Chương trình về bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mần non được diễn ra thường xuyên để thầy cô có trau dồi, tích lũy cũng như thực hành những thu hoạch quý báu của mình để giáo dục con trẻ. Dưới đây là bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVMN 16:
Mục lục bài viết
1. Mở lời bài thu hoạch
Giáo dục thẩm mỹ một quá trình tác động vô cùng quan trọng đối với trẻ. Quá trình này là sự thực hiện có mục đích, có kế hoạch của các nhà giáo dục đến trẻ nhỏ mà điều cốt lõi nhất trong quá trình chính là nhằm giúp trẻ biết nhận thức ra cái đẹp, có hứng thú, tạo được niềm yêu thích với cái đẹp đó và hơn hết đó là để trẻ có mong muốn và khả năng tạo ra cái đẹp cho chính mình và mọi người xung quanh trong quá trình sinh hoạt và hoạt động cá nhân yêu thích cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp trong sinh hoạt và hoạt động cá nhân. Cách thức để tiến hành giáo dục thẩm mĩ cho trẻ cũng vô cùng quan trọng. Nó vừa phải mang tính sáng tạo, hấp dẫn, vừa phải đáp ứng sự tổng hợp toàn diện, bởi giáo dục thẩm mỹ là một phần cấu thành nên sự tổng hòa của một đứa trẻ được phát đầy đủ các mặt như mặt từ giáo dục thể chất, giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục lao động
Giáo dục thẩm mỹ có mối quan hệ biện chứng với giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, lao động và thể chất. Tất cả cảm xúc thẩm mỹ đều có tác động lớn đến bộ mặt đạo đức của con người đồng thời làm cho tình cảm con người thêm phần nhân ái. Tuy nhiên, đặc điểm tăng trưởng và phát triển của trẻ ở mỗi thời điểm, lứa tuổi là khác nhau nên việc xác định được nhiệm vụ, nội dung, phương pháp,… chăm sóc và giáo dục phù hợp với đặc điểm của từng thời kì ấy là vô cùng quan trọng.
2. Thân bài thu hoạch
2.1 Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ lứa tuổi mầm non
Khái niệm giáo dục thẩm mĩ
Giáo dục thẩm mĩ là tu dưỡng, bồi đắp lòng khao khát đưa cái đẹp vào cuộc sống, tạo nên sự hài hoà giữa xã hội – con người – tự nhiên, phát triển tiềm năng cảm thụ và sáng tạo cái đẹp ở con người, làm cho con người được phát triển một cách hài hoà trong mọi hoạt động lao động cũng như nghỉ ngơi, trong quan hệ gia đình cũng như xã hội.
Giáo dục thẩm mĩ bao gồm giáo dục cho trẻ thái độ thẩm mĩ đối với thiên nhiên, lao động, đời sống xã hội và đối với nghệ thuật. Từ việc cho trẻ hiểu thế nào là tốt – xấu, nâng cao cái đẹp như nào, loại trừ cái xấu xa ra sao đến giáo dục thẩm mĩ còn hướng dẫn trẻ có hành vi thích hợp với bản thân để tạo ra cái đẹp cho bản thân và cái đẹp trong cuộc sống xung quanh. Đây là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự dạy dỗ từ người lớn từ cha mẹ, ông bà cho đến thầy cô…
Ý nghĩa của giáo dục thẩm mĩ cho trẻ lứa tuổi mầm non
Giai đoạn này giáo giục thẩm mĩ cho trẻ vô cùng quan trọng bởi đây là giai đoạn phát triển nhanh nhất các chức năng tâm lí, là giai đoạn hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách. Trong đó phải kể đến những cơ sở để hình thành thị hiếu và năng khiếu thẩm mĩ sau này.
Tình yêu cái đẹp được nảy sinh và phát triển trong quá trình giáo dục. Chúng ta không tạo điều kiện để em bé đó tiếp xúc với nhiều cái đẹp xung quanh, khơi gợi những cái nhìn tươi mát, những niềm vui đơn giản dễ chịu trong trẻ thì trẻ không bao giờ có được cái nhìn thẩm mĩ đẹp.
Trẻ con không chỉ biết thế nào là no ấm mà hơn hết chúng cần phải được tõa mãn những nhu cầu tinh thần trong đó có nhu cầu về thẩm mĩ thì mới có thể lớn lên thành người được. Những nhu cầu tinh thần đó vô cùng đơn giản chỉ là lời ru ngọt ngào của mẹ, giọng nói âu yếm của cha, âm điệu du dương của một bản nhạc; bông hoa tươi sắc, đồ chơi nhiều dáng vẻ, màu sắc hài hoà… tất cả đều cần được đưa đến cho trẻ sẽ giúp trẻ luôn vui vẻ cười tươi. Trái lại những lời ns tục tĩu, la hét sẽ làm sẻ hoảng sợ và buồn bã.
Từ giáo dục thẩm mĩ, trẻ có thể tự cảm thụ và nhận thức sâu sắc hơn những hiện tượng của cuộc sống, từ đấy mà tầm nhìn của trẻ được rộng mở, khơi dậy sự tò mò, khám phá…. Thiếu cái đẹp, đứa trẻ sẽ buồn rầu, già trước tuổi, thế giới tinh thần sẽ nghèo nàn, làm thui chột năng khiếu và những phẩm chất tốt đẹp của trẻ. Nói cách khác, thiếu đi sự giáo dục thẩm mĩ mà một khuyết tật không gì bù đắp được ở trể nên giáo dục thẩm mĩ cho trẻ nhất là trẻ trong độ tuổi mầm non càng vô cùng quan trọng
2.2. Nhiệm vụ, nội dung và phương pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ
Nhiệm vụ
a) Cung cấp và làm giàu ấn tượng xung quanh cho trẻ, trên cơ sở đó phát triển tri giác thẩm mĩ cho chúng
Trẻ nhỏ thường bị thu hút với những đồ vật, đồ chơi có màu sắc tươi sáng, sống động, phát ra âm thanh, những hiện tượng thiên nhiên “bí ẩn”, hấp dẫn. Thế giới ấy càng màu sắc bao nhiêu thì cơ sở thẩm mĩ của trẻ càng tốt bấy nhiêu.
b) Bước đầu phát triển ở trẻ năng lực cảm xúc thẩm mĩ và hứng thú với nghệ thuật
Cảm xúc thẩm mĩ của con người là những cảm xúc vô cùng phức tạp , và quá trình tiếp thu chúng diễn ra một cách thống nhất, liên tục. Khi cảm xúc thẩm mĩ được hình thành sẽ thúc đẩy con người hoạt động tích cực hơn, lạc quan hơn trong cuộc sống.
c) Bước đầu giáo dục thị hiếu thẩm mĩ và phát triển năng lực sáng tạo nghệ thuật cho trẻ
Thị hiếu thẩm mĩ của trẻ nhỏ biểu hiện ở việc đánh giá cái đẹp phân biệt cái xấu, cái đẹp. Cần dạy trẻ biết phân biệt cái đẹp với cái không đẹp, cái thô kệch và xấu xí, biết trình bày rõ tại sao thích bài hát, bức tranh, truyện cổ tích hay một nhân vật nào đó trong tác phẩm, biết cảm thụ cái đẹp ở xung quanh và tạo ra cái đẹo xung quanh mình.
Nội dung và phương pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ em lứa tuổi nhà trẻ
a) Dạy trẻ quan sát, cảm thụ vẻ đẹp của thiên nhiên
Thiên nhiên không chỉ mang cho trẻ những quà tặng cần thiết mà còn hấp dẫn trẻ bởi những điều vô cùng kì diệu mà không một thứ gì có thể làm được Thiên nhiên là sở thích vốn có của trẻ, nhưng đôi khi sự đến với thiên nhiên của trẻ còn bao hàm sự ham vui phá phách. Đó là khi trẻ chưa thể nhận thức rõ về tư duy thẩm mĩ của mình mà hành động theo bản năng. Vì vậy, lúc này chúng ta cần dạy trẻ biết ngắm nhìn, quan sát thiên nhiên với thái độ say mê, trân trọng – Thái độ thẩm mĩ đối với thiên nhiên.
b) Giáo dục vẻ đẹp trong đời sống sinh hoạt hằng ngày
Trẻ em còn tìm thấy cái đẹp trong đời sống xã hội. Vì một óc thẩm mĩ tốt hay xấu, một cách cư xử có văn hoá hay thiếu văn hoá… đều bắt nguồn từ đời sống của con người. Do vậy, giáo dục vẻ đẹp trong đời sống sinh hoạt hằng ngày cho trẻ là một nội dung giáo dục thẩm mĩ vô cùng quan trọng và là nền tảng cho trẻ. Vẻ đẹp trong đời sống ấy cần được bồi dưỡng trong những hành vi văn hoá – vệ sinh… ,trong mối quan hệ với những người thân về cách cư xử, thói quen tốt, cách đi đứng nói năng lễ phép…thậm chí là trong mối quan hệ với thế giới đồ vật xung quanh biết cách sử dụng chúng, yêu quý đồ dùng, sử dụng găn nắp gọn gàng…
c) Bước đầu cho trẻ làm quen với nghệ thuật
- Bước đầu cho trẻ làm quen với âm nhạc
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng, trẻ thơ rất lí thú với nghệ thuật, nhất là âm nhạc. Nó sẽ vỗ về tâm hồn trẻ thơ và êm ái giấc ngủ trẻ. Vậy nên hãy hát ru cho trẻ, vui đùa với trẻ bằng những lời hát của mình. Khi trẻ biết nói hãy khuyến khích trẻ hát và vận động theo nhạc
- Giáo dục vẻ đẹp trong thơ ca cho trẻ
Thơ ca là tinh hoa của ngôn ngữ. Khi trẻ sớm được tiếp cận với thơ ca trẻ sẽ được giáo về vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc; làm giàu thế giới xúc cảm của trẻ thơ và nuôi dưỡng trí tưởng tượng của trẻ. Hãy chọn cho trẻ những bài thơ ngắn, giàu nhạc điệu, dễ nhớ, dễ thuộc sẽ phù hợp và khiến trẻ dễ hứng thú, tiếp thu hơn.
- Giáo dục vẻ đẹp trong khúc hát đồng dao cho trẻ
Đồng dao là những câu vè ngắn gọn có vần điệu, nhịp điệu được trẻ thơ thích hát trong khi chơi, trong sinh hoạt cộng đồng – Đồng dao có tác dụng giáo dục mạnh mẽ đối với trẻ em, trước hết là giáo dục thái độ văn hoá đối với hai mối quan hệ chủ yếu của con người: con người – thiên nhiên; con người – xã hội. Ngoài ra, bản chất của đồng dao là tính hài hước, dí dỏm nên sẽ mang lại cho trẻ những niềm vui sướng vô tư đồng thời bồi dưỡng trí tuệ của trẻ thêm thông minh, sắc sảo.
- Giáo dục cái đẹp trong hoạt động tạo hình
Những bức tranh màu sắc rực rỡ, những hình khối đa dạng vo cùng thu hút trẻ. Bởi vậy, người lớn cần phải hướng dẫn trẻ, tổ chức cho trẻ được tiếp xúc với nhiều tác phẩm tạo hình có giá trị như tranh, tượng… và hướng dẫn trẻ cảm thụ được vẻ đẹp của mỗi tác phẩm. Ngoài ra những hoạt động tạo hình khác như xếp hình, xé dán… cũng là những hoạt động được trẻ ưa thích và người lớn có thể giáo dục thẩm mĩ cho trẻ qua việc tổ chức cho trẻ tham gia những hoạt động này.
2.3. Nhiệm vụ, nội dung và phương pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo
Nhiệm vụ và nội dung giáo dục thẩm mĩ cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo
- Phát triển tri giác, tình cảm và hình thành biểu tượng về cái đẹp cho trẻ mẫu giáo.
Giáo dục thẩm mĩ bắt đầu từ sự phát triển năng lực tri giác cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, hiểu cái đẹp theo cách người ta thường nói về nghệ thuật. Trẻ say sưa lắng nghe bài hát, nghe truyện cổ tích, xem tranh ảnh. Song đó chưa phải là tình cảm thẩm mĩ mà chỉ là sự biểu hiện của hứng thú nhận thức. Nhiệm vụ của giáo dục thẩm mĩ là giúp trẻ chuyển từ tri giác tự phát sang sự tri giác có ý thức về cái đẹp.
Sự tri giác thẩm mĩ bao giờ cũng liên quan chặt chẽ với cảm xúc và tình cảm thẩm mĩ. Với trẻ em, đặc điểm của tình cảm thẩm mĩ là niềm vui vô tư, là cảm xúc trong sáng xuất hiện khi thấy cái đẹp. Tình cảm thẩm mĩ giữ vai trò rất to lớn trong việc đánh giá các sự vật và hiện tượng khác nhau, trong việc rèn luyện thị hiếu thẩm mĩ sau này cho trẻ. Phải dẫn dắt trẻ đi từ sự tri giác cái đẹp, cảm xúc đối với nó, đến chỗ hiểu và hình thành biểu tượng về cái đẹp, biết nhận xét và đánh giá thế nào là đẹp, thế nào là xấu.
- Phát triển hứng thú và năng lực sáng tạo nghệ thuật cho trẻ
Năng lực sáng tạo nghệ thuật được hình thành trong quá trình giáo dục của người lớn. Đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn vì nghệ thuận là một hình thái ý thức xã hội đặng biệt mà phải dùng hình tượng cụ thể để truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Vì vậy, điều quan trọng là phải khêu gợi hứng thú và tạo điều kiện cho trẻ tham gia tích cực, tự giác vào các loại hình nghệ thuật đó để phát triển năng lực sáng tạo nghệ thuật cho trẻ.
- Hình thành những cơ sở của thị hiếu thẩm mĩ
Thị hiếu thẩm mĩ của con người biểu hiện ở khả năng phán đoán, đánh giá về cái đẹp, cái xấu trong hiện thực xung quanh. Cần dạy cho các em phân biệt cái đẹp với cái không đẹp, cái thô kệch và xấu xí. Cần giáo dục cho các em năng lực trình bày rõ lí do tại sao mình thích bài hát, truyện cổ tích hay bức tranh này.
Phương pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo:
Hệ thống phương pháp phổ biến được phân loại trên cơ sở nguồn cung cấp tri thức, bao gồm:
- Nhóm các phương pháp dùng lời: giải thích, trò chuyện, chỉ dẫn, đọc kể…
- Nhóm các phương pháp trực quan: quan sát, sử dụng các đồ dùng trực quan.
- Nhóm các phương pháp thực hành (hay thực tiễn) luyện tập.
- Nhóm các phương pháp dùng trò chơi.
Các phương pháp này được sử dụng trong sự phối hợp thống nhất với nhau. Đặc biệt phải cho trẻ tiếp xúc với những phương thức hoạt động nghệ thuật khái quát nhất, điển hình nhất, tức là những phương thức cần thiết cho mọi biến thể của các loại hình nghệ thuật. Ngoài ra phương pháp giáo dục thẩm mĩ phải được xác định tuỳ theo đặc điểm lứa tuổi và cá nhân của trẻ.
3. Kết luận bài thu hoạch:
Giáo dục thẩm mỹ ở trẻ mẫu giáo là thời kỳ “hoàng kim” của giáo dục thẩm mĩ. Mặt khác ở lứa tuổi này rất dễ rung động, nhạy cảm cũng như rất dễ tiếp thu học hỏi đối với cuộc sống xung quanh. Vì vậy giáo dục thẩm mĩ cho trẻ từ thời điểm còn nhỏ là một điều vô cùng cần thiết. Muốn làm được điều đó một cách tốt nhất đòi hỏi người lớn xung quanh phải thực sự hiểu trẻ cũng như có những phương pháp giáo dục một các toàn diện, lâu dài.
THAM KHẢO THÊM: