Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên GVMN Module 28 gồm các tiêu mục chính: Mục đích phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng, các tổ chức xã hội để giáo dục trẻ mầm non? Phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng, các tổ chức xã hội để giáo dục trẻ mầm non? Các hình thức và hương pháp phối hợp giữa nhà trương với cộng đồng và các tổ chức xã hội trong giáo dục trẻ mầm non?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mục đích phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng, các tổ chức xã hội để giáo dục trẻ mầm non:
- 2 2. Phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng, các tổ chức xã hội để giáo dục trẻ mầm non:
- 3 3. Các hình thức phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng và các tổ chức xã hội trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non:
- 4 4. Phương pháp phối hợp giữa nhà trương với cộng đồng và các tổ chức xã hội trong giáo dục trẻ mầm non:
1. Mục đích phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng, các tổ chức xã hội để giáo dục trẻ mầm non:
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng và các tổ chức xã hội để giáo dục trẻ mầm non.
Cộng đồng là một nhóm người có cùng sở thích hoặc cùng cư trú trên một vùng lãnh thổ nhất định. Trong cộng đồng thường có những quy tắc chung được mọi người thực hiện thống nhất. Ở nông thôn, có cộng đồng thôn, xóm, làng, xã, ví dụ: cộng đồng dân cư thôn/làng là một quần thể những người cùng chung sống trong thôn/làng, cùng thực hiện các hành vi, ứng xử một cách thống nhất theo luật pháp của Nhà nước và những quy ước, hương ước của làng đã được toàn dân trong thôn đó chấp nhận và thực hiện hằng ngày. Ở thành phổ, có cộng đồng: tổ dân phố, cụm dân cư, rộng hơn nữa là cộng đồng nhân dân trong phường và mọi người đều phải tuân thủ theo luật pháp và những quy định chung của tổ dân phố hay của cụm dân cư, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân.
Dù ở bất kỳ nơi nào, cộng đồng dân cư gần gũi luôn là xã hội nhỏ bé gắn bó mật thiết với mỗi con người. Lợi ích của cộng đồng bao gồm lơi ích của các cá nhân, do đó, mọi quyền lợi chính đáng của cá nhân được cộng đồng bảo vệ, cá nhân trong cộng đồng được phát triển, được hợp tác và được cộng đồng sửa chữa và bổ sung những khiếm khuyết. Ngoài ra cộng đồng có thể hỗ trợ cá nhân biết cách làm việc hiệu quả, có thể giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần, và do vậy mà cá nhân sẽ phát triển.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tổ chức xã hội, liệt kê các tổ chức xã hội có thể phối hợp với nhà trường để giáo dục trẻ mầm non.
Khái niệm tổ chức xã hội:
Tổ chức xã hội là khái niệm thường dùng trong xã hội học. Hiểu theo cách đơn giản nhất thì tổ chức là một nhóm người làm việc chung với nhau. Theo nghĩa rộng hơn, tổ chức là nhìều người tập hợp thành một nhóm hay ban, hội hoặc là đoàn… nhằm điều hành hay quản lí một công việc nào đó.
Trong đời sống xã hội, có nhiều loại tổ chức.
+ Xét về mặt chính trị-xã hội, có các loại tổ chức chính sau đây:
- Tổ chức nhà nước.
- Tổ chức phi chính phủ.
- Tổ chức xã hội dân sự.
+ Nếu xét theo mục đích hoạt động thì có thể phân chia các tổ chức thành hai loại:
- Tổ chức lợi nhuận
- Tổ chức phi lợi nhuận
- Các tổ chức xã hội có thể phối hợp với nhà trường để giáo dục trẻ mầm non đều thuộc các loại tổ chức nêu trên.
- Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của các tổ chức xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
Các tổ chức xã hội ở mỗi địa phương có vai trò ảnh hưởng nhất định đến hoạt động giáo dục của trường mầm non, mỗi tổ chức, cơ quan, ban ngành có ảnh hưởng nhiều hay ít tùy theo chức năng nhiệm vụ của cơ quan.
Hoạt động giáo dục mầm non mang tính xã hội hữu cơ. Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và giáo dục, trong đó có giáo dục mầm non của từng địa phương do uỷ ban nhân dân quyết định phê duyệt thực hiện.
Các quyết định, nghị quyết của tổ chức chính quyền địa phương có ảnh hường trực tiếp đến kế hoạch giáo dục của trường mầm non, bởi nếu được sự ủng hộ của chính quyền sẽ giúp hoạt động của trường có nhiều thuận lợi.
Tóm lại, vai trò của cộng đồng, các tổ chức xã hội ở địa phương là tạo môi trường văn hoá xã hội, kinh tế đạo đức, pháp luật,…cho trường mầm non trong công tác giáo dục trẻ, đồng thời có tác động trực tiếp đến từng gia đình, giúp họ thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, Nhà nước và nhà trường trong bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ, góp phần đảm bảo cho trẻ phát triển toàn diện.
Hoạt động 4: Tìm hiểu mục đích của việc phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng, các tổ chức xã hội trong giáo dục trẻ mầm non.
Giáo dục trẻ là trách nhiệm của toàn xã hội, do đó, giáo dục mầm non cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với cộng đồng, các tổ chức xã hội.
Mục đích cuối cùng của việc phối hợp này nhằm tạo ra một sự thống nhất về giáo dục của nhà trường và xã hội, để đi đến được mục đích cuối cùng, chúng ta cần đạt được các mục đích cụ thể sau:
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về giáo dục mầm non sâu rộng tới mọi tầng lớp trong cộng đồng và các tổ chức xã hội, đặc biệt là tới đối tượng trẻ nhỏ.
- Phối hợp để tăng cường mối quan hệ và tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng và các tổ chức xã hội giúp hoạt động giáo dục của nhà trường thuận lợi hơn.
- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện, đạt mục tiêu giáo dục đề ra.
2. Phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng, các tổ chức xã hội để giáo dục trẻ mầm non:
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của nhà trường trong việc phối hơp với cộng đồng và các tổ chức xã hội để giáo dục trẻ mầm non.
Để hoạt động phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng, các tổ chức xã hội trong chăm sóc giáo dục trẻ mầm non có kết quả tốt, phải đảm bảo sự hợp tác từ cả hai phía nhà trường và cộng đồng, các tổ chức xã hội.
Trước hết, trường mầm non cần phải phát huy được vai trò của mình, khẳng định tầm quan trọng của giáo dục mầm non trong sự phát triển mọi mặt của địa phương.
Trường mầm non có vai trò là tham mưu, tư vấn, đề xuất với lãnh đạo chính quyền, các ban ngành địa phương về kế hoạch và phương pháp vận hành giáo dục mầm non của nhà trường để lãnh đạo chính quyền, các ban ngành địa phương cùng nắm rõ và phối hợp thực hiện.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những nội dung phối hợp giữa trường mầm non với cộng đồng để giáo dục trẻ mầm non.
Nhà trường chủ động trao đổi với người đại diện của cộng đồng dân cư địa phương (trưởng thôn, tổ trương dân phổ, cụm dân cư…) để thống nhất mục tìêu và kế hoạch thực hiện và phối hợp để vận hành hiệu quả hệ thống giáo dục trẻ của trường mầm non.
Đề nghị cộng đồng hỗ trợ trong một số nội dung giáo dục truyền thống văn hóa cho trẻ như: đưa trò chơi dân gian, hát dân ca và các loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian khác vào dạy trẻ một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và bền vững theo truyền thống địa phương.
Đề nghị được tạo thêm điều kiện để trường mầm non có thể tham dự các hoạt động văn hoá văn nghệ, hay các lễ hội… truyền thống của vùng.
Phối hợp cho trẻ đi tham quan các danh lam thắng cảnh hay công trình, di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng của địa phương để giáo dục trẻ biết về ý thức chăm sóc, tôn vinh và biết ơn.
Hoạt động 3: Phối hợp giữa nhà trường với cãp ủy Đảng, chính quyền địa phương để giáo dục trẻ mầm non.
Nhà trường phải chủ động tham mưu kịp thời với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phuơng về kế hoạch hoạt động của nhà trường để các cấp lãnh đạo đưa vào chương trình, mục tìêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương hằng năm,ủy ban nhân dân các địa phương có trách nhiệm trong việc bảo đảm quy hoạch diện tích đất và áp dụng các phương thức giao đất, cho thuê đất, thuê cơ sở vật chất để phát triển mạng lưới các cơ sờ giáo dục mầm non, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non, phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn, địa phuơng.
Nhà trường cần phải tư vấn, đề xuất với chính quyền và các tổ chức, đoàn thể ở địa phương để tổ chức huy động mọi nguồn lực trên địa bàn phục vụ thực hiện các mục tìêu giáo dục mầm non.
Hoạt động 4: Phối hợp giữa trường mầm non với Hội Phụ nữ để giáo dục trẻ mầm non.
Ở Việt Nam, tỉ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động chiếm đến 30%, do vậy, phụ nữ có vai trò lất lớn đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ. Hội Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong sự tham gia vào các hoạt động lập kế hoạch xây dựng, đống góp bảo vệ các công trình phúc lợi, các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
Nhà trường có thể phối hợp tổ chức các hội thi như: “Kiến thức mẹ, sức khỏe con”, “Mẹ duyên dáng con khỏe ngoan”… để động viên đông đảo các tầng lớp phụ nữ học tập trau dồi kiến thức và nuôi dạy con theo khoa học.
Hoạt động 5: Phối hợp giữa trường mãm non với trung tâm y tế.
Trung tâm/trạm y tế là đơn vị chăm lo sức khỏe của cộng đồng. Nhà trường cần phối hợp với trung tâm/trạm y tế về các nội dung sau;
Tuyên truyền kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo khoa học.
Tuyên truyền về lơi ích của tiêm phòng bệnh cho trẻ theo chương trình tiêm chủng quốc gia, tầm quan trọng của tiêm chủng đúng lịch, đủ các mũi tiêm…
Tuyên truyền các biện pháp tạo môi trường sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn.
Hoạt động 6: Phối hợp giữa trường mầm non với Đoàn Thanh niên tại địa phương.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh là tổ chức chính trị xã hội có vị trí quan trọng trong đời sống của thanh niên, các hoạt động của Đoàn Thanh niên đều có ảnh hưởng đến mọi đoàn viên, với các hoạt động về giáo dục nhằm hưởng ứng theo tinh thần đổi mới nội dung, phương pháp dạy học thì các hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh nìên cũng góp phần khơi dậy tính tích cực, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao trình độ, động viên sự chủ động sáng tạo trong công tác chuyên môn để tổ chức được những hoạt động giáo dục trẻ hấp dẫn và đạt hiệu quả cao hơn.
Trong giáo dục mầm non, một số hoạt động sau có thể phối hợp với Đoàn Thanh niên:
+ Cùng tham gia phổ biến, tuyên truyền kiến thức giáo dục trẻ cho cộng đồng, cha mẹ trẻ.
Hoạt động 7: Phối hợp giữa trường mầm non với các tổ chức khác.
Các tổ chức hội như: hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội ngựời cao tuổi, hội chữ thập đỏ, công an phường/xã… cũng là những lực lượng có thể tham gia ủng hộ tích cực cho hoạt động giáo dục trẻ của trường mầm non.
Trường mầm non có thể phối hợp với các tổ chức xã hội trong các công tác sau:
+ Đề xuất hỗ trợ thu nhập cho giáo viên mầm non.
+ Huy động phụ huynh và cộng đồng tham gia và ủng hộ các phong trào của trường mầm non, đề nghị lực lượng dân phòng, công an, thị đội trên địa bàn hỗ trợ trong việc bảo quản tài sản, cơ sở vật chất của nhà trường
3. Các hình thức phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng và các tổ chức xã hội trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non:
Hoạt động: Tìm hiểu các hình thức phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng và các tổ chức xã hội để giáo dục trẻ mầm non.
Việc phổi hợp nhà trường với cộng đồng và các tổ chức xã hội để giáo dục trẻ mầm non đuợc thông qua dưới nhiều hình thức, có thể liệt kê ra một sổ hình thức dưới đây:
Thông qua các cuộc họp của chính quyền địa phương, các hội nghị mà cán bộ / giáo viên trường mầm non được tham dự.
Qua các khoá học tập, triển khai các nghị quyết, văn bản có liên quan đến giáo dục.
Biên soạn các tài liệu ngắn gọn, các tờ rơi phát cho cha mẹ học sinh, các hộ gia đình, các tổ chức kinh tế xã hội.
Sử dụng hệ thống loa thông tin, truyền hình địa phương để tuyên truyền các nội dung cho giáo dục mầm non.
Sử dụng bảng tin, panô, áp phích…
Sử dụng góc tuyên truyền tại các trường mầm non.
4. Phương pháp phối hợp giữa nhà trương với cộng đồng và các tổ chức xã hội trong giáo dục trẻ mầm non:
Hoạt động 1: Tìm hiểu các phương pháp phối hợp nhà trường với cộng đồng và các tổ chức xã hội để giáo dục trẻ mầm non.
Phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng và các tổ chức xã hội trong chăm sóc giáo dục trẻ mầm non là hoạt động mang tính xã hội, có thể liệt kê một sổ phương pháp thực hiện như sau:
*Tham mưu, tư vấn:
- Trong nội dung kế hoạch năm học, nhà trường phải xác định rõ vấn đề cần được hỗ trơ/ủng hộ của chính quyên, cộng đồng và các ban ngành ở địa phương chuẩn bị nội dung tham mưu thật ngắn gọn, rõ ràng.
*Nhà trường cần chủ động xin gặp hoặc tranh thủ trong các cuộc họp/hội nghị với chính quyền địa phương để tham mưu với lãnh đạo chính quyền và các ban ngành về những điều kiện cần thiết trong thực hiện giáo dục trẻ đạt kết quả tốt, tư vấn với chính quyền, các ban ngành, cộng đồng đị phương về việc hổ trợ cho tổ chức hoạt động giáo dục trẻ của trường.
*Ứng dụng công nghệ thông tin và xử lí thông tin:
Nhà trường, nhất là ban giám hiệu phải:
- Thường xuyên nắm bất thông tin, xử lí, phân tích để có biện pháp tư vấn kịp thời.
- Sử dụng công nghệ tin học để khai thác, nắm bất thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tuyên truyền, quảng bá cho những hoạt động giáo dục trẻ của trường
*Tuyên truyền, vận động:
- Tuyên truyền vận động trực tiếp (ban giám hiệu/giáo viên trường mầm non) hoặc sử dụng tuyên truyền viên tuyên truyền với tổ chức chính quyền, các ban ngành, đoàn thể để tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ cho nhà trường.
*Trao đổi, tọa đàm:
Phương pháp này đuợc sử dụng trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo:
*Tổng kết,
Kết thúc mọi hoạt động, nhà trường phải có bản báo cáo tổng kết về hoạt động đã làm, ghi rõ kết quả đã đạt và
- Ghi danh các đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động.
- Đúc kết kinh nghiệm cho những hoạt động khác tiếp sau.
Hoạt động 2: Tìm hiểu việc sử dụng các phương pháp phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng và các tổ chức xã hội để giáo dục trẻ mầm non.
Mỗi khi thực hiện một hoạt động nào đó của nhà trường, bao giờ cũng sử dụng kết hợp nhiều phương pháp và sử dụng các phương pháp càng mềm dẻo, linh hoạt thi việc phổi hợp nhà trườg với cộng đồng, các tổ chức xã hội để giáo dục trẻ càng dễ đạt kết quả tốt.
Ví dụ: Trong phong trào trồng cây xanh lấy bóng mát cho trường học, ban giám hiệu trường mầm non nhanh chóng tham mưu tư vấn với chính quyền địa phuơng về nhu cầu trồng cây ở sân trường và đề xuất được nhận ủng hộ cây trồng của Đoàn Thanh niên, hội nông dân. Sau đó gặp gỡ trực tiếp đại diện Đoàn Thanh niên, hội nông dân để xin được nhận sổ cây của Đoàn và hội trồng cho trường mầm non
THAM KHẢO THÊM: