Kỹ năng giao tiếp ứng xử của giáo viên mầm non với trẻ cần sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm của GVMN vào thực hiện các hoạt động như lắng nghe, làm chủ cảm xúc và giao tiếp với trẻ hiệu quả nhằm đạt được bài học và mục đích giao tiếp đề ra. Mời bạn đọc theo dõi bài viết: Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên GVMN Module 26.
Mục lục bài viết
1. Cơ sở lý luận về giao tiếp ứng xử của GVMN với trẻ:
1.1. Khái niệm về kỹ năng giao tiếp ứng xử của GVMN với trẻ:
Kỹ năng giao tiếp ứng xử của giáo viên mầm non với trẻ là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm của GVMN vào thực hiện các hành động, hoạt động lắng nghe, tự chủ cảm xúc và giao tiếp với trẻ có hiệu quả nhằm đạt được bài học, mục đích giao tiếp đề ra. Kỹ năng ứng xử sư phạm là yêu cầu quan trọng đối với mỗi giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non. Sự ứng xử khéo léo của giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành phát triển nhân cách trẻ ở bậc mầm non, trẻ chủ yếu hành xử theo những gì bản thân muốn và chưa hình thành suy nghĩ logic. Cô giáo phải là người hiểu tính cách, tâm lý của trẻ ở lớp và thật sự yêu thương trẻ, từ đó mới giúp trẻ biết kiềm chế cảm xúc, hướng đến suy nghĩ đúng đắn. Do đó, ngoài những kiến thức chuyên môn, GVMN cần trau dồi cho mình những kỹ năng ứng xử sư phạm cần thiết.
1.2. Các kỹ năng giao tiếp ứng xử của GVMN với trẻ:
Giao tiếp với trẻ mầm non cần có sự kết hợp của các nhóm kỹ năng như kỹ năng nhận thấy sự thay đổi trạng thái tâm lý qua nét mặt, ánh mắt, lời nói của trẻ. Kỹ năng phán đoán nhanh ý định, thái độ của trẻ, kỹ năng chủ động đề xuất giao tiếp với trẻ theo mục đích của mình, kỹ năng tự kiềm chế và kích thích sự hứng thú của trẻ,… Sau đây là 10 kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non mà giáo viên cần nắm vững:
+ Người giáo viên phải thường xuyên nói chuyện với trẻ trong quá trình dạy dỗ. Luôn tích cực thay đổi ngữ điệu và giọng nói sao cho phù hợp với nội dung và hoàn cảnh giao tiếp.
+ Khi trò chuyện hoặc trong giờ học hãy gọi tên trẻ, đồng thời cũng nên khuyến khích trẻ xưng tên và gọi tên người khác khi giao tiếp.
+ Động viên, khuyến khích trẻ bắt chước phát âm những từ mới, giúp trẻ mở rộng câu.
+ Sử dụng đồ dùng học tập, đồ chơi làm phương tiện phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ; phát triển ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (biểu lộ nét mặt, cử chỉ, điệu bộ khi chơi,…).
+ Làm mẫu những hành động khi giao tiếp kèm theo lời nói để trẻ học theo: chào, tạm biệt, đồng ý, từ chối, cảm ơn, xin lỗi,…
+ Dạy cho trẻ biết cách dùng các câu hỏi và câu trả lời khi giao tiếp: Đâu? Cái gì? Con gì? Làm gì? Ai đây?… Cần kiên nhẫn đợi bé trả lời câu hỏi.
+ Giáo viên nên cùng trẻ chơi những trò chơi dân gian, đọc các bài thơ, ca dao, tục ngữ,… nhằm tạo sự thân thiết giữa cô và trẻ. Đồng thời việc này tạo cho trẻ cách ghi nhớ dễ dàng thế giới quan xung quanh.
+ Cùng trẻ đọc sách, xem tranh, kết hợp với đó là hỏi han và trò chuyện về các nhân vật trong sách, trong tranh, giúp trẻ bộc lộ cảm xúc bằng điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt,…
+ Sử dụng các con rối, đồ chơi trong lớp để trò chuyện hay kể chuyện cho trẻ nghe.
+ Tạo điều kiện và khuyến khích cho trẻ giao tiếp với các bạn cùng trang lứa và mọi người xung quanh để rèn luyện cho trẻ sự mạnh dạn, tính cởi mở khi giao tiếp.
2. Cách thức điều chỉnh giao tiếp theo hướng tích cực hơn giữa GVMN với trẻ:
2.1. Giao tiếp trong các hoạt động chơi – tập – hoạt động học:
+ Giúp trẻ giải quyết các khó khăn như trẻ chưa tập trung chú ý, chưa biết cách thực hiện nhiệm vụ học tập.
+ Giúp trẻ thể hiện sự tự tin trong hoạt động học tập: Giúp trẻ lĩnh hội, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết, nhu cầu, tình cảm bằng lời nói, thái độ, hành động của mình với bạn, với cô.
+ Hướng dẫn trẻ thực hiện các hoạt động học, quan sát và điều chỉnh hoạt động của trẻ cho phù hợp, khơi gợi, kích thích tạo điều kiện để trẻ tham gia hoạt động học tích cực, chủ động hơn bằng hệ thống câu hỏi, ngôn ngữ, hiệu lệnh, chỉ dẫn, hướng dẫn.
+ Sử dụng ngôn ngữ nói: giáo viên hướng dẫn trẻ thực hiện hoạt động học thông qua sử dụng ngôn ngữ trong sáng, gần gũi, đặt các câu hỏi gợi mở, dễ hiểu, lôi cuốn sự chú ý của trẻ vào nội dung học, khi trẻ trả lời đúng thì cô dùng lời nói tán thành, đồng ý để tỏ sự hài lòng, tôn trọng trẻ và ngược lại.
Ví dụ: Con nói rất đúng! Cô cảm ơn con; Con còn hơi nhầm một chút, lần sau con cố gắng hơn nhé!
+ Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: Khi trẻ ói hoặc trả lời câu hỏi của cô, cô hơi nghiêng người về phía trẻ, gật đầu tán thành đồng ý, nét mặt cởi mở, gần gũi, mỉm cười thân thiện, thể hiện sự kiên nhẫn lắng nghe trẻ nói, chú ý và hiểu được thông điệp không lời từ phía trẻ, ánh mắt nhìn về phía trẻ một cách thân thiện, biết phát ra tín hiệu tỏ sõ sự quan tâm đến điều trẻ nói, chờ đợi và tôn trọng trẻ, đón ánh mắt của trẻ một cách chủ động, làm chủ được bản thân khi giao tiếp.
+ Nhận xét, đánh giá, cổ vũ, khuyến khích trẻ hoạt động.
2.2. Giao tiếp trong hoạt động ăn, ngủ của trẻ:
+ Trong giờ ăn: Nội dung giao tiếp chủ yếu của GVMN với trẻ là tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái, ấm cúng như ở gia đình. Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh, rửa tay trước khi ăn, hỗ trợ cô kê bàn ghế, chuẩn bị khăn lau, bát, đĩa, thìa trước khi ăn. Cô dạy trẻ cách mời các bạn ăn cơm, hỏi trẻ về món ăn, nói với trẻ về lợi ích của việc ăn rau xanh, động viên trẻ ăn hết suất cơm. Ăn xong thì cô lau miệng và vệ sinh cá nhân.
+ Trong giờ ngủ: GV tạo không khí ấm áp, yên tĩnh, an toàn cho trẻ, không quát mắng, dọa nạt. GVMN ôm ấp vỗ về trẻ, âu yếm, vuốt ve trẻ hoặc có thể hát ru cho trẻ ngủ. Lưu ý, che kín rèm để tạo độ tối cho phòng cũng như chú ý thiết bị làm mát cho trẻ, kiểm tra để trẻ không bị ra mồ hôi lưng áo hoặc bị lạnh quá.
2.3. Giao tiếp trong hoạt động trả trẻ về nhà:
+ Trò chuyện với trẻ về những gì trẻ đã trả qua trọng 1 ngày ở lớp, nêu gương và nhắc nhở trẻ.
+ Hướng dẫn trẻ làm vệ sinh cá nhân trước khi về nhà.
+ Nhắc nhở trẻ cất đồ chơi, đi giày, dép, chào cha mẹ và tạm biệt cô giáo cùng các bạn trước khi ra về.
+ Sử dụng ngôn ngữ nói: Trò chuyện vui vẻ, khuyến khích nêu các gương tốt trong ngày tạo cho trẻ tâm trạng hào hứng, vui vẻ, có ấn tượng tốt ở lớp, với cô giáo, với bạn bè để hôm sau trẻ thích đến tường, đến lớp học. Dạy trẻ đi dày, dép, chào tạm biệt cô giáo và các bạn trước khi ra về.
+ Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: Khi cha mẹ của trẻ đến đón trẻ, giáo viên sử dụng cử chỉ ân cần, nét mặt vui tươi giao tiếp với trẻ.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng ứng xử của GVMN với trẻ:
Trong độ tuổi mầm non, trẻ vừa háo hức khám phá, vừa nhạy cảm với thái độ của người lớn trong giao tiếp của mình. Vì ngôn ngữ chưa phát triển hoàn thiện nên đôi khi trẻ không biết diễn đạt ý của mình và có thể diễn đạt sai hoặc không hiểu hết ý của người lớn. Kỹ năng giao tiếp ứng xử của GVMN với trẻ chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố chủ quan.
Ví dụ: Yếu tố nhận thức của GVMN, yếu tố tính cách của GVMN, yếu tố kinh nghiệm nghề nghiệp của GVMN, yếu tố nền tảng kiến thức chuyên môn,… Và yếu tố khách quan như yếu tố hoạt động đào tạo trong trường, yếu tố tâm lý của trẻ, yếu tố quản lý từ nhà trường,… Những yếu tố chủ quan, khách quan đan xen nhay trong mọi trường hợp mà cần sự linh hoạt và thuần thục đến từ vị trí các GVMN.
THAM KHẢO THÊM: