Bài thu hoạch Nghị quyết Trung Ương 6 khóa 12 cho cán bộ lãnh đạo?

Những nội dung cơ bản của Nghị quyết Trung ương 6 khóa 12 dành cho cán bộ, lãnh đạo? Hướng dẫn viết bài thu hoạch Nghị quyết Trung Ương 6 khóa 12 cho cán bộ lãnh đạo?

Sau khi được học tập Nghị quyết trung ương 6 khóa 12 dành cho cán bộ, lãnh đạo quản lý trong các cơ quan đơn vị, bài thu hoạch tổng kết lại những vấn đề mà cán bộ lãnh đạo nhận thức được thông qua các chuyên đề được bồi dưỡng. Nghị quyết TW6 khóa 12 gồm các nghị quyết 18, 19, 20, 21 với những vấn đề được đề cập đến như: bàn về các vấn đề kinh tế-xã hội, tài chính-ngân sách, y tế, giáo dục, tinh gọn bộ máy nhà nước… Kết quả của nghị quyết TW6 khóa 12 được các cán bộ Đảng ủy, tỉnh ủy, chi bộ… quán triệt thực hiện kế hoạch tới toàn bộ Đảng viên nhằm nắm rõ tình hình thực tế và từ đó xây dựng các hướng giải quyết những vướng mắc, khó khăn. Kết quả của quá trình bồi dưỡng kiến thức về Nghị quyết Trung Ương 6 khóa 12 được tổng hợp qua bài thu hoạch dành cho cán bộ lãnh đạo.

1. Những nội dung cơ bản của Nghị quyết Trung ương 6 khóa 12 dành cho cán bộ, lãnh đạo:

Nghị quyết Trung ương 6 (Khóa XII) đã đưa ra những kết luận rất quan trọng. Với 04 Nghị quyết: Nghị quyết số 18-NQ/TW nội dung về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Nghị quyết số 19-NQ/TW nội dung về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”; Nghị quyết số 20-NQ/TW nội dung về “Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”; Nghị quyết số 21-NQ/TW nội dung về “Công tác dân số trong tình hình mới”. Những nội dung mà nghị quyết đề cập là quyết sách quan trọng của Đảng, là những vấn đề hệ trọng của đất nước, vừa cơ bản, vừa cấp bách và các nhiệm trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội cụ thể hóa để các cơ quan, tổ chức thực hiện.

– Tiếp tục sắp xếp, tổ chức bộ máy nhà nước:

Hiện nay, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, kém hiệu lực, hiệu quả; chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức còn chồng chéo; cơ cấu bên trong chưa hợp lý. Đảng đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiều chủ trương, nghị quyết để đổi mới tổng thể, hệ thống, đồng bộ,  tổ chức bộ máy với đổi mới phương thức lãnh đạo, với tinh giản biên chế và cải cách tiền lương; xử lý hài hòa mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội. Việc thực hiện nghị quyết đã đạt được những kết quả quan trọng, các nhiệm vụ phù hợp, khả thi, có lộ trình, đáp ứng yêu cầu cả trước mắt và lâu dài, góp phần giải quyết những vấn đề thực tế đang đặt ra đối với tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị cũng như các tổ chức cụ thể tại cơ quan, đơn vị, …

– Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập

Nghị quyết phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện tình hình, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; phân tích sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập. Phải xác định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, quyền làm chủ của nhân dân; vai trò, vị trí của các đơn vị sự nghiệp công lập trong tiến trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó, đề ra mục tiêu, định hướng đẩy mạnh hoạt động hiệu quả của đơn vị sự nghiệp công lập.

– Kiểm soát và nâng cao chất lượng dân số:

Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh, nước ta đang đứng trước nguy cơ về “già hóa dân số”. Quản lý dân số, quản lý di cư còn nhiều bất cập. Sức khỏe dân số còn nhiều vấn đề chưa được đảm bảo, chất lượng dân số cần được cải thiện. Ở một số vùng dân tộc ít người, tnh trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống còn xảy ra cao …

Nghị quyết phân tích nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém, rút ra những bài học kinh nghiệm thành công cũng như chưa thành công, đề ra quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp phù hợp để vượt qua khó khăn, thách thức, làm tốt hơn nữa công tác dân số trong trong tình hình mới.

2. Hướng dẫn viết bài thu hoạch Nghị quyết Trung Ương 6 khóa 12 cho cán bộ lãnh đạo:

ĐẢNG BỘ …

CHI BỘ …

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

……….., ngày…tháng…năm…

BÀI THU HOẠCH

Học tập và tiếp thu nghị quyết Trung Ương 6 khóa XII

————————

Họ và tên: …

Đơn vị công tác: …

Chức vụ: ..

Hội nghị Ban chấp hành Trung Ương (TW) Đảng lần thứ 6, khóa XII tại Hội nghị trực tuyến với TW ngày 29-30/11/2017 thông qua bốn nghị quyết cụ thể: nghị quyết 18/NQ/TW nội dung về một số vấn đề đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động một cách có hiệu quả tại Nghị quyết 18-NQ/TW; nghị quyết 19-NQ-TW sắp xếp đổi mới, tổ chức lại hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; nghị quyết 20-NQ/TW về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới. 

Qua những nội dung bổ ích được học tập từ  Nghị quyết trung ương 6 khóa 12,  bản thân nhận thức ý nghĩa và tầm quan trọng của nội dung mà bốn nghị quyết đưa ra. Đặc biệt, nghị quyết 18/NQ-TW với những vấn đề về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị là một trong những nội dung bản thân tôi quan tâm sâu sắc nhất. Có thể nói đây là  vấn đề rất lớn, rất quan trọng nhưng cũng rất hức tạp và nhạy cảm. Bởi vấn đề tổ chức bộ máy chính trị tinh gọn và hoạt động hiệu quả liên quan trực tiếp tới những vấn đề cơ bản trong lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân. Để hoạt động của bộ máy nhà nước hiệu quả hơn cần khi đổi mới, tinh giản các cơ quan, hệ thông nào đó trong bộ máy phải đồng bộ với đổi mới kinh tế; về quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội; tác động tới quyền lợi, tâm tư, tình cảm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động… Đổi mới tổ chức, hệ thống chính trị là việc cần thiết để nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động, không chỉ có ý nghĩa về mặt chính trị mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, góp phần làm cho quốc gia phát triển bền vững. Đổi mới sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị là việc đổi mới cán bộ trong việc bố trí sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn hơn.

Thực hiện theo chỉ đạo của đơn vị về việc viết bài thu hoạch sau khi học xong lớp bồi dưỡng, quán triệt Nghị quyết Trung ương 6 (khóa 12) của Đảng, bản thân tôi nhận thức được một số nội dung chính sau:

1. Nhận thức về nội dung trong Nghị quyết Trung ương 6, khóa XII:

Nội dung nghị quyết số 18-NQ/TW, cơ bản đã chỉ ra những thành tựu trong công tác chỉ đạo, đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn và hoạt động tổ chức thực hiện đi vào hiệu quả hơn. Trong những năm qua, nhiều chủ trương, nghị quyết, kết luận về xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được Đảng ta ban hành và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Hiện nay, hệ thống tổ chức của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội được đổi mới; các tổ chức với những chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác được phân định, điều chỉnh hợp lý hơn, từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, hệ thống chính trị cơ bản ổn định, phù hợp với Cương lĩnh và Hiến pháp; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần quan trọng trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Bên cạnh đó, nghị quyết cũng thẳng thắn chỉ ra tình hình thực tiễn còn những hạn chế tổn tại và những nguyên nhân của những hạn chế đó như: tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối dẫn tới yêu cầu, nhiệm vụ hoạt động chưa thực sự hiệu quả; còn chồng chéo, trùng lặp, chưa rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ của một số cơ quan, tổ chức; Cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả chưa cao, còn tình trạng phân công, phân cấp, phân quyền chưa rõ ràng, tình trạng làm thay, bao biện, bỏ sót nhiệm vụ; chất lượng cấp uỷ viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy các cấp còn một số bất cập; Năng lực lãnh đạo của không ít cấp ủy, tổ chức đảng còn yếu, cả ở Trung ương và địa phương còn hạn chế; Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương nhiều nơi còn thiếu chặt chẽ; Chưa phân định thật rõ tính đặc thù, vai trò của chính quyền đô thị, nông thôn, hải đảo; chậm đổi mới tổ chức bộ máy, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội, vẫn còn tình trạng chức năng trùng lặp, “hành chính hóa”, “công chức hóa”, nhiều nơi phương thức hoạt động chưa thiết thực, hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.

Nghị quyết đưa ra những hạn chế, bất cập tồn tại xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Trách nhiệm của một số cấp uỷ, tổ chức đảng chưa nhận thức đầy đủ, toàn diện, chưa ý thức được nhiệm vụ của mình về tầm quan trọng, tính cấp thiết và những yêu cầu đổi mới nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Việc thực hiện các chủ trương, lãnh đạo, quán triệt chưa đồng bộ, thiếu kiên quyết, còn tình trạng nể nang. Cơ chế, chính sách khuyến khích việc sắp xếp tinh gọn tổ chức, biên chế còn nhiều nơi chưa thực sự phù hợp, thiếu mạnh mẽ. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, tổng kết thực tiễn chưa thường xuyên, chưa giải quyết kịp thời. 

Thông qua thực trạng và chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân bất cập, Nghị quyết đã đề ra những giải pháp cụ thể để các cơ quan, tổ chức thực hiện được mục tiêu của nghị quyết một cách có hiệu quả nhất:

Mỗi đơn vị cơ quan, mỗi cán bộ lãnh đạo xem đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần phải tíc cực, chủ động thực hiện quyết liệt, đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trước yêu cầu mới.

Với nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo xây dựng và quản lý tổ chức bộ máyphải nghiêm túc thực hiện; tích cực phát huy đầy đủ, đúng đắn vai trò lãnh đạo của Đảng, và phát huy được quyền làm chủ của Nhân dân. Rà soát, quy định chặt chẽ hơn về vấn đề biên chế, số lượng cán bộ, công chức, viên chức.

Tăng cường phân cấp, phân quyền, tăng cường phối hợp công tác kiểm tra giữa Đảng với thanh tra của Nhà nước, giám sát của Mặt trận Tổ quốc cùng sự kiểm tra, giám sát từ các đoàn thể chính trị – xã hội, các cơ quan dân cử.

2. Liên hệ tới cơ quan và bản thân trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị:

Đối với cơ quan, thời gian qua đã quan tâm tới việc sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đã bố trí, sắp xếp các cán bộ có tài vào vị trí công việc phù hợp với nhiệm vụ đề ra qua quá trình thực hiện nghị quyết, kế hoạch tại cơ quan. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các cán bộ có vi phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kịp thời hơn, răn đe hơn. Tuy nhiên, việc bố trí, sắp xếp cán bộ còn chưa phù hợp với nhiều ngành nghề do sự nể nang, dẫn đến chất lượng hiệu quả công việc chưa cao, thâm chí xảy ra nhiều sai sót do nhiều cán bộ làm trái ngành, thiếu kiến thức, kỹ năng chuyên môn để giải quyết nhiệm vụ.

Đối với bản thân là lãnh đạo trong thời gian qua đã nhận thức được trách nhiệm của mình trong quá trình đổi mới, tổ chức sắp xếp lại hệ thống chính trị quan tâm. Bản thân chủ động tham mưu cho cấp ủy thực hiện tốt việc xây dựng đề án vị trí việc làm phù hợp với điều kiện thực tế; trong cơ quan phân công công việc phù hợp với năng lực sở trường của từng cán bộ; khi cán bộ có biểu hiện lệch lạc như tham ô, tham nhũng, … thì thường xuyên nhắc nhở kiểm tra uốn nắn. Ngoài ra, bản thân còn chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của đảng pháp luật Nhà nước, luôn giữ gìn đoàn kết nội bộ, tiếp thu và lắng nghe ý kiến đóng góp đồng chí trong đơn vị; tu dưỡng đạo đức, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội.

3. Một số đề xuất để thực hiện tốt nghị quyết:

– Đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt của các cấp ủy, chi bộ; tăng cường giáo dục về chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên và kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện suy thoái chính trị, đạo đức, lối sống.

– Tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức cùng với việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; công khai đến các chế độ, chính sách đối với cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nhân dân giám sát

– Xây dựng cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài nhất là đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất đạo đức, nhận được sự tín nhiệm của nhân dân, có đủ năng lực lãnh đạo để xây dựng đội ngũ cán bộ có thể đảm nhận và thực hiện tốt nhiệm vụ trong tình hình mới.

– Thường xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm cán bộ khi vi phạm những quy định của tổ chức Đảng, chính quyền, nhà nước và pháp luật, nội quy của cơ quan, đoàn thể.

Người viết thu hoạch

    5 / 5 ( 1 bình chọn )