Bài thu hoạch Nghị quyết Trung Ương 7 khóa XII của Đảng viên là bài thu hoạch của cán bộ, Đảng viên cần trả lời câu hỏi mà ban tổ chức đưa ra, từ đó nêu sự hiểu biết, kiến thức của bản thân trong tác phong học tập nội dung Nghị quyết của Đảng.
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn viết bài thu hoạch Nghị quyết TW 7 khóa XII dành cho Đảng viên:
Bài thu hoạch Nghị quyết Trung Ương 7 khoá XII dành cho Đảng viên trước hết cần nói lên tên tuổi cá nhân, địa phương, đơn vị nơi đảng viên đang làm việc, tất cả đều trình bày đúng theo mẫu, dễ hiểu và không nên gạch xoá. Sau khi thảo luận từng cá nhân sẽ tự rút ra lời kiểm điểm cụ thể đối với bản thân, trong bài nên đưa ra những yêu cầu và giải pháp thực hiện, nói chung trong một bài thu hoạch của Đảng viên thường có mấy ý chủ yếu như:
– Phần mở đầu phải nhấn mạnh đến mục tiêu những nội dung mới mà Nghị quyết đã chỉ ra, tiếp theo sẽ là phần tóm tắt lại một số vấn đề lớn của nghị quyết.
– Thành tựu là những hạn chế và điểm mới của luật
– Hạn chế còn yếu kém
– Nguyên nhân của những hạn chế đó
– Giải pháp triển khai nhanh nhất một số nhiệm vụ của nghị quyết trung ương 7 khoá XII
– Liên hệ với bản thân sau khi tham gia học tập nội dung Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khoá 12.
Dưới đây là các nội dung thực hiện nghị quyết TW 7 khoá XII của Đảng viên mới nhất.
2.Bài thu hoạch Nghị quyết TW 7 khoá XII của Đảng viên:
BÀI THU HOẠCH
Học tập Nghị quyết Trung ương 7 (khoá XII)
Họ và tên: …
Chức vụ: …
Sau khi tiếp thu Nghị quyết số 26-NQ/TW về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, bản thân tôi nhận thức như sau:
I.Thực trạng
Nghị quyết số 26 – NQ/TW về tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Nghị quyết số 27 – NQ/TW về cải cách chế độ tiền lương đối với cán bộ, công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Nghị quyết số 28 – NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội
Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, xem đó vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện phát triển bền vững đất nước, thể hiện giá trị nhân văn, bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị – xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và người lao động đã nỗ lực triển khai thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm xã hội và đạt được những kết quả quan trọng. Hệ thống luật pháp, chính sách bảo hiểm xã hội, gồm các chế độ hưu trí đạt tuổi, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp đã từng bước được hoàn thiện, thể hiện đồng bộ, phù hợp với thực tiễn đất nước và kinh nghiệm quốc tế. Chính sách bảo hiểm xã hội đã từng bước khẳng định và phát huy vai trò là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, là nguồn bảo đảm thay thế, hay hỗ trợ một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải các khó khăn trong đời sống.
Quỹ bảo hiểm xã hội đã trở thành quỹ an sinh rộng lớn nhất, vận hành theo nguyên tắc đóng – hưởng và chia sẻ giữa những người trong một cộng đồng và giữa các thế hệ tham gia bảo hiểm xã hội. Diện bao phủ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật, số người tham gia bảo hiểm xã hội tiếp tục được mở rộng, số người được thụ hưởng bảo hiểm xã hội không ngừng tăng lên.
Hệ thống tổ chức bảo hiểm xã hội từng bước được kiện toàn, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, phát huy tốt vai trò, tính hiệu quả trong hoạch định, tổ chức thực thi chính sách và quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội. Năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội được nâng cao; việc giải quyết chế độ, chính sách đối với người lao động có nhiều chuyển biến.
Tuy nhiên, việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội cũng còn một số hạn chế, yếu kém. Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội không theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế – xã hội, chậm thích nghi với sự già hoá dân số và việc phát sinh nhiều quan hệ lao động mới. Việc mở rộng và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội còn dưới mức tiềm năng; độ bao phủ bảo hiểm xã hội tăng chậm; số người nhận một lần tăng cao. Tình trạng trốn đóng, chậm nộp, nợ đọng, trục lợi bảo hiểm xã hội chưa được ngăn chặn. Quỹ hưu trí và tử tuất có khả năng mất cân đối trong tương lai.
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp chưa thật sự gắn với thị trường lao động, mới tập trung chủ yếu vào khu vực nhà nước, chưa có chính sách hợp lý cho khu vực phi chính thức (nơi người lao động dễ bị tổn thương) , vẫn thiên về giải quyết trợ cấp thường xuyên, chưa quan tâm đúng mức đến những biện pháp phòng ngừa theo thông lệ quốc tế. Cơ chế quản lý nhà nước, cơ chế chính sách và tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm thất nghiệp còn một số điều bất cập. Các chế độ bảo hiểm xã hội chưa thể hiện đầy đủ các nguyên tắc đóng – hưởng; tự nguyện, bình đẳng; lâu dài và ổn định.
Những hạn chế, bất cập nêu trên có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan là chính. Một số cấp uỷ, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo chưa sâu sát. Năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý còn thấp; ý thức chấp hành pháp luật không cao. Nhận thức của một bộ phận người lao động và chủ sử dụng lao động đối với vị trí, chức năng, nhiệm vụ của bảo hiểm xã hội không cao. Hiệu lực, hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý sai phạm trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội còn hạn chế. Công tác phổ biến, tuyên truyền việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội chưa thật sự tạo được độ tin cậy và thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội.
II.Thành tựu
Về các điểm mới, có:
Một là, đóng bảo hiểm 10 – 15 năm cũng được lĩnh lương tháng
Hai là, sẽ mất quyền lợi nếu lĩnh lương tháng
Ba là, tăng tuổi nghỉ hưu sau năm 2021
Bốn là, mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội hưu trí
Năm là, triển khai các gói bảo hiểm xã hội mới thay thế
– Bảo hiểm xã hội là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chia sẻ quan trọng thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, giữ ổn định chính trị – xã hội, cuộc sống người dân, phát triển bền vững quốc gia.
– Phát triển hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội tiên tiến, đồng bộ, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế; thu hút được nguồn lực xã hội theo truyền thống tương thân tương ái của dân tộc; hướng tới bao phủ toàn dân theo lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội; gắn kết hài hoà các nguyên tắc đóng – hưởng; tự nguyện, công bằng; chia sẻ và bền vững.
– Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội vừa mang tính trước mắt, đồng thời mang tính lâu dài; phù hợp hài hoà giữa tiến bộ, bền vững với đổi mới, phát triển song phải đặt trong mối liên hệ với đổi mới, phát triển các chính sách xã hội khác, nhất là chế độ tiền lương, thu nhập, trợ giúp xã hội để mọi công dân đều được thụ hưởng an sinh xã hội.
– Phát triển hệ thống tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội ngày càng gọn nhẹ, chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại nhằm nâng cao tính thuyết phục, tăng cường niềm tin và sự gắn bó của nhân dân cũng như các chủ thể tham gia bảo hiểm xã hội.
– Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội là công việc của toàn bộ hệ thống chính trị, là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang và của từng người dân.
* Về thực hiện chính sách: được chia thành 3 giai đoạn
– Giai đoạn đến năm 2021: Phấn đấu đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi đóng bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động cùng độ tuổi; khoảng 28% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm bắt buộc; có khoảng 45% số người sau độ tuổi về hưu được nhận tiền lương hưu, bảo hiểm xã hội hàng tháng và trợ cấp an sinh xã hội; tỷ lệ giao dịch điện tử đạt 100%; thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; giảm số giờ tiếp xúc giữa cán bộ bảo hiểm xã hội với doanh nghiệp đạt mức ASEAN 4; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 80%.
– Giai đoạn đến năm 2025: Phấn đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi đóng bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm bắt buộc; có khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 85%.
– Giai đoạn đến năm 2030: Phấn đấu có khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm bắt buộc; khoảng 60% số người sau độ tuổi về hưu được nhận tiền lương hưu, bảo hiểm xã hội hàng tháng và trợ cấp an sinh xã hội; chỉ số đánh giá sự hài lòng của người đóng bảo hiểm xã hội ở mức 90%.
III. Giải pháp
– Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao hiểu biết về pháp luật bảo hiểm xã hội
– Hoàn thiện chính sách pháp luật về lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội
– Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
– Nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả triển khai các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí
– Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội
IV. Liên hệ bản thân
– Tuyên truyền rộng rãi trong đội ngũ cán bộ của đơn vị và nhân dân về tầm quan trọng to lớn của những nội dung của hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành TW Đảng khoá XII.
– Nâng cao ý thức của cán bộ trong đơn vị về trách nhiệm nghiên cứu, quán triệt nghị quyết và áp dụng vào hoạt động của đơn vị.
– Triển khai thực hiện có hiệu quả những nội dung của nghị quyết với nhiều giải pháp, nhiệm vụ cụ thể
– Tổng kết, rút kinh nghiệm hàng tháng, hàng quý, hàng năm về việc tổ chức thực hiện nghị quyết.
NGƯỜI VIẾT THU HOẠCH
THAM KHẢO THÊM: