Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên GV THCS Module 14 có chủ đề về việc xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp. Mời các thầy cô cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để bài thu hoạch của mình được phong phú và hoàn thiện hơn.
Mục lục bài viết
1. Dạy học theo hướng tích hợp cần những yêu cầu gì?
– Học sinh cần trang bị sự hiểu biết về những kiến thức cơ bản cần thiết, về các nội dung cần phải được tích hợp để giáo dục các em học sinh có những cử chỉ, hành vi, việc làm đúng đắn.
– Trong học tập cũng như trong cuộc sống thực tế phát triển kĩ năng phát hiện, kĩ năng ứng xử tích cực, kĩ năng thực hành.
– Giúp cho học sinh có hứng thú với việc học tập, để từ đó những kiến thức đã học được khắc sâu.
– Nội dung được tích hợp phải phù hợp với mỗi học sinh ở các khối lớp thông qua các hoạt động giáo dục và các môn học.
– Tránh sự áp đặt đến học sinh, giúp cho các em phát triển năng lực.
2. Sử dụng phương pháp dạy học tích hợp:
2.1. Dạy học tích hợp là gì?
– Phương thức dạy học tích hợp đã được vận dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta đã có nhiều môn học (Ngữ Văn, Địa lý, Sinh học,…) quan tâm đến việc vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh.
– Dạy học tích hợp quan tâm tới kế hoạch nâng cao kiến thức mà còn để nâng cao tập trung vào năng lực. Một năng lực được thực hiện là biết sử dụng các kỹ năng và nội dung vào một tình huống có ý nghĩa. Thay vì dạy cho học sinh một số lớn kiến thức thì giáo viên hãy xem xét đến việc các em có thể vận dụng kiến thức đó vào trong một tình huống thực tế được không.
– Dạy học tích hợp là quá trình dạy học sao cho trong quá trình dạy học đó tất cả các hoạt động học tập ở học sinh hình thành những năng lực rõ ràng có dự tính cho học sinh các điều cần thiết, để phục vụ cho các em chuẩn bị bước vào các quá trình học tập sắp tới và bước vào cuộc sống lao động. Tư tưởng sư phạm theo tích hợp có mục tiêu cơ bản là nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh cũng như phối hợp với mục tiêu giáo dục toàn diện của trường học.
2.2. Tại sao dạy học theo hướng tích hợp lại cần thiết?
– Ngày nay, khoa học ngày càng phân hoá sâu song song với tích hợp liên môn, liên ngành ngày càng trở nên rộng rãi. Chính vì vậy, ở trong nhà trường khi giảng dạy các môn khoa học phản ánh sự phát triển khoa học hiện đại, giáo viên không thể giảng dạy các môn khoa học như các môn học tri thức riêng biệt. Bên cạnh đó, những khối lượng tri thức của khoa học đang ngày càng gia tăng một cách nhanh chóng mà thời gian học tập của học sinh trong trường lại có giới hạn, vì vậy cần phải chuyển đổi từ dãy các môn học riêng biệt sang dạy các môn học theo hướng tích hợp.
– Nếu như học sinh đã quen với việc tiếp cận các khái niệm theo kiểu rời rạc khi trong trường học phổ thông, thì sau này học sinh có nguy cơ suy luận theo kiểu khép kín. Các chương trình nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra rằng hiện tượng “mù chữ chức năng” là trường hợp những người đã lĩnh hội được những kiến thức ở trong trường tiểu học nhưng họ lại không có khả năng áp dụng những kiến thức đó vào trong đời sống hàng ngày; những người đó có thể đọc được một văn bản nhưng họ lại không thể hiểu được ý nghĩa của văn bản đó đem lại, họ có thể biết làm phép tính cộng nhưng họ lại không biết làm phép tính cộng hay trừ khi có một vấn đề của cuộc sống đặt ra,… Chính điều đó đặt ra một đòi hỏi rằng: cần phải dạy học theo hướng tích hợp nhằm đào tạo con người đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
– Mặt khác, khoa học kỹ thuật đang phát triển với một tốc độ nhanh chóng, nguồn thông tin không ngừng đổi mới và gia tăng hằng ngày, tất cả những kiến thức đã được tiếp thu khi còn học trong nhà trường có thể trở nên cũ đi, trong khi đó có quá nhiều thông tin ở các kênh khác nhau bên ngoài trường học mà học sinh lại có thể tiếp thu được. Vì vậy việc dạy học cần được đổi mới việc học ở nhà trường đối với học sinh vẫn tiếp tục là có ý nghĩa. Không chỉ dạy nguyên kiến thức cơ bản mà cần phải có liên hệ thực tế và dạy thêm các kỹ năng, không chỉ là học nguyên kiến thức của một môn mà cần phải dạy tích hợp với nhiều môn học khác nhau. Hiện nay ở các trường phổ thông đã đưa vào nhiều môn học và những môn học đó đều đã có xu hướng liên kết với nhau. Vì thời gian cũng như kinh phí nhà trường có hạn nên chưa thể đưa thêm nhiều môn học vào nữa. Vì vậy giải pháp quan trọng chính là việc dạy học tích hợp các môn học và các nội dung giáo dục trong nhà trường.
3. Mục tiêu cơ bản của kế hoạch dạy học tích hợp:
Có 4 mục tiêu cơ bản của kế hoạch dạy học tích hợp:
– Bằng cách đặt các quá trình học tập cũng như khả năng nhận thức trong những hoàn cảnh nhất định đối với học sinh sẽ làm cho quá trình học tập có ý nghĩa hơn. Do đó mà việc học tập với cuộc sống hàng ngày không thể tách rời nhau mà được liên hệ với nhau thường xuyên và được kết nối với nhau trong nhiều tình huống mà học sinh có thể gặp trong thực tiễn một cách cụ thể. Nói một cách dễ hiểu thì khác quá trình học ở nhà trường và đời sống hằng ngày của học sinh sẽ luôn hòa nhập với nhau.
– Không được dạy học một cách dàn trải, đồng đều và các quá trình học tập được ngang bằng với nhau mà phải phân biệt được cái cốt yếu và cái thứ yếu. Ngoài những điều hữu ích hay những kiến thức cơ bản về năng lực thì vẫn có những thứ lý thuyết không hữu ích được dạy, trong khi đó thời lượng học ở trên lớp là có hạn chế.
– Dạy học cần phải sử dụng những kiến thức có trong tình huống. Thay vì chỉ dạy lý thuyết thì việc dạy học tích hợp lại trú trọng tới việc thực hành, sử dụng những kiến thức mà học sinh đã lĩnh hội được trong quá trình học tập. Việc dạy học tích hợp có mục tiêu là giáo dục học sinh để trở thành con người chủ động, có khả năng sáng tạo và có năng lực làm việc trong xã hội cũng như làm chủ cuộc sống của mình.
– Lập mối liên hệ cho các khái niệm đã đọc. Dạy học tích hợp có mục tiêu nhằm thiết lập mối quan hệ giữa các khái niệm của một hoặc nhiều môn học khác nhau. Điều đó sẽ giúp cho học sinh có thêm năng lực cũng như nguồn kiến thức để giải quyết các tình huống bất ngờ có trong cuộc sống hằng ngày một cách dễ dàng hơn. Nó còn đòi hỏi khả năng huy động những năng lực, kiến thức đã có ở một và nhiều lĩnh vực khác nhau của người đối mặt để giải quyết vấn một đề nào đó.
4. Đối với một kế hoạch bài học cần có những yêu cầu sau:
– Cấu trúc của bài soạn thì các phương pháp dạy học phải bao quát một cách tổng thể, đa dạng và có chiều sâu. Ngoài ra những phương pháp dạy học này phải có sự mềm dẻo về mức độ chi tiết và rõ ràng để cho tất cả giáo viên sẽ thích ứng một cách dễ dàng ngay cả giáo viên có kinh nghiệm dày dặn cũng như giáo viên trẻ mới ra trường hoặc giáo viên sư phạm thực tập.
– Các mục tiêu của bài soạn phải nêu được nêu một cách chi tiết trong tiết học. Trọng tâm của bài học phải được giáo viên xác định một cách chính xác để lấy đó làm cơ sở để có phương pháp dạy một cách phối hợp. Giáo viên cũng có thể rèn luyện và bồi dưỡng sự phát triển về tư duy cũng như phát triển về trí thông mình cho học sinh thông qua phương pháp dạy học và cách đặt câu hỏi và cách rèn kỹ năng của mình. Nội dung của bài dạy và kế hoạch giảng dạy sẽ được chỉ đạo bởi mục đích và yêu cầu và mục đích yêu cầu của bài dạy được quy định bởi nội dung bài học. Vì vậy mà việc xác định mục đích yêu cầu sẽ là vấn đề rất quan trọng, điều đó phải đòi hỏi ý thức và trách nhiệm của giáo viên khi soạn bài.
– Kết cấu và tiến trình của tiết học phải được nêu rõ trong bài soạn, và phải được làm nổi bật các vấn đề như từ giai đoạn này đến giai đoạn khác, từ phần kiến thức này đến phần kiến thức khác phải có sự phát triển logic. Việc giảng dạy cũng phải phối hợp với quy luật nhận thức, các suy luận phải được diễn giải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và sự phát triển từ kiến thức này đến kiến thức khác phải được làm rõ và giữa các phần phải có mối quan hệ logic với nhau đảm bảo cho chúng có sự gắn bó chặt chẽ tạo nên một hệ toàn vẹn.
– Ngoài ra nội dung và phương pháp làm việc của thầy và trò trong tiết học cũng phải được bài soạn xác định một cách cụ thể và đó cũng là một vấn đề rất quan trọng trong một tiết học. Người thầy phải có sự động não, sự dày công cũng như phải có nền nội dung kiến thức vững chắc và vận dụng thành thạo kiến thức để cho truyền thụ cho học sinh của mình. Như vậy thì phương pháp thích dạy học phải được thầy giáo lựa chọn để phù hợp với từng giờ giảng và đồng thời nội dung phải được nêu trong bài soạn một cách rõ ràng cụ thể để việc giảng dạy và tiếp thu của học sinh được dễ dàng hơn.
5. Nội dung cơ bản dạy học tích hợp:
Việc dạy tích hợp các môn học có 4 quan điểm khác nhau:
– Quan điểm trong “nội bộ môn học”. Mục đích của quan điểm này là duy trì các môn học riêng rẽ và chỉ tập trung vào nội dung môn học là chủ yếu.
– Quan điểm “đa môn”. Quan điểm này theo những môn học khác nhau hay nói cách khác là theo định hướng của những tình huống những đề tài cũng như nội dung kiến thức cụ thể nào đó đang được xem xét và nghiên cứu theo nhiều quan điểm khác nhau. Theo quan điểm này thì những môn học chỉ được tiếp cận riêng rẽ và chỉ gặp nhau ở một số thời điểm. Như vậy có thể thấy sự tích hợp của các môn học là chưa có.
– Quan điểm “liên môn”. Quan điểm này nhấn mạnh đến sự liên kết của các môn học và làm cho chúng thích hợp với nhau hơn để cùng nhau giải quyết một tình huống nào đó. Trong quá trình học tập các vấn đề sẽ không được đề cập một cách rời rạc mà chúng phải liên kết với nhau và cùng nhau giải quyết những vấn đề xung quanh.
– Quan điểm “xuyên môn”. Theo quan điểm này thì chúng ta tập trung phát triển xung quanh những kỹ năng mà học sinh sử dụng trong tất cả các môn học, các tình huống là chủ yếu. Ví dụ như đọc hoặc thông báo một thông tin nào đó, nêu ra một giả thiết, hay giải một bài toán,… Chúng ta gọi chung những kỹ năng này là kỹ năng xuyên môn, và ở trong từng môn học hoặc trong những hoạt động chung của nhiều môn học thì chúng ta có thể lĩnh hội được kỹ năng này.
THAM KHẢO THÊM: