Bài thu hoạch nâng chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng 3

Mở đầu bài thu hoạch nâng chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng 3? Nội dung bài thu hoạch nâng chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng 3? Kết luận bài thu hoạch nâng chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng 3?

Bài thu hoạch nâng chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng 3 mà một vấn đề rất được quan tâm sau khi giáo viên trải qua quá trình học tập và rèn luyện để nâng chức danh nghề nghiệp giáo viên lên hạng. Vậy nếu bạn vẫn chưa biết làm bài thu hoạch nâng chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng 3 từ đâu. Hãy theo dõi ngay dưới đây để biết chi tiết hơn nhé.

1. Mở đầu bài thu hoạch nâng chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng 3:

Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 3 không chỉ có ý nghĩa để hoàn thiện hồ sơ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp mà còn cung cấp những kiến thức vô cùng hữu ích liên quan đến hoạt động giáo dục cùng các kỹ năng nghề nghiệp sư phạm.

Với những kiến thức khóa học đã cung cấp giúp cho bản thân tôi vững bước hơn trong sự nghiệp trồng người. Khóa học đã cung cấp khối lượng kiến thức toàn diện từ các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, quản lý giáo dục đến các kiến thức đến hoạt động chuyên môn. Cụ thể, trong khóa học bao gồm 10 chuyên đề như sau:

Chuyên đề 1: Lý luận về nhà nước và hành chính nhà nước

Chuyên đề 2: Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục đào tạo

Chuyên đề 3: Quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chuyên đề 4: Giáo viên với công tác tư vấn học sinh trong trường tiểu học

Chuyên đề 5: Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường tiểu học

Chuyên đề 6: Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III

Chuyên đề 7: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học

Chuyên đề 8: Thanh tra kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng trường tiểu học

Chuyên đề 9: Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên trong trường tiểu học

Chuyên đề 10: Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển trường học

Dưới đây, với mục đích báo cáo những kiến thức, kỹ năng bản thân đã thu nhận được, bài thu hoạch bao gồm nội dung kiến thức cơ bản của 10 chuyên đề nói trên.

Để có thể đi sâu phân tích vấn đề và phát triển đầy đủ các ý trong chuyên đề em lựa chọn chủ đề “Giáo viên với công tác tư vấn học sinh tiểu học”

2. Nội dung bài thu hoạch nâng chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng 3:

Khái niệm tư vấn học đường cho học sinh tiểu học

Tư vấn là đưa ra lời khuyên hoặc đóng góp ý kiến về những vấn đề được hỏi đến nhưng không có quyền quyết định

Tư vấn học đường cho học sinh Tiểu học được hiểu là một tiến trình trợ giúp học sinh Tiểu học tự tìm hiểu mình, biết được tiềm năng của bản thân, nâng cao năng lực tự giải quyết những khó khăn trong cuộc sống.

Đặc điểm tâm lý lứa tuổi tiểu học

Học sinh tiểu học ở độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi. Ở lứa tuổi này, học sinh tiểu học tiềm tàng khả năng phát triển về trí tuệ, lao động, rèn luyện và hoạt động xã hội.

Trẻ em ở độ tuổi tiểu học đang trong quá trình hình thành và phát triển về mặt sinh lý, tâm lý. Học sinh tiểu học chưa có đầy đủ ý thức, phẩm chất và năng lực mà cần nhận được sự bảo trợ, giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội. Với lứa tuổi này, các em dễ dàng thích nghi và tiếp thu cái mới, tuy nhiên chưa có được sự tập trung cao độ và khả năng ghi nhớ tốt.

Về tri giác, Đối với trẻ em ở lứa tuổi tiểu học thì tri giác của học sinh tiểu học phản ánh những thuộc tính trực quan, cụ thể của sự vật, hiện tượng và xảy ra khi chúng trực tiếp tác động lên giác quan. Tri giác giúp cho trẻ định hướng nhanh chóng và chính xác hơn trong thế giới. Tri giác còn giúp cho trẻ điều chỉnh hoạt động một cách hợp lý. Trong sự phát triển tri giác của học sinh, giáo viên tiểu học có vai trò rất lớn trong việc chỉ dạy cách nhìn, hình thành kỹ năng nhìn cho học sinh, hướng dẫn các em biết xem xét, biết lắng nghe.

Về tình cảm, Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lý, nhân cách của mỗi người. Đối với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó là khâu trọng yếu gắn nhận thức với hoạt động của trẻ em. Tình cảm tích cực sẽ kích thích trẻ em nhận thức và thúc đẩy trẻ em hoạt động. Tình cảm học sinh tiểu học được hình thành trong đời sống và trong quá trình học tập của các em. Vì vậy giáo viên dạy học lớp ghép cần quan tâm xây dựng môi trường học tập nhằm tạo ra xúc cảm, tình cảm tích cực ở trẻ để kích thích trẻ tích cực trong học tập.

Xuất phát từ các đặc điểm tâm lý đó, học sinh tiểu học có các hoạt động sau:

Thứ nhất: Hoạt động học tập. Đối với học sinh tiểu học, hoạt động học tập cung cấp các kiến thức mới mẻ và phong phú, các môn học được sắp xếp hợp lý nhằm hình thành và phát triển trí tuệ một cách nhanh chóng, thuận lợi ở các em.

Thứ hai: Hoạt động vui chơi. Vui chơi là một nhu cầu tất yếu của học sinh tiểu học. Khác với bậc mầm non, hoạt động vui chơi của học sinh tiểu học có tính tổ chức và nội dung phong phú hơn. Các em thích các trò chơi vận động, những trò chơi rèn luyện tính nhanh nhẹn, có quy tắc và phân vai rõ ràng.

Ngoài ra, hoạt động học tập và vui chơi, các em học sinh tiểu học có nhiều hoạt động mới mẻ khác chẳng hạn như hoạt động lao động. Nhờ các hoạt động lao động, Các em được giác ngộ ý thức về lao động. Càng về cuối cấp, ý thức về lao động càng phát triển. Học sinh tiểu học rất tích cực tham gia lao động, đặc biệt là lao động tập thể ở nhà trường. Lao động của học sinh tiểu học có đặc điểm nổi bật là lao động chỉ mang tính chất giáo dục. Mỗi một hình thức lao động đều có ý nghĩa giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học. Ngoài ra các em còn tích cực tham gia các hoạt động khác như hoạt động văn nghệ. Các hoạt động văn nghệ không những giúp các em giải tỏa căng thẳng sau giờ học căng thẳng mà con nuôi dưỡng một tâm hồn đẹp.

Nội dung, hình thức và phương pháp tư vấn học sinh tiểu học

Về nội dung, tư vấn cho học sinh tiểu học tập trung vào các nội dung chủ yếu như phương pháp học tập, vấn đề tình bạn, kỹ năng sống,…

Về hình thức tư vấn, Tư vấn học đường có thể tư vấn trực tiếp và tư vấn gián tiếp. Tư vấn gián tiếp thông qua hoạt động tư vấn trước toàn trường thông qua các hoạt động chung, các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp.

Về phương pháp, với đối tượng học sinh tiểu học, các phương pháp chủ yếu được sử dụng bao gồm: phương pháp đàm thoại, phương pháp quan sát, phương pháp kể chyện, phương pháp đóng vai xử lý tình huống, Phương pháp trực quan,…

Nguyên tắc và kỹ năng tư vấn học đường

Khi tư vấn học sinh tiểu học cần tuân thủ các nguyên tắc trách nhiệm, nguyên tắc bảo mật, nguyên tắc tin tưởng vào khả năng tự quyết của học sinh.

Để thực hiện tốt công tác tư vấn, người giáo viên cần có đầy đủ các kỹ năng cụ thể như sau:

Thứ nhất: Nhóm kỹ năng chung kỹ năng lắng nghe; kỹ năng hỏi; kỹ năng thấu cảm; kỹ năng phản hồi; kỹ năng cung cấp thông tin; kỹ năng hóa giải im lặng; kỹ năng đối đầu.

Thứ hai: Nhóm kỹ năng tư vấn chuyên biệt như kỹ năng phát hiện sớm; kỹ năng đánh giá tâm lý học sinh; kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động phòng ngừa trong nhà trường; kỹ năng can thiệp; kỹ năng phân phối các lực lượng giáo dục; kỹ năng lập và lưu trữ hồ sơ tâm lý học sinh.

3. Kết luận bài thu hoạch nâng chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng 3:

Ncó thể thấy được vai trò của bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp và nhất là đối với nghề giáo viên như vậy ua chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng 3, bản thân tôi đã phần nào được nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển năng lực nghề nghiệp, thực hiện tốt các nhiệm vụ của viên chức giảng dạy, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 2.

Thông qua những trải nghiệm về khóa học đã giúp tôi có kiến thức để vận dụng tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; có khả năng vận dụng sáng tạo những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục tiểu học, nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh tiểu học; vận dụng sáng kiến kinh nghiệm hoặc sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào thực tiễn giáo dục tiểu học. Bên cạnh đó, có hiểu biết về các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng.

Trên đây là thông tin về ” Bài thu hoạch nâng chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng 3″ và các thông tin pháp lý có liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành và hi vọng các thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc, đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo nhé.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )