Phát triển nghề nghiệp của giáo viên gồm phát triển năng lực về chuyên môn và năng lực nghiệp vụ của nghề. Dưới đây là Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên GV THPT Module 9 về Hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp.
Mục lục bài viết
- 1 1. Phát triển nghề nghiệp của giáo viên:
- 2 2. Các chương trình nhằm mục đích phát triển nghề nghiệp cho giáo viên:
- 3 3. Mô hình hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp giáo viên:
- 4 4. Chức năng của phát triển nghề nghiệp giáo viên:
- 5 5. Yêu cầu đối với người hướng dẫn đồng nghiệp và phương pháp lập kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp:
1. Phát triển nghề nghiệp của giáo viên:
Phát triển nghề nghiệp của giáo viên gồm phát triển năng lực về chuyên môn và năng lực nghiệp vụ của nghề. Trong đó, năng lực nghiệp vụ sư phạm của giáo viên lại được xác định bởi năng lực thực hiện các vai trò của giáo viên trong quá trình thực hành nghề nghiệp của mình.
Ngày nay, nền giáo dục hiện đại đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo viên, theo đó, họ đảm nhận thêm những vai trò mới như vai trò người hướng dẫn, tư vấn và chăm sóc tâm lí mà người giáo viên trong nhà trường hiện đại phải đảm nhận là một minh hoạ.
Thực tiễn dạy học đã khẳng định: Những phương pháp giảng dạy tốt sẽ có ảnh hưởng tích cực đến việc tiếp thu kiến thức của học sinh, do vậy, học cách dạy và làm việc để trở thành một giáo viên giỏi là cả một quá trình lâu dài, kết quả của quá trình này như thế nào phụ thuộc vào mức độ tích cực của mỗi người giáo viên trong việc phát triển những kiến thức nghề nghiệp cũng như các giá trị và quan điểm đạo đức nghề nghiệp của họ. Bên cạnh đó, việc giám sát và hỗ trợ của các chuyên gia hoặc đồng nghiệp có kinh nghiệm để mỗi giáo viên có thể phát triển được các kĩ năng nghề nghiệp đóng vai trò không kém phần quan trọng.
Phát triển nghề nghiệp giáo viên là một quá trình mang tính tất yếu và lâu dài đối với mọi giáo viên trong quá trình phát triển nghề nghiệp của mình. Về bản chất, đó là quá trình gia tăng sự thích ứng trong lao động nghề nghiệp, mức độ thích ứng nghề của cá nhân diễn ra dưới sự tác động của nhiều yếu tố. Tuy nhiên, những yếu tố liên quan đến cá nhân và nghề nghiệp có vai trò quan trọng hơn cả, đây cũng là lí do khiến cho mọi giáo viên cần phát triển nghề nghiệp của mình một cách liên tục, lâu dài trong suốt quá trình giảng dạy.
Quan sát các giáo viên trẻ, chúng ta có thể nhận thấy những hạn chế nhất định của họ so với những yêu cầu của dạy học, giáo dục trong nhà trường. Điều này không chỉ là sự cảnh báo về một khoảng cách đã có giữa đào tạo với thực tiễn lao động nghề nghiệp tại các cơ sở giáo dục mà còn là những gợi ý về những vấn đề liên quan đến phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên.
Một cách diễn đạt khác, chức năng của phát triển nghề nghiệp giáo viên là quá trình làm cho năng lực nghề nghiệp của giáo viên ngày càng được nâng cao, giúp họ có thể thực hiện hoạt động nghề nghiệp của mình ở những tình huống khác nhau (các tình huống phi chuẩn) mà vẫn đảm bảo kết quả.
Có thể xem xét quá trình hình thành các kĩ năng nghề nghiệp như một minh hoạ cho chức năng phát triển của phát triển nghề nghiệp giáo viên. Mọi kĩ năng mà cá nhân có được đều trải qua các giai đoạn cụ thể, từ hình thành, củng cố đến giai đoạn thuần thục. Ở giai đoạn hình thành phải từ những tình huống mẫu, bằng sự luyện tập, cá nhân sẽ hình thành các kĩ năng xác định, sang giai đoạn củng cố, cá nhân có thể thực hiện được kĩ năng ở tình huống đã có những thay đổi ít nhiều so với tình huống mẫu. Trong những tình huống biến đổi, hoặc những tình huống hoàn toàn khác biệt với tình huống mẫu đã học, cá nhân vẫn có thể đạt được mục tiêu của hoạt động. Đây là giai đoạn cá nhân đã có kĩ năng ở mức độ phát triển cao. Chức năng đổi mới trong phát triển nghề nghiệp giáo viên chỉ quá trình tạo ra những thay đổi theo chiều hướng tích cực trong năng lực nghề nghiệp của giáo viên.
Thay đổi là thuộc tính của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, do vậy, dựa vào thuộc tính này, con người có thể chủ động tạo ra sự thay đổi cho sự vật, hiện tượng. Những thuật ngữ như cải tiến, đổi mới, cách mạng… dùng để chỉ sự thay đổi được con người thực hiện một cách có chủ đích.
Đổi mới năng lực nghề nghiệp của giáo viên là quá trình phức tạp và là kết quả của sự thay đổi trong nhận thức, hành động và khắc phục những rào cản của hành vi, thói quen trong dạy học, giáo dục của giáo viên.
Kinh nghiệm nghề nghiệp là tài sản và vốn quý của mọi giáo viên, tuy nhiên đôi khi kinh nghiệm này lại trở thành rào cản đối với những đổi mới mang tính hệ thống hoặc đổi mới đối với từng phương diện năng lực nghề nghiệp. Trong trường hợp này, người giáo viên cần thay đổi chính những kinh nghiệm của họ, chẳng hạn, để đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới tư duy về dạy học và tổ chức dạy học (xác lập quan điểm/những quan điểm mới về dạy học và tổ chức dạy học), đổi mới trong thiết kế các mô hình/chiến lược dạy học và tiếp đến là đổi mới trong thực thi từng phương pháp dạy học cụ thể.
2. Các chương trình nhằm mục đích phát triển nghề nghiệp cho giáo viên:
(i) Phát triển các kĩ năng sống;
(iì) Trở thành người có năng lực thực hành các kĩ năng cơ bản của nghề dạy học;
(iii) Phát huy tính linh hoạt trong giảng dạy; có chuyên môn giảng dạy; đóng góp vào sự phát triển nghề nghiệp của đồng nghiệp;
(iv) Thực hiện vai trò lãnh đạo và tham gia vào việc ra quyết định các nội dung quan trọng.
Các quan niệm về tiêu chí định hướng của chương trình phát triển nghề nghiệp giáo viên nêu trên cho thấy, phát triển nghề nghiệp giáo viên có thể được thực hiện một cách có chủ động hoặc không chủ động. Không ít trường hợp, nhiều hoạt động được thực hiện nhưng không có chú ý thực hiện các tiêu chí của phát triển nghề nghiệp giáo viên. Tuy nhiên, nếu các hoạt động đó được định hướng bởi mục đích phát triển nghề nghiệp giáo viên thì hiệu quả của các hoạt động đó sẽ cao hơn rất nhiều. Nói cách khác, cần thiết phải quan tâm đến những cơ hội mà ở đó giáo viên có thể phát triển nghề nghiệp của họ. Các cơ hội phát triển nghề nghiệp có thể được tạo ra cùng lúc bởi các giáo viên và những người hỗ trợ, hoặc bởi cách lựa chọn tập trung vào một nhiệm vụ mới mà giáo viên hứng thú với việc thực hiện nó, ví dụ, học tập một lí thuyết dạy học mới hay thực hành một kĩ năng dạy học hoặc giáo dục mà giáo viên muốn có sự thay đổi. Dưới đây là những gợi ý trực tiếp cho sự hình thành các mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên trong tương lai.
3. Mô hình hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp giáo viên:
Mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên là thứ thể hiện việc phát triển nghề nghiệp giáo viên. Tuy nhiên, giữa cái thể hiện và cái được thể hiện những có sự phản ánh không đầy đủ. Hơn nữa, do các quan niệm về tiêu chí của chương trình phát triển giáo viên tương đối phong phú, vì thế có nhiều cách xác định mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên. Một số mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên đã được tổng kết từ thực tiễn giáo dục của nhiều quốc gia.
+ Mô hình hợp tác các tổ chức
+ Mô hình nhóm nhỏ hoặc riêng lẻ (cá nhân)
+ Phát triển nghề nghiệp giáo viên ở trường học
+ Giám sát
+ Quan hệ trường phổ thông với trường cao đẳng, đại học sư phạm
+ Đánh giá công việc của học sinh
+ Hợp tác giữa các viện nghiên cứu
+ Hội thảo,semine, cáckhoá học
+ Mạng trường học
+ Nghiên cứu trường hợp
+ Mạng giáo viên
+ Tự phát triển (giáo viên nghiên cứu để phát triển)
+ Giáo dục từ xa
+ Phát triển các quan hệ hợp tác
+ Giáo viên tham gia vào quá trình đổi mới
+ Hồ sơ
+ Nghiên cứu hành vi
+ Dùng các bài nói của giáo viên
+ Tập huấn
Các mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên tương đối đa dạng, được thực hiện ở nhiều quốc gia để phát huy và hỗ trợ giáo viên phát triển nghề nghiệp từ khi họ bắt đầu khởi nghiệp đến khi nghỉ hưu. Điểm chung nhất dễ nhận thấy của các mô hình là tính mục đích mà nó hướng đến:
Giáo viên tham dự các lớp tập huấn theo:
(i) nhu cầu của bản thân;
(iì) yêu cầu của tổ chức/người quản lí để thực hiện nhiệm vụ phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu mói của hoạt động dạy học và giáo dục.
Hoạt động tập huấn cho giáo viên có thể được thực hiện theo những hình thức khác nhau: tập huấn đại trà, tập huấn cho nhóm giáo viên; tập huấn tập trung hoặc tập huấn tại cơ sở giáo dục.
Mô hình mạng lưới giáo viên trong hướng dẫn, tư vấn hỗ trợ đồng nghiệp phát triển nghề nghiệp. Mạng lưới của các giáo viên tạo điều kiện cho các giáo viên xích lại gần nhau để giải quyết các vấn đề mà họ gặp phải trong công việc, nhờ đó có thể phát triển được sự nghiệp riêng của mỗi người với tư cách là các cá nhân hay với tư cách là nhóm giáo viên. Các mạng lưới này có thể được tạo ra một cách tương đổi không chính thúc thông qua các cuộc họp thường kì giữa các giáo viên; hoặc chính thúc thông qua việc thiết lập các mổi quan hệ, giao tiếp và hội thoại.
Mặc dù các mô hình có tên gọi khác nhau, nhưng những nội dung cơ bản trong mô hình phát triển nghề nghiệp liên tục cho giáo viên được xác định tương đổi thổng nhất. Các nội dung này bao gồm:
(i) xác định nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên: nhằm xác định có xuất hiện khoảng cách giữa yêu cầu về vị trí mà giáo viên đang đảm nhận với khả năng đáp ứng hiện có của giáo viên hay không? Kết quả này cho phép xác nhận giáo viên đó cần mở rộng, phát triển hay đổi mới cái gì trong năng lực nghề nghiệp của bản thân.
(ii) Thiết kế mục tiêu, từ đó dựng nội dung để phát triển nghề nghiệp liên tục cho giáo viên.
(iii) Thực hiện các hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục cho giáo viên: triển khai các hoạt động đã được hoạch định trong bước (ii).
(iv) Đánh giá và điều chỉnh: Đánh giá quá trình thực hiện các hoạt động theo mục tiêu đã đề ra để có những điều chỉnh phù hợp.
4. Chức năng của phát triển nghề nghiệp giáo viên:
Chức năng của phát triển nghề nghiệp giáo viên là mở rộng, đổi mới và phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên. Phát triển nghề nghiệp giáo viên mang lại những thay đổi cho hệ thống giáo dục (ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô) và cho cá nhân mỗi giáo viên. Phát triển nghề nghiệp giáo viên có những đặc điểm chính sau:
Phát triển nghề nghiệp giáo viên dựa trên xu hướng tạo dựng thay vì dựa trên mô hình chuyển giao.
Phát triển nghề nghiệp giáo viên là một quá trình lâu dài.
Phát triển nghề nghiệp giáo viên đuợc thực hiện với những nội dung cụ thể.
Giúp giáo viên trong việc xây dựng những lí thuyết và thực tiễn sư phạm, giúp họ phát triển sự thành thạo trong nghề.
Không một giáo viên nào có thể tự khẳng định mình là người đã hiểu biết tất cả và luôn thành công trong hoạt động nghề nghiệp. Nói cách khác, ngay cả những giáo viên giỏi, trong nhiều trường hợp, vẫn cần đến sự trợ giúp từ những người khác để hoàn thành các nhiệm vụ đuợc phân công trong lao động nghề nghiệp tại cơ sở giáo dục.
5. Yêu cầu đối với người hướng dẫn đồng nghiệp và phương pháp lập kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp:
5.1. Yêu cầu đối với người hướng dẫn đồng nghiệp:
Người hướng dẫn đồng nghiệp phát triển phải là người tôn trọng sở thích và tin tưởng vào khả năng của đồng nghiệp; có uy tín trong nghề nghiệp và khả năng tạo được sự tin tưởng của đồng nghiệp. Hiểu được nguyện vọng của đồng nghiệp, mức độ thực hiện các hoạt động nghề nghiệp của đồng nghiệp (biết đuợc đồng nghiệp làm gì, làm như thế nào trong dạy học và giáo dục học sinh); thực hiện hướng dẫn đồng nghiệp dụa trên cái đồng nghiệp cần có thái độ thông cảm, có kĩ năng động viên, thúc đẩy đồng nghiệp cùng phát triển.
5.2. Phương pháp lập kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp:
Lập kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp là một quá trình gồm các giai đoạn: lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch và những bước đi cụ thể trong từng giai đoạn. Giai đoạn lập kế hoạch tạo ra sản phẩm là những bản kế hoạch hướng dẫn có thể triển khai trong thực tiễm, bao gồm các nội dung về:
Vấn đề cần ưu tiên trong hướng dẫn đồng nghiệp là gì?
Giải quyết vấn đề đó nhằm đạt đến mục tiêu gì? Khi nào thì đạt được?
Những hoạt động nào cần triển khai để có thể hướng dẫn được đồng nghiệp?
Những nguồn lực nào cần khai thác để thực hiện được các hoat động nói trên?
THAM KHẢO THÊM: