Một trong những bài thơ về bác Hồ hay và ý nghĩa phải kể đến bài Viếng lăng Bác. Đây là bài thơ nói lên cảm xúc dạt dào của một người con từ miền Nam lần đầu ra thăm lăng Bác. Từng câu chữ trong lời thơ đều chan chứa những nỗi niềm. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo bài viết Bài thơ: Viếng Lăng Bác - Viễn Phương (Phan Thanh Viễn)
Mục lục bài viết
1. Đôi nét về tác giả Viễn Phương:
* Cuộc đời
Viễn Phương, tên thật Phan Thanh Viễn (1 tháng 5 năm 1928 – 21 tháng 12 năm 2005), quê gốc ở quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (ngày nay là thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ ông đi học, đến khi Cách mạng Tháng Tám bùng nổ (1945), ông đến đầu quân và được xếp vào Chi đội 23. Năm 1952, Nam Bộ tổ chức giải thưởng tổng kết văn học nghệ thuật lấy tên Giải thưởng Cửu Long, trường ca “Chiến thắng Hòa Bình” của ông được xếp giải nhì về thơ. Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, ông được phân công về Sài Gòn hoạt động.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông liền được bầu làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh và được bầu vào Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.
Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.
* Sự nghiệp văn học
Trong 30 năm cầm súng chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc, Viễn Phương đã có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng. Ông đã dành trọn cả cuộc đời của mình để sáng tác thơ văn. Với một tâm hồn nghệ sĩ, tác giả nắm bắt chính xác những sắc thái, cung bậc cảm xúc của cuộc sống, của con người. Ông viết để được thả hồn vào những con chữ, viết để đóng góp cho quê hương, cho đất nước.
Truyện ngắn và thơ là hai lĩnh vực tiêu biểu trong sáng tác của Viễn Phương, trong đó thơ là lĩnh vực giúp ông gặt hái được nhiều thành công hơn. Bên cạnh đó thể loại ký của ông cũng được đánh giá rất cao.
Những tác phẩm tiêu biểu: Quê hương địa đạo, Lòng mẹ, Sắc lụa Trữ La, Phù sa quê mẹ, Ngàn say mây trắng, Miền sông nước, Tháng bảy mưa ngâu, Đá hoa cương, Thơ với tuổi thơ, Gió lay hương quỳnh, Ngôi sao xanh, Hình bóng thương yêu,…
Thơ Viễn Phương nền nã, thì thầm, man mác, bâng khuâng, day dứt, không gút mắt, cầu kỳ, kênh kiệu, khoa ngôn. Hình ảnh nào trong đời sống anh cũng tìm thấy chất thơ.
2. Đôi nét về bài thơ Viếng lăng Bác:
* Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978
* Bố cục
Gồm 4 phần:
Phần 1. Khổ thơ thứ nhất: Khung cảnh ngoài lăng Bác.
Phần 2. Khổ thơ thứ hai: Hình ảnh đoàn người vào lăng viếng Bác và cảm xúc của nhà thơ.
Phần 3. Khổ thơ thứ ba: Hình ảnh Bác Hồ và cảm xúc của nhà thơ.
Phần 4. Khổ thơ cuối. Cảm xúc và ước nguyện của nhà thơ khi ra về.
* Ý nghĩa nhan đề
– “Viếng lăng Bác” là một nhan đề ngắn gọn nhưng để lại ý nghĩa sâu sắc.
– “Viếng” – chỉ hành động thăm hỏi, chia buồn khi có người mất.
– “Lăng Bác” là một địa danh ở Hà Nội.
=> Như vậy, trước hết nhan đề cho người đọc biết được sự kiện nhà thơ nhân dịp đất nước thống nhất đã ra thăm miền Bắc và vào lăng viếng Bác Hồ. Đồng thơ qua đó, Viễn Phương cũng bộc lộ tình cảm thành kính, yêu thương nhưng cũng đầy xót xa đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.
* Thể thơ
Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác theo thể thơ tự do.
* Mạch cảm xúc
Mạch cảm xúc vận động theo trình tự không gian, thời gian vào lăng viếng Bác. Đầu tiên, trước khi vào lăng bác, tác giả tập trung gợi hình ảnh về quê hương đất nước. Tiếp đến, cảm xúc về dòng người bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác, nhà thơ xúc cảm và suy ngẫm về lãnh tụ kính yêu được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh. Cuối cùng, khi sắp phải trở về miền Nam, tác giả bộc lộ niềm mong ước được mãi mãi ở lại bên lăng Bác.
* Giá trị Nội dung
Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
* Giá trị Nghệ thuật
Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc.
3. Dàn ý phân tích Viếng lăng Bác:
Mở bài
– Giới thiệu vài nét về tác giả Viễn Phương- là một cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mĩ cứu nước
– Vài nét về bài thơ “Viếng lăng Bác”- bài thơ là dòng cảm xúc nghẹn ngào của tác giả khi đến thăm lăng, nó còn là một nén hương thơm dâng lên chủ tịch Hồ Chí Minh
Thân bài
* Niềm xúc động nghẹn ngào khi đến thăm lăng Bác (khổ 1)
– “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” : nhân dân miền Nam xưng con với Bác vì Bác như một người cha nhân hậu hiền từ
– Nhà thơ dùng từ “thăm”: nói giảm nói tránh để giảm nhẹ đi nỗi đau , mặc dù Bác đã đi xa nhưng trong tâm trí mỗi người Bác luôn sống mãi
– Từ láy “bát ngát” hiện lên trước mắt mà một màu xanh ngút ngàn trải dài và lan ra quanh lăng
– Hình ảnh hàng tre mang nghĩa thựclà những khóm tre quanh lăng nhưng còn mang nghĩa ẩn dụ chỉ phẩm chất con người Việt Nam bất khuất kiên cường, ngay thẳng có tinh thần yêu thương, đùm bọc
⇒ Tác giả đứng trước lăng bác với cảm xúc nghẹn ngào “ôi”, xưng hô “con”…
* Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác ( khổ 2)
– Ẩn dụ “mặt trời “ : Bác là mặt trời của dân tộc mang ánh sáng ấm áp cho cuộc sống của dân tộc, đồng thời thể hiện niềm yêu mến kính trọng Bác
– Sử dụng điệp ngữ “ngày ngày”: chỉ thời gian vô tận, tấm lòng của người dân chưa bao giờ thôi nhớ Bác
– Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa” : chỉ những người vào lăng viếng Bác kết thành tràng hoa rực rỡ huy hoàng, mỗi người mang một bông hoa của lòng thành kính, sự yêu mến và niềm ngưỡng vọng lãnh tụ
– “bảy mươi chín mùa xuân”: là hoán dụ chỉ cuộc đời Bác đẹp như những mùa xuân, đó còn là tuổi thọ của Bác
⇒ Sự biết ơn công lao to lớn của chủ tịch Hồ Minh, niềm thành kính của người dân Việt Nam với vị lãnh tụ của dân tộc
* Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấy di hài Bác (Khổ 3)
– “Giấc ngủ bình yên”: nói giảm nói tránh nhằm giảm đi nỗi đau, vừa thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng giấc ngủ của Bác.
– “vầng trăng sáng dịu hiền”: nhân hóa chỉ ánh đèn tỏa ra từ lăng, đó cũng là ẩn dụ chỉ vẻ đẹp tâm hồn thanh cao của Người
– “Trời xanh”: ẩn dụ Bác trường tồn, vĩnh hằng cùng non sông đất nước
– Nhà thơ dùng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe nhói ở trong tim”, nhà thơ như nghe thấy nỗi đau cứ nhức nhối như cắt cứa trong tim mình
⇒ Cảm xúc trong lăng của nhà thơ với Bác thành kính mà xúc động
* Những tình cảm, cảm xúc trước lúc ra về ( Khổ 4)
– “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”: cảm xúc trực tiếp lưu luyến không muốn rời xa
– Phép liệt kê, ẩn dụ “con chim, đóa hoa, cây tre” cùng với điệp ngữ “muốn làm”: niềm dâng hiến tha thiết,mãnh liệt, muốn làm một điều gì đó vì Bác
– Hình ảnh cây tre được lặp lại tạo kết cấu đầu cuối tương ứng
⇒ Chủ thể “con” đến đây không xuất hiện thẻ hiện ước nguyện này không phải của riêng tác giả mà là của tất cả mọi người, của dân tộc ta đối với Bác
Kết bài
– Tổng kết những thành công về nội dung, nghệ thuật làm nên bài thơ:
+ Với thể thơ 8 chữ, giọng điệu thiết tha, sâu lắng, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ quen thuộc, ngôn ngữ thơ giản dị mà cô đọng
+ Thể hiện niềm xúc động, thành kính, và nỗi đau xót của nhà thơ trước sự ra đi của Bác, ước nguyện là được ở mãi bên Bác, đang lên Bác tất cả lòng tôn kính và biết ơn…
THAM KHẢO THÊM: