Bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương là một tác phẩm nổi bật trong nền thơ ca Việt Nam, phản ánh tình cảm gia đình sâu sắc và truyền thống văn hóa dân tộc. Vậy bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì? Xin mời các em học sinh cùng có thời gian tìm hiểu bài viết sau để có lời đáp cho câu hỏi trên.
Mục lục bài viết
1. Bài thơ “Nói với con” của Y phương được sáng tác theo thể thơ gì?
- Bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương được sáng tác theo thể thơ tự do. Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu của Y Phương, phản ánh tình cảm gia đình ấm áp và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Bài thơ được viết như lời tâm sự của người cha với con gái, qua đó thể hiện tình yêu thương, sự chia sẻ và gắn bó giữa cha con.
- Thể thơ tự do giúp nhà thơ truyền tải cảm xúc một cách chân thành và mộc mạc, khiến cho tình cảm ấy càng trở nên ấm áp và thân thiết.
2. Giới thiệu chung về nhà thơ Y Phương:
2.1. Cuộc đời:
-
Y Phương có tên thật là Hứa Vĩnh Sước, sinh ngày 24 tháng 12 năm 1948 tại làng Hiếu Lễ, xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, là một nhà thơ người dân tộc Tày nổi tiếng của Việt Nam.
-
Ông trải qua một cuộc đời đầy biến động, thể hiện tình yêu sâu sắc đối với quê hương và văn hóa dân tộc thông qua thơ ca.
-
Y Phương nhập ngũ vào năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981. Sau đó, ông đã chuyển về công tác tại Sở Văn Hoá – Thông Tin Cao Bằng và từ năm 1991 là Phó giám đốc Sở Văn Hoá Thông Tin.
-
Ông từng là Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Cao Bằng và Uỷ viên Ban Chấp hành, Trưởng ban kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI.
-
Y Phương được mọi người tôn vinh là người “kê cao quê hương” bằng thơ và được coi là một trong những nhà thơ dân tộc thiểu số tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại.
-
Nhà thơ Y Phương qua đời vào ngày 9 tháng 2 năm 2022 tại nhà riêng ở Hà Nội, không lâu sau sinh nhật lần thứ 74 của mình, nhưng di sản văn chương của ông vẫn còn mãi với thời gian.
2.2. Sự nghiệp văn chương:
-
Y Phương bắt đầu học chữ ở tuổi 9 và đã trải qua nhiều công việc trước khi quyết định gắn bó với con đường sáng tác văn chương.
-
Sự nghiệp sáng tác của ông bắt đầu một cách ngẫu nhiên, khi ông trải nghiệm qua nhiều nghề nhưng cuối cùng nhận ra rằng chỉ có thơ mới mang lại cho ông sự thỏa mãn và đam mê thực sự.
-
Y Phương bắt đầu sự nghiệp thơ ca của mình từ năm 1973 với những bài thơ đầu tiên được in trên báo như “Bếp nhà trời” và “Dáng một con sông”. Những tác phẩm của ông thường phản ánh cuộc sống, văn hóa và tâm hồn của người dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Tày, mà ông tự hào là một phần.
-
Sự nghiệp của ông thực sự nở rộ sau khi tốt nghiệp khóa II tại Trường Viết văn Nguyễn Du từ năm 1982 đến 1986.
2.3. Phong cách sáng tác:
-
Nhà thơ Y Phương được biết đến với phong cách sáng tác độc đáo, phản ánh nếp sống, phong tục tập quán của người Tày, thấm đượm nỗi nhớ quê hương, đồng bào và để lại ấn tượng sâu sắc với đọc giả.
-
Y Phương đã nỗ lực cách tân, sáng tạo thơ tự do, đồng thời kế thừa thể thơ truyền thống, tạo ra một ngôn ngữ văn chương độc đáo bằng song ngữ Tày – Việt.
-
Những sáng tác của Y Phương luôn mang phong cách riêng, độc đáo của vùng văn hóa dân tộc miền núi, vừa đậm đà bản sắc “người đồng mình” (người Tày), vừa rộng mở, giao hòa với vùng văn hóa rộng lớn để hợp lưu thành con sông văn chương Việt Nam.
-
Tác phẩm của ông được độc giả yêu thích và đánh giá cao về giá trị nghệ thuật và tinh thần nhân văn.
-
Các bài thơ của Y Phương được xem là một phần của văn hóa và lịch sử văn chương của Việt Nam, là nguồn cảm hứng và ý nghĩa sâu sắc cho các thế hệ độc giả và nhà văn sau này.
-
Phong cách sáng tác của Y Phương đặc biệt với việc sử dụng ngôn ngữ phong phú, đa dạng, kết hợp giữa văn hóa dân gian và hiện đại, tạo nên những tác phẩm thơ có bản sắc dân tộc rất đậm nét và độc đáo.
2.4. Các tác phẩm tiêu biểu:
-
“Nói với con” (1980): Một trường ca nổi tiếng đã giúp tên tuổi của Y Phương được nhiều người biết đến.
-
“Người núi Hoa” (1982): Tập thơ phản ánh cuộc sống và con người vùng núi phía Bắc Việt Nam.
-
“Tiếng hát tháng giêng” (1986): Tập thơ này đã giành được giải thưởng thơ của Hội Nhà văn Việt Nam.
-
“Lửa hồng một góc” (1987): Tập thơ với những bài thơ đầy chất trữ tình và sâu lắng.
-
“Lời chúc” (1991): Một tập thơ chứa đựng những lời chúc tốt lành và ý nghĩa.
-
“Đàn then” (1996): Tập thơ thể hiện sự gắn kết giữa âm nhạc truyền thống và thơ ca.
-
“Thơ Y Phương” (2002): Tuyển tập thơ tổng hợp nhiều tác phẩm của ông.
3. Giới thiệu chung về bài thơ “Nói với con”:
3.1. Hoàn cảnh sáng tác:
-
Bài thơ được sáng tác vào năm 1980, trong bối cảnh đất nước Việt Nam mới hòa bình thống nhất nhưng đang gặp nhiều khó khăn và thiếu thốn.
-
Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ phản ánh về những khó khăn của đất nước và cuộc sống của nhân dân, đặc biệt là các dân tộc thiểu số ở miền núi.
-
Bài thơ được viết như lời tâm sự của nhà thơ với đứa con gái đầu lòng, đồng thời là lời động viên, nhắc nhở con cái và chính mình về việc vượt qua sự vật nghèo và đói khổ bằng văn hóa.
-
Bài thơ đã được đưa vào giáo trình Ngữ văn 9 ở Việt Nam, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về văn hóa và tình cảm gia đình.
3.2. Ý nghĩa nhan đề:
Nhan đề “Nói với con” tuy ngắn gọn, đơn giản nhưng giàu ý nghĩa. Động từ “nói” được kết hợp với đối tượng của hành động là “con”, đặt giữa quan hệ từ “với”. Qua đó, bài thơ chính là lời trò chuyện tâm sự của người cha với đứa con của mình.
3.3. Bố cục bài thơ:
Bố cục bài thơ “Nói với con” bao gồm 2 phần chính:
-
Phần 1. Từ đầu đến “Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”: Người cha nói với con về tình cảm cội nguồn.
-
Phần 2. Còn lại: Người cha nói với con về truyền thống cao đẹp của quê hương, mong muốn con tiếp nối truyền thống đó.
3.4. Giá trị nội dung:
-
“Nói với con” là lời tâm sự của một người cha với con gái, qua đó thể hiện tình yêu thương, sự chia sẻ và gắn bó giữa cha con cũng như giáo dục con về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
-
Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh người cha dẫn dắt đứa con chập chững bước đi, mỗi bước chạm vào tiếng nói và tiếng cười, qua đó thể hiện sự ấm áp và yêu thương trong gia đình.
-
Nhà thơ cũng sử dụng hình ảnh thiên nhiên và lao động của người dân tộc để gợi lên sức sống mạnh mẽ và niềm tự hào về quê hương.
-
Bài thơ không chỉ là lời “nói với con” mà còn là thông điệp nhắn nhủ đến nhiều thế hệ về việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
3.5. Giá trị nghệ thuật:
-
Thể thơ tự do, các hình ảnh thật đẹp, sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc.
-
Nhịp điệu lúc thì nhẹ nhàng bay bổng, lúc thì khóc chiết rành rọt, lúc thì mạnh mẽ âm vang → thể hiện lời khuyên của người cha thấm sâu vào tấm lòng của con.
-
Ngôn ngữ thơ cụ thể, hàm súc, nhiều ý nghĩa, hình ảnh thơ độc đáo sinh động và đậm bản sắc thơ ca miền núi cũng là những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
4. Nội dung chính của bài thơ Nói với con:
4.1. Người cha nói với con về tình cảm cội nguồn:
- Người cha nhắc nhở con về cội nguồn sinh dưỡng:
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”
-
Con cái lớn lên trong tình yêu thương, sự chăm sóc và kỳ vọng của cha mẹ.
-
Một số hình ảnh cụ thể đề cập đến mối quan hệ gắn bó giữa cha và con: “chân phải – chân trái”; “tiếng nói – tiếng cười”; “một bước – hai bước”…
→ Tạo nên bầu không khí ấm áp, thoải mái và hạnh phúc.
4.2. Người cha cho con cảm nhận được niềm vui của lao động và tình yêu quê hương:
-
Con lớn lên trong câu hát, nhịp sống và công việc lao động của những người đồng mình với cuộc sống hạnh phúc, tươi vui: “Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát”.
-
Hình ảnh thiên nhiên che chở, gìn giữ tâm hồn và nuôi dưỡng lối sống của con. Cha nhắc đến “ngày cưới” – ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời – là điểm tựa của hạnh phúc.
→ Người cha muốn nói cho con nghe về vẻ đẹp của vùng quê đầy truyền thống và tình yêu thương.
- Người cha tự hào nói về quê hương với sức sống tươi đẹp, bền vững, mong muốn con tiếp nối, phát triển:
+ Cụm từ “người đồng mình” được nhắc đến nhiều lần để nhấn mạnh những phẩm chất tốt đẹp.
+ Tấm lòng thủy chung với nơi mình sinh ra , một cuộc sống tràn đầy niềm vui và sự lạc quan.
- Ước muốn của cha dành cho con:
+ Mông con thủy chung với quê hương.
+ Học cách đối mặt với khó khăn, thử thách bằng ý chí, nghị lực và niềm tin của mình.
+ Người cha muốn nhắc nhở con hãy tự hào về những truyền thống tốt đẹp, lối sống nghĩa tình của quê hương và người đồng mình.
+ Người cha mong muốn con sống cao thượng, có lòng tự trọng, lương thiện để xứng đáng với người đồng mình.
+ Con bước đi tự tin, vì phía sau con còn có gia đình, quê hương, vì bên trong con đã có sẵn những phẩm chất quý giá của một “người đồng mình”.
THAM KHẢO THÊM: