Bài thu hoạch Nghị quyết Trung ương thể hiện quá trình tiếp thu kiến thức về nghị quyết và những bài học cần rút ra. Dưới đây là hướng dẫn viết bài thu hoạch Nghị quyết Trung ương 7 khoá 12 của cán bộ chủ chốt? Mẫu bài bài thu hoạch Nghị quyết Trung ương 7 khoá 12 của cán bộ chủ chốt?
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn viết bài thu hoạch Nghị quyết Trung ương 7 khoá 12 của cán bộ chủ chốt:
Mở bài: Nêu ngắn gọn cấu trúc bài thu hoạch nghị quyết
Nội dung:
Căn cứ vào dàn ý đã làm ở trên để viết nội dung và trình bày rõ ràng, chi tiết, rõ ý từng nội dung của nghị quyết cần có giọng văn trong sáng thể hiện quan điểm nhận thức giải pháp của bản thân mang phong cách của cá nhân. Trước mỗi phần bạn nên có lời dẫn dắt để người đọc hiểu mình sắp viết về vấn đề gì của nghị quyết cần liên hệ bản thân rút ra bài học kinh nghiệm từ nghị quyết trung ương.
Kết luận:
Nên trích các câu nói nổi tiếng trong bài thu hoạch để làm hay hơn phong phú hơn cho bài thu hoạch. Tóm tắc các vấn đề mà bài viết đã làm được, bao gồm tổng kết những phần đã nêu ở toàn bài được viết ngắn gọn, súc tích và không chứa giải thích dài dòng gì thêm, có thể nêu những đóng góp mới của bài thu hoạch nghị quyết thêm sâu sắc.
2. Mẫu bài bài thu hoạch Nghị quyết Trung Ương 7 khoá 12 của cán bộ chủ chốt:
BÀI THU HOẠCH
Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII)
Họ và tên: …
Đảng viên chi bộ: …
Chức vụ: …
Đơn vị công tác: …
Qua học tập, quán triệt các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII), đồng chí hãy nêu những nhận thức của bản thân về các vấn đề sau đây:
1. Phân tích, làm rõ thực trạng (thành tựu, hạn chế và nguyên nhân), những điểm mới, thời cơ, những khó khăn, thách thức, những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được thể hiện trong các nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII).
Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thông qua các Nghị quyết quan trọng sau đây:
+ Nghị quyết số 26-NQ/TW về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm.
+
+ Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội”.
Nội dung nghị quyết 26-NQ/TW:
Nghị quyết số 26-NQ/TW là đề án lớn, rất khó và rất quan trọng. Chủ tịch hồ chí Minh từng nói: “Nói đến cán bộ trước hết vì cán bộ là tiền vốn của đoàn thể. Có vốn mới làm ra lãi. Bất cứ chính sách, công tác gì nếu cán bộ tốt thì thành công tức có lãi. Không có cán bộ tốt thì hỏng việc tức lỗ vốn”. Việc xây dựng đề án lần này giống như việc chuẩn bị cho một Chiến lược cán bộ thời kỳ mới, thay thế Chiến lược cũ ra đời cách đây 20 năm.
Mục tiêu:
Mục tiêu đến năm 2030 xây dựng được đội ngũ cán bộ, nhất là cấp chiến lược có phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; đủ về số lượng, có chất lượng, cơ cấu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc; bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ, đủ sức lãnh đạo đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trở thành nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng XHCN.
Giải pháp:
Nghị quyết số 26-NQ/TW đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện nhất quán việc bố trí bí thư cấp uỷ cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương;khuyến khích thực hiện đối với các chức danh khác, nhất là chức danh chủ tịch UBND. Đề án cũng xác định việc kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ là khâu đột phá. Cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra các cấp cần tăng cường kiểm tra các dấu hiệu vi phạm của cấp dưới để có biện pháp kịp thời xử lý. Đặc biệt chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ gắn với việc học tập và làm việc theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh; luôn đổi mới và nâng cao chất lượng.
- Nội dung nghị quyết số 28-NQ/TW:
Nghị quyết số 28 đã đề ra nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm tăng nhanh diện bao phủ người tham gia BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân và đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền lợi của người tham gia BHXH. Ngành BHXH tích cực triển khai ứng dụng VssID – BHXH với nhiều tiện ích, tạo thuận lợi cho người tham gia.
Mục tiêu:
Phát triển hệ thống chính sách BHXH đa dạng, đa tầng hiện đại, linh hoạt và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc “đóng – hưởng”, “công bằng”, “bình đẳng”,”chia sẻ” và “bền vững”… Bảo hiểm xã hội là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã góp phần quan trọng thực hiện bảo đảm ổn định chính trị – xã hội, tiến bộ, công bằng xã hội và đời sống nhân dân, phát triển bền vững tổ quốc.
Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, viên chức, công chức và lực lượng vũ trang, người lao động trong các doanh nghiệp.
+ Mục tiêu:
Chính sách tiền lương cần cải cách để nhằm sớm xây dựng hệ thống chính sách tiền lương quốc gia phù hợp, khoa học, minh bạch với tình hình thực tiễn đất nước, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực; giúp xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng,lãng phí; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Tóm lại, Hội nghị trung ương 7 khóa 12 tập trung xây dựng 2 đề án riêng, gồm đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, viên chức, công chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp và đề án cải cách chính sách BHXH nhưng có tính tương quan lẫn nhau.Về cải cách chính sách BHXH
2. Đề xuất, kiến nghị những giải pháp để tổ chức thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII).
Từ những nội dung đã được nghiên cứu, đồng chí liên hệ với thực tiễn của nghành, cơ quan, đơn vị mà đồng chí công tác. Liên hệ thực tiễn của nghành sau khi học tập Nội dung Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XII. Là một Đảng viên, cán bộ chủ chốt tôi ý thức và quan tâm đến từng vấn đề mà nghị quyết Hội nghị trung ương 7 đã đề ra. Nhất là các nội dung liên quan đến xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp. Bản thân tôi sẽ tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân, người thân và cán bộ những vấn đề cấp thiết mà Nghị quyết đã nêu. Xác định rõ hơn trách nhiệm của mình đối với sứ mệnh phát triển của Đảng, của dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước bằng những hành động cụ thể:
+ Cần xác định được trách nhiệm và nhiệm vụ của mình, luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
+ Luôn học tập đổi mới theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
+ Luôn khắc phục khó khăn, đoàn kết tương trợ đồng nghiệp để hoàn thành tốt công việc được giao.
+ Thực hiện tốt quy chế dân chủ, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực quan liêu, tham nhũng…pháp lệnh cán bộ, công chức, nội quy và quy chế làm việc tại đơn vị; + Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác giảng dạy, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội; tự học và trau dồi kiến thức kĩ năng nghiệp vụ chuyên môn;
+ Tu dưỡng đạo đức, lối sống, kĩ năng góp phần nâng cao năng lực và phẩm chất nghề nghiệp.
+ Trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu, dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn để đạt hiệu quả cao hơn trong công tác.
+ Luôn không ngừng học hỏi để có thể thích ứng với những thay đổi. Cố gắng phấn đấu trau dồi chuyên môn để có kiến thức chuyên môn sâu rộng nhằm hướng dẫn phổ biến cho các giáo viên để toàn tập thể đạt được những kết quả tốt nhất.
3. Liên hệ trách nhiệm của bản thân:
– Bác từng nói “Đoàn thể phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn cun trồng những cây cối quý báu. Phải trọng nhân tài trọng cán bộ trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta”. Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; khâu “then chốt” của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị là công tác cán bộ. Xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là công việc quan trọng của Đảng, cần thực hiện thường xuyên, thận trọng, chặt chẽ khoa học và hiệu quả.
– Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược có phẩm chất, tốt năng lưc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; đủ về số lượng, có cơ cấu chất lượng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc; bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ không tạo ra đoạn dứt gãy, đủ sức lãnh đạo đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
– Xây dựng chính sách tiền lương tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị – xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững.
– Thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng xứng đáng theo năng suất lao động, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
Người viết thu hoạch
(Ký, ghi rõ họ và tên)
THAM KHẢO THÊM: