Sau khi kết thúc khóa học thì người học sẽ phải viết bài thu hoạch lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 3. Vậy bài thu hoạch lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 3 sẽ được viết như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 3:
CHUYÊN ĐỀ: SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN
VÀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
1. Giới thiệu về cơ sở giáo dục Trường tiểu học…
Trường tiểu học… được đặt tại địa chỉ … Trường tiểu học nằm ở trung tâm thị trấn. Hiệu trưởng đầu tiên của trường tiểu học… là thầy … cho đến nay trường đã trải qua 4 quyền hiệu trưởng.
Trường … được thành lập từ năm …
Năm học … trường có tổng tất cả là 35 cán bộ, giáo viên, nhân viên (trong đó có 02 nhân viên bảo vệ hợp đồng).
– Ban Giám hiệu của trường…có 03 thành viên:
+ Thầy … – Hiệu trưởng
+ Cô… – Phó Hiệu trưởng
+ Thầy … – Phó Hiệu trưởng
– Từ khi bắt đầu thành lập và hoạt động trường đã có rất nhiều thành tích đáng kể, cụ thể như:
+ Năm…trường đã vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng 2
+ Năm …trường đã đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc
2. Thực trạng của việc Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng những giáo viên trong trường tiểu học ở Trường…
* Những kết quả mà đã đạt được:
– Đội ngũ giáo viên nhà trường đều có phẩm chất đạo đức tốt, đều có uy tín với các học sinh và những nhân dân địa phương, đều nhiệt tình trong công việc và đều có khả năng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Hoạt động chuyên môn của nhà trường tiêu học… trong nhiều năm đều có nề nếp, có chất lượng dạy và học được nâng lên qua mỗi năm học
– Vào năm học ….trường tiểu học có số học sinh được lên lớp thẳng đã đạt 253/256 em chiếm 99,34%, học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học đạt được 100%.
– Giáo viên đã đạt chiến sĩ thi đua có 4 Giáo viên và có 5 giáo viên đạt được giáo viên dạy giỏi cấp huyện.
– 100% Giáo viên của trường có trình độ trên chuẩn và đạt chuẩn trở lên.
– Về công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho các giáo viên trẻ được các Ban giám hiệu nhà trường lưu ý quan tâm.
* Những hạn chế còn tồn tại:
– Giáo viên trên lớp chưa đảm bảo theo quy định vẫn còn tồn tại.
– Giáo viên có sự biến động do thuyên chuyển vẫn diễn ra hằng năm.
– Trình độ về nhận thức và khả năng tiếp thu của các học sinh chưa cao; các em học sinh chưa mạnh dạn trong giao tiếp hằng ngày cũng như khả năng diễn đạt và chia sẻ trước tập thể vẫn còn yếu.
* Thực trạng về sinh hoạt tổ chuyên môn và vấn đề công tác bồi dưỡng giáo viên:
– Nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn còn chưa phong phú, hình thức vẫn còn đơn điệu, gò bó và chưa đi sâu vào những vấn đề trọng tâm và đổi mới phương pháp dạy học. Trong các buổi sinh hoạt, không khí vẫn thường trầm lắng và những vấn đề mới và khó còn ít được mang ra bàn bạc và thảo luận.
– Một số tổ chuyên môn còn là tổ ghép nên khó thống nhất về những góp ý trao đổi về chuyên môn.
– Khi tổ sinh hoạt thì chỉ có một thư ký để ghi chép một cách qua loa để có một biên bản đảm bảo hồ sơ tổ. Các thành viên ở trong tổ thi sinh hoạt khá hời hợt và dường như không trao đổi, không có ý kiến và nếu tổ trưởng có triển khai hướng dẫn chỉ đạo thì cũng không ghi chép thế nên sau đó hầu hết đều không nhớ để thực hiện.
* Nguyên nhân tồn tại hạn chế:
Trong thực tế, không phải là tất cả những tổ chuyên môn ở trường tiểu học đều có thể phát huy được và thực hiện tốt những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Có một số tổ chuyên môn vẫn còn xảy ra tình trạng sinh hoạt nhưng lại không đi sâu vào chuyên môn mà chỉ tổ chức qua loa. Có nhiều những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng dường như chủ yếu nhất là do chính nhận thức của những người quản lý. Một nguyên nhân khác đó chính là do năng lực quản lý của những người quản lý còn hạn chế. Đôi khi, nhiều quản lý đã ý thức được mối quan hệ khá chặt chẽ của tổ chuyên môn với những nâng cao chất lượng giảng dạy… nhưng họ lại không biết bắt đầu từ đâu và phải làm gì để chỉ đạo tổ hoạt động của mình vào nề nếp và có hiệu quả.
3. Đề xuất một số giải pháp khắc phục những hạn chế tồn tại
* Tạo lập một môi trường tự học, tự bồi dưỡng và cùng hợp tác chia sẻ:
+ Giúp mỗi giáo viên của trường phải hiểu rõ các hoạt động của nhà trường, của tổ chuyên môn nhằm để hoạt động theo sự hỗ trợ và góp phần vào chính sự phát triển của toàn bộ nhà trường.
+ Thực hiện tốt những việc chia sẻ thông tin, cung cấp và trao đổi thông tin giữa các đồng nghiệp với nhau nhằm để mọi người có cơ hội để lựa chọn những thông tin phù hợp với nhiệm vụ của chính mình. Xây dựng được văn hóa của trường với định hướng cụ thể để mọi người trong trường cùng hướng tới.
+ Phát triển các mối quan hệ giữa các đồng nghiệp để đảm bảo được sự hợp tác giữa các giáo viên trong tổ nhằm để thực hiện nhiệm vụ, học tập lẫn nhau và bồi dưỡng bản thân.
+ Khuyến khích quá trình tự học và tự bồi dưỡng. Phát động các phong trào tự học và tự bồi dưỡng trong đội ngũ giáo viên.
* Thay đổi công tác về bồi dưỡng giáo viên tập sự và bồi dưỡng những giáo viên trong Tổ chuyên môn;
+ Phân công các giáo viên thực hiện kèm cặp, hỗ trợ các giáo viên mới, các giáo viên có nhiều khó khăn trong hạn chế trong năng lực nhằm để giúp họ phát triển được chuyên môn và họ sẽ có khả năng thực hiện các nhiệm vụ phân công một cách tốt nhất.
+ Sử dụng mạng internet nhằm để bồi dưỡng các giáo viên trẻ theo hình thức học tập tại nhà. Giáo viên của trường có thể trao đổi và chia sẻ với những giáo viên mà chưa có kinh nghiệm đứng lớp.
* Sinh hoạt tổ chuyên môn theo cụm trường nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên:
+ Sinh hoạt chuyên môn liên trường có một ý nghĩa rất thiết thực đối với mỗi môn học vì nó có thể giải quyết được các vấn đề khó khăn trong vấn đề chuyên môn đối với các trường mà có quy mô bé.
4. Kết luận
Một trong các hoạt động tại nhà trường thì hoạt động về lĩnh vực chuyên môn chính là một trong những hoạt động mà giữ vai trò rất quan trọng. Tổ chuyên môn sẽ tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá ban đầu về những kết quả giảng dạy – học tập, những phương pháp dạy học, những đổi mới nội dung chương trình … một cách thiết thực nhất. Những hoạt động chuyên môn của nhà trường có chất lượng hay là không thì vấn đề này sẽ phải phụ thuộc vào việc sinh hoạt ở các tổ chuyên môn vì sinh hoạt tổ chuyên môn chính là hoạt động nòng cốt mà không thể thiếu trong các cơ sở trường học nói chung và các cơ sở trường tiểu học nói riêng.
Đối với bản thân tôi là một trong các giáo viên đang thực hiện công tác giảng dạy tại trường tiểu học….., qua việc tôi được học tập và nghiên cứu các phương pháp sinh hoạt chuyên môn theo với hướng nghiên cứu bài học và trải qua thực tế thực hiện tại đơn vị tôi đã nhận thấy: Sinh hoạt chuyên môn đã giải quyết được các bất cập trong sinh hoạt chuyên môn từ xưa tới nay. Nếu như trước đây, người dự chỉ thực hiện “mổ xẻ” cách dạy của người dạy mà lại quên đi đối tượng là học sinh học họ học như thế nào vì thế mà giờ dạy sẽ rơi vào tình trạng phô diễn chứ không phải thực chất là một quá trình học tập. Khi thực hiện áp dụng tiến hành đổi mới về tổ chuyên môn thì đã xác định những bước đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu về bài học như sau:
– Chuẩn bị bài nghiên cứu và tiến hành dạy minh họa và dự giờ, rút ra những kinh nghiệm và sẽ vận dụng vào các bài giảng sau.
– Khi thảo luận và chuẩn bị bài, các giáo viên phải lấy học sinh làm trung tâm và phải tập chung phân tích các vấn đề liên quan đến người học.
– Sau các tiết dạy thì cả tổ phải cùng suy ngẫm và thảo luận từ đó rút ra kinh nghiệm để thực hiện vận dụng vào các bài giảng sau. Những giáo viên đưa ra các ý kiến nhận xét và góp ý trên tinh thần xây dựng và khi nhận xét thì chủ yếu hướng tới đối tượng là người học xem các em học như thế nà và các em có hứng thú và đạt kết quả cao từ phương pháp đó không và để từ đó tìm ra cách khắc phục những hạn chế mà còn mắc phải sao cho phù hợp nhất cao nhất.
2. Hướng dẫn viết bài thu hoạch lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 3:
Khi viết bài thu hoạch lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 3 cần lưu ý những vấn đề sau:
– Tên bài thu hoạch (bài thu hoạch lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 3)
– Giới thiệu tổng quan về trường nơi mình đang công tác
– Thực trạng của việc Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng những giáo viên trong trường tiểu học nơi mình đang công tác
– Đề xuất một số giải pháp khắc phục những hạn chế tồn tại
– Kết luận.
THAM KHẢO THÊM: