cấp phép sử dụng. Vậy nên, công tác quản lý Nhà nước về đất đai giúp hoạt động sử dụng đất đai diễn ra đúng mục đích, đúng thẩm quyền, tranh xảy ra sai phạm hay những rủi ro không đáng có.
– Quản lý Nhà nước về đất đai giúp người dân được đảm bảo về quyền sử dụng đất. Khi Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho từng cá nhân, hộ dân, đồng nghĩa với việc Nhà nước xác lập và công nhận nhận quyền sử dụng đất cho những đối tượng đó. Như đã phân tích ở trên, đất đai có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống cũng như sự phát triển kinh tế của người dân. Tấc đất tấc vàng. Đất là tài sản, là máu xương mà cả đời người dân phấn đấu để có được và xây dựng thành quả trên đó. Vậy nên, nếu công tác quản lý Nhà nước về đất đai không được chặt chẽ, quy củ, sẽ dẫn đến những sai sót, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. Có thể khẳng định rằng, đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về đất đai chính là hình thức bảo vệ quyền lợi cho các cá nhân có lợi ích liên quan.
– Quản lý Nhà nước về đất đai giúp Nhà nước đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tránh những trường hợp mâu thuẫn, tranh chấp đất đai xảy ra. Thực tế hiện nay, đất đai ngày càng có giá trị. Do đó, khi nói đến đất đai, không có cá nhân nào muốn chịu thiệt. Trước kia, các hộ dân có thể cho nhau đất để làm lối đi, hàng rào. Nhưng hiện tại thì không. Chỉ cần một lấn chiếm nhỏ cũng có thể dẫn đến mâu thuẫn và tranh chấp đất giữa các cá nhân, tổ chức liên quan. Do đó, Nhà nước cần phải đưa ra những biện pháp quản lý chặt chẽ để tránh những trường hợp tranh chấp đó xảy ra, phát sinh và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai giúp Nhà nước giám sát hoạt động sử dụng đất của các cá nhân, hộ dân, đưa ra những biện pháp xử lý, hỗ trợ kịp thời khi xảy ra tranh chấp. Hơn hết, công tác quản lý Nhà nước về đất đai giúp quyền lợi về đất đai của người dân được đảm bảo một cách tối đa.
3. Biện pháp nâng cao công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta:
Quản lý đất đai có vai trò, ý nghĩa đặc biệt biệt quan trọng đối với công tác quản lý dân cư, quản lý Nhà nước và hoạt động sống của người dân. Để việc quản lý Nhà nước về đất đai đạt được những kết quả tối ưu nhất, Đảng và Nhà nước cần đẩy mạnh những biện pháp nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về đất đai. Cụ thể như sau:
– Thứ nhất, Nhà nước cần đưa ra những quy định cụ thể, rõ ràng hơn về vấn đề đất đai. Hiện nay, trong Bộ luật dân sự 2015, Bộ luật tố tụng dân sự 2015,
– Thứ hai, công tác giám sát, thanh tra, quản lý về đất đai cũng cần được đẩy mạnh. Trên thực tế, có rất nhiều vấn đề sai phạm liên quan đến đất đai. Nếu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không tiến hành kiểm tra, thanh tra, giám sát thường xuyên, thì rất khó để phát hiện ra những sai phạm, cũng như đưa ra biện pháp hỗ trợ xử lý kịp thời. Hiện nay, vấn đề quy hoạch đất để làm dự án chứa đựng rất nhiều bất cập. Các doanh nghiệp tiến hành thu mua đất của người dân. Song, giá thu mua của họ không đạt đến yêu cầu của người dân. Người dân không thỏa thuận. Các nhà thầu sẽ sử dụng những biện pháp không minh bạch để ép người dân chuyển nhượng lại quyền sử dụng đất. Đây là thực tế đã và đang xảy ra. Vậy nên, công tác kiểm tra, giám sát của Nhà nước cần được đẩy mạnh để quản lý các hoạt động quy hoạch đất đai của các tổ chức, doanh nghiệp, tránh trường hợp xâm phạm lợi ích của người dân.
– Thứ ba, Nhà nước cần đưa ra những biện pháp xử phạt cụ thể, rõ ràng đối với những hành vi vi phạm quản lý đất đai. Các chế tài chặt chẽ, cụ thể mà Nhà nước đưa ra giúp công tác quản lý đất đai của Nhà nước đạt được những hiệu quả tối ưu nhất, tránh những trường hợp rủi ro, xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của các cá nhân, hộ gia đình và tổ chức liên quan.
Như vậy, công tác quản lý Nhà nước về đất đai có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống của mỗi cá nhân, cũng như sự phát triển ổn định của trật tự an toàn xã hội. Để công tác quản lý Nhà nước về đất đai đạt được kết quả cao nhất, Đảng, Nhà nước và nhân dân cần có sự phối hợp và đồng thuận chặt chẽ với nhau. Công tác quản lý Nhà nước được thực hiện tốt sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
THAM KHẢO THÊM: