Sự phát triển của xã hội khiến cho tất cả các học sinh phải không ngừng học tập và trau dồi, đặc biết các kỹ năng sống cần thiết. Dưới đây là tham khảo Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Tiểu học Module 42.
Mục lục bài viết
1. Xác định mục tiêu hoạt động ngoại khóa có tăng cường giáo dục kỹ năng sống:
1.1. Về kiến thức:
– Hiểu được vai trò quan trọng của việc học tập và rèn luyện kỹ năng sống trong HĐGD NGLL.
– Hiểu rõ nội dung của một số kỹ năng sống cần thiết của học sinh Trung học Phổ thông.
– Trình bày được những lợi ích của các kỹ năng sống đối với bản thân học sinh trong học tập, rèn luyện ở nhà trường và trong cuộc sống ở gia đình, cộng đồng xã hội:
+ Quản lý thời gian: Các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh ưu tiên các nhiệm vụ, lập kế hoạch trong ngày và tạo ra các hệ thống giúp chúng luôn ngăn nắp. Do đó, họ học cách quản lý thời gian của mình – một kỹ năng sống quan trọng giúp đạt được thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
+ Trí tuệ xã hội và cảm xúc: Trí tuệ xã hội và cảm xúc là một tập hợp các kỹ năng bao gồm nhận thức về bản thân, động lực, nhận thức xã hội và quản lý các mối quan hệ. Việc tham gia các hoạt động xã hội như dã ngoại và các bài tập xây dựng đội nhóm khác giúp học sinh học cách giao tiếp hiệu quả, giải quyết xung đột và giải quyết vấn đề thông qua làm việc theo nhóm. Những kỹ năng này rất cần thiết để thành công cả trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp.
+ Kỹ năng lãnh đạo: Các hoạt động ngoại khóa có thể giúp sinh viên phát triển các kỹ năng lãnh đạo được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Khi họ làm việc trong các dự án và tìm hiểu về tinh thần đồng đội, họ phát triển sự tự tin và khả năng lãnh đạo người khác, giao nhiệm vụ và thúc đẩy mọi người. Những kỹ năng này không chỉ giúp họ nổi bật trong bất kỳ con đường sự nghiệp nào mà còn bổ sung thêm một phần lợi thế khi nộp đơn xin việc và phỏng vấn.
+ Phục vụ và Đồng cảm: Tham gia vào các dự án dịch vụ giúp học sinh học cách đền đáp cộng đồng của mình đồng thời phát triển sự đồng cảm với người khác. Những sinh viên tham gia vào dịch vụ cộng đồng có xu hướng có thái độ tích cực hơn về cuộc sống và mối quan hệ lành mạnh hơn với những người khác. Những đặc điểm này làm cho họ sinh lợi cho những nhà tuyển dụng muốn những người tham gia vào cộng đồng của họ và sẵn sàng đi xa hơn trong công việc.
+ Xây dựng sự tự tin: Các hoạt động ngoại khóa giúp tăng cường sự tự tin bằng cách cho phép trẻ chấp nhận rủi ro trong một môi trường an toàn. Ví dụ, tham gia các môn thể thao có thể giúp xây dựng sức mạnh thể chất và sức chịu đựng đồng thời tăng cường sự nhạy bén về tinh thần thông qua việc giải quyết vấn đề. Những bài học này có thể được áp dụng trong các khía cạnh khác của cuộc sống, từ việc vượt qua sự nhút nhát trong các cuộc trò chuyện đến chấp nhận rủi ro khi xin việc hoặc thực tập.
+ Tư duy sáng tạo: Các hoạt động ngoại khóa khuyến khích trẻ em đưa ra những ý tưởng và giải pháp mới cho các vấn đề. Học sinh tham gia vào các hoạt động này lớn lên với khả năng nhìn mọi thứ từ một góc độ khác trong khi đưa ra các giải pháp hợp lý cho các vấn đề.
+ Xây dựng mối quan hệ vững chắc: Những học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa thường được tiếp cận với một môi trường thân thiện, nơi các em có thể học các kỹ năng có giá trị bằng cách cộng tác với các bạn và người cố vấn của mình. Sự tương tác mà sinh viên có với những người tham gia và người cố vấn của họ thường mang lại cho họ cơ hội hình thành các mối quan hệ có tác động lâu dài đến cuộc sống và sự nghiệp của họ.
1.2. Về kĩ năng:
– Biết cách rèn luyện các kỹ năng sống qua việc tham gia các HĐGD NGLL của lớp, của trường.
– Biết thực hành và vận dụng các kỹ năng sống trong giao tiếp/ứng xử tích cực với bản thân, với người khác; với các tình huống trong HĐGD NGLL và trong cuộc sống ở nhà trường, gia đình và cộng đồng.
1.3. Về thái độ:
– Có ý thức và thái độ tích cực tham gia các HĐGD NGLL một cách chủ động và tự giác.
– Có ý thức rèn luyện các kỹ năng sống trong các hoạt động cụ thể của HĐGD NGLL.
– Giúp học sinh mở rộng và nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực của đời sống xã hội, đồng thời củng cố cũng như làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh.
– Học sinh cần được rèn luyện các kỹ năng cơ bản phù hợp với thể chất và trí lực của học sinh Trung học cơ sở như: kỹ năng tự mình kiểm tra, đánh giá năng lực kết quả học tập, kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động;
– Học sinh cần được bồi dưỡng phẩm chất cũng như thái độ tích cực chủ động tham gia các hoạt động của tập thể và xã hội; giúp học sinh tự bồi dưỡng tình cảm chân thành, niềm tin cũng như lối sống trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước; có thái độ chừng mực và đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội.
– Giúp học sinh tự chuyển dịch kiến thức thành thái độ hành vi.
Trong giảng dạy ở tiểu học, giáo viên cần bước đầu hình thành cho học sinh một số kỹ năng mềm cơ bản sau:
– Kỹ năng tự nhận thức và giao tiếp;
– Kỹ năng tụ ra quyết định;
– Kỹ năng kiên định.
– Kỹ năng đặt mục tiêu.
2. Cấu trúc kế hoạch hoạt động ngoại khóa theo hướng tăng cường giáo dục kỹ năng sống:
1. Mục tiêu hoạt động ngoại khóa: bao gồm mục tiêu về kỹ năng, kiến thức và thái độ của học sinh cần đạt được sau khi học tập về một kỹ năng sống. (Thời gian diễn ra: 90-120 phút)
2. Phương tiện cần chuẩn bị: bao gồm những yêu cầu chuẩn bị về tài liệu và thiết bị hỗ trợ cho mỗi chủ đề như: giấy A0, A4 màu, bút dạ, bảng, thẻ màu, máy chiếu được sử dụng trong quá trình giảng dạy bài học
Tài liệu:
– Các phiếu bài tập cá nhân hoặc phiếu hoạt động bài tập nhóm
– Các bài tập tình huống giả định
– Những tài liệu đọc thêm để học sinh tham khảo
3. Tiến hành hướng dẫn bài giảng:
3.1. Ôn bài cũ: Câu hỏi/trò chơi/câu đố để người học nhớ lại nội dung đã học lần trước (Hoạt động 1)
3.2. Giới thiệu những nội dung khái quát cơ bản mà các HS sẽ học trong bài (Hoạt động 2)
3.3. Dẫn dắt bài: Nêu tình huống bằng câu chuyện/Nêu vấn đề bằng câu hỏi để học sinh trải nghiệm vấn đề…(Hoạt động 3)
3.4. Tìm hiểu bài: Thảo luận nhóm/cặp đôi/Sắm vai/Động não để học viên phân tích về vấn đề nêu trên và hướng dẫn viên tóm tắt các ý chính sau hoạt động (Hoạt động 4)
3.5. Áp dụng thực hành của học sinh: Câu hỏi liên hệ cuộc sống/bài tập ghi lại việc áp dụng để Học viên liên hệ vào cuộc sống thực của mình về vấn đề nêu ra ở các hoạt động trên. (Hoạt động 5)
4 Tổng kết bài: Hướng dẫn viên tổng kết chốt lại những nội dung quan trọng cần nhắc nhở HS sau khi tham gia học một chủ đề và Kĩ năng sống (Hoạt động 6)
5. Đánh giá: Đánh giá cá nhân hoặc đánh giá nhóm về mức độ nhận thức, mức độ hứng thú của học sinh với buổi học. Cũng có thể là học sinh tự đánh giá một kĩ năng nào đó của mình. (Hoạt động 7)
3. Thực hành thiết kế kế hoạch hoạt động ngoại khóa theo hướng tăng cường giáo dục kỹ năng sống:
Chủ điểm: Ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
a) Mục đích: Giúp học sinh hiểu sơ lược về lịch sử thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Tự hào về ngày truyền thống trọng đại của Đất nước
Hình thành và rèn luyện cho học sinh mạnh dạn, thích giao tiếp, độc lập suy nghĩ, sáng tạo, đồng thời rèn luyện cho nhiều em khả năng tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể.
Tạo cho học sinh trong lớp không khí phấn khởi, tin tưởng “Vui mà học, học mà vui”, làm cho các em luôn luôn sẵn sàng tham gia các hoạt động của lớp.
b) Chuẩn bị:
Bảng di động
Phấn màu đỏ để ghi từ hàng dọc.
Phấn màu trắng để ghi chữ cái hàng ngang.
Bút để điền vào phiếu học tập
THAM KHẢO THÊM: