Trong môi trường giáo dục, việc học tập của học sinh là quan trọng nhất và là nhiệm vụ hàng đầu. Bài tham luận trong đại hội chi Đội là mẫu của các em học sinh viết ra và đọc trước thầy cô và các bạn trong buổi lễ Đại hội chi Đội. Mời các bạn cùng tham khảo những bài viết Bài tham luận phương pháp học tập trong Đại hội chi đoàn dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Bài tham luận phương pháp học tập trong Đại hội chi đoàn hay nhất:
THAM LUẬN
ĐẠI HỘI ĐOÀN NHIỆM KỲ 20…. – 20…..
Kính thưa Đoàn chủ tịch đại hội!
Kính thưa các đồng chí đại biểu dự đại hội!
Thưa Đại hội!
Trước hết tôi hoàn toàn nhất trí với bản báo cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2020 – 20…. cũng như bản báo cáo các phương hướng nhiệm kỳ 20…. – 20….. mà đoàn chủ tịch vừa trình bày trước Đại hội. Sau đây tôi xin thay mặt chi Đoàn….., tham luận trước Đại hội về:
Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập các môn văn hóa
I. Vai trò học tập các môn văn hóa:
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Trong những nhân tố có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của đất nước đó là nguồn nhân lực.
Con người là một trong những lực lượng lao động trực tiếp đối mặt với mọi thách thức, tiêu chuẩn mà thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đề ra.
II. Hiện trạng: Một trong những nhiệm vụ quan trọng tại các trường là đào tạo để cung cấp một lượng lao động đạt chuẩn, chất lượng toàn diện. Do đó, Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập các môn văn hóa là một trong những vấn đề cần quan tâm.
Như chúng ta được biết, chất lượng giáo dục và đào tạo trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, kết quả thi tốt nghiệp THPT, tỉ lệ học đại học cao, tuy nhiên, trước những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, trước các diễn biến phức tạp của dịch bệnh…… học sinh vẫn phải học đủ các môn văn hóa và rèn luyện toàn diện theo đúng quy định, hướng dẫn của từng giai đoạn nên không tránh khỏi một vài suy tư….ví dụ như học môn gì? Học như thế nào? Học khối nào? Thi như thế nào? Thi khối gì đây? ….
Để giải quyết vấn đề đó tôi xin nêu lên một số nguyên nhân và đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập các môn văn hóa như sau:
III. Nguyên nhân:
Thứ nhất, Từ học sinh:
Nhiều học sinh không hứng thú học tập đủ các môn văn hóa mà hay quan tâm học các môn theo khối đào tạo chuyên nghiệp do đó sự tiếp thu kiến thức liên môn ngày càng khó khăn và thiếu hụt.
Tinh thần tự giác kỷ luật không cao, Tinh thần chủ động, sáng tạo trong học tập còn nhiều hạn chế, chưa hiểu hoặc không hiểu đúng sự thiết yếu của việc học liên môn nên đăng ký học theo khối không đúng khả năng. Ví như học yếu môn Toán thì khó có khả năng tiếp thu kiến thức môn Lý, Hóa do đó học sinh sợ và không ham thích học.
Một số học sinh còn lười học, thiếu sự chuẩn bị chu đáo về tư tưởng và tâm lý nên dẫn tới không nắm được các kĩ năng cần thiết trong việc học và vận dụng vào việc giải quyết các dạng bài tập.
Một số học sinh thiếu tìm tòi, sáng tạo trong học tập, không có sự phấn đấu vươn lên, có thói quen chờ đợi, lười suy nghĩ hay dựa vào giáo viên, bạn bè hoặc xem lời giải sẵn trong sách giải, qua Internet một cách thụ động.
Cá biệt còn tồn tại việc học đối phó, che dấu nhược điểm khi học bộ môn, học theo ý thích riêng, học theo sự may mắn (vì một số môn thi trắc nghiệm nên chỉ cần trọn đáp án là xong).
Thứ hai, Từ giáo viên:
Trang thiết bị để thày cô sử dụng trong giảng dạy còn thiếu hoặc lỗi thời…..
Nhiều luật mới, qui định mới đòi hỏi thày, cô và học sinh phải tuân theo ….
Quĩ thời gian gần gữi học sinh của giáo viên quá ít …..
Phương pháp đa dạng, đổi mới liên tục và thay đổi nhiều theo đặc thù từng môn ……
Mặt khác, Từ phụ huynh học sinh và xã hội:
Một số học sinh là con em nhân dân lao động, nghèo ít có điều kiện đầu tư việc học cho con cái.
Một số phụ huynh không quan tâm đến việc học của con em, khoán trắng việc học tập của con em họ cho nhà trường.
Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cùng với internet với các dịch vụ vui chơi, giải trí hấp dẫn đã lôi cuốn học sinh…….
IV. Đề xuất biện pháp: Từ những nguyên nhân trên, tôi đề ra một số biện pháp cụ thể nhằm làm giảm tỉ lệ học sinh yếu kém đối với việc học các môn văn hóa như sau:
Thứ nhất: Thày giáo – cô giáo đảm nhận ở mỗi bộ môn nên có thêm quỹ thời gian gần gũi học sinh của mình nhiều hơn qua đó giúp học sinh hiểu đúng và đầy đủ mọi nhiệm vụ – quyền lợi và trách nhiệm của bản thân theo qui định mới, luật mới, tạo động cơ, gây lòng tin, hứng thú say mê, yêu thích học tập bộ môn do mình phụ trách cho học sinh. Thường xuyên gần gũi chăm lo, động viên học sinh, chỉ dẫn, kèm cặp học sinh trong quá trình thực hiện.
Tránh để học sinh tự học, tự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu luật dẫn đến hiểu sai, hiểu không đúng với sự nóng vội, buông trôi, phó mặc.
Thứ hai, Duy trì và tiếp tục bù đắp kiến thức cơ bản cho học sinh yếu kém, hướng dẫn cụ thể cách thức hoạt động của nhóm, của mỗi thành viên trong nhóm, và thường xuyên theo dõi uốn nắn, điều chỉnh kịp thời để các học sinh đó kịp thời hòa nhập với nhóm học tập, với lớp.
Thứ ba, Học sinh cần hiểu đúng, vận dụng đúng nếu không hiểu phải hỏi thày giáo, cô giáo về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động học tập của học sinh. Việc đổi mới cần gắn với khai thác, sử dụng thiết bị giáo dục trên cơ sở bám sát nội dung sách giáo khoa, yêu cầu bộ môn về chuẩn kiến thức kĩ năng.
Thứ tư, Học sinh phải tham gia chiếm lĩnh kiến thức mới. Để thực hiện tốt vấn đề này:
Học sinh phải biết cách học trong đó có phương pháp tự học là yêu cầu bắt buộc luôn phải đặt ra mọi lúc, mọi nơi và mỗi giờ lên lớp. xác định đúng động cơ thái độ học tập: Học là để có kiến thức, để làm người, để chiếm lĩnh tri thức của loài người, biến kiến thức đó thành kiến thức của mình, học để lập thân, lập nghiệp nhằm phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Có như vậy học sinh mới tự giác học tập, chăm chỉ học tập, cố gắng vươn lên.
Học sinh phải biết lên kết kiến thức, bù đắp kiến thức còn thiếu và dùng kiến thức mới để củng cố kiến thức mà học sinh đã học trước đó.
Thày – cô tiếp tục , duy trì xây dựng hệ thống bài tập trong giờ phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau. Có câu hỏi phát hiện dấu hiệu bên ngoài, có câu hỏi về bản chất, cần có tư duy, so sánh, khái quát tổng hợp cao…
Thứ năm, Học sinh luôn có ý thức tự học: Học- Hỏi – Hiểu – Hành.
Học sinh làm việc nhiều hơn, tăng cường bài tập vận dụng kiến thức, bài tập rèn luyện kiến thức, bài tập rèn luyện kĩ năng thích hợp cho các đối tượng. “Hiểu” để “Hành” và “Hành” để sáng tỏ kiến thức đã “Hiểu”. Hiểu là điểm tựa, hành để phát triển.
Thầy– cô theo dõi, kiểm tra đánh giá học sinh thường xuyên hơn.
Cuối cùng, tiếp tục duy trì, phát huy tổ tư vấn học đường và truyền thống giáo dục phối hợp chặt trẽ giữa học sinh, gia đình và nhà trường:
Trao đổi để giúp học sinh và phụ huynh xác định rõ mục đích đi học.
Phụ huynh phải quan tâm quản lý nghiêm giờ giấc học tập của con em, thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để tìm hiểu việc học tập của con em minh.
V. Kết luận:
Để đạt được kết như mong muốn trong học tập thì có nhiều cách tuy nhiên, người học phải có niềm say mê, tính kiên nhẫn, có niềm tin và không ngại khó. Luôn có ý thức tự học: Học- Hỏi – Hiểu – Hành.
Coi: “Việc học tập là niềm vui của lứa tuổi học trò là nỗi vất vả của mẹ, là nỗi lo của Thầy, là hi vọng của tương lai”. Một khi học sinh đã yêu thích môn học rồi thì việc hạn chế được tỉ lệ yếu kém là không khó. Tình cảm bạn bè đầm ấm hơn, tình nghĩa với Thầy – cô sâu đậm hơn. Sự hiếu thảo với cha mẹ trọn vẹn hơn…..Và đó là trách nhiệm với tổ quốc với cộng đồng …..
Kính thưa Đại hội!
Trên đây là bản tham luận của tôi về: Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập các môn văn hóa. Bản tham luận có tính chủ quan chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các quý vị đại biểu dự đại hội để bản tham luận được hoàn thiện hơn.
Kính chúc: Sức khỏe – Hạnh phúc – Thành công tới các quý vị đại biểu dự Đại hội!
Chúc Đại hội thành công tốt đẹp!
Xin trân trọng cảm ơn!
….., Ngày …..tháng ….. năm 20….. Người viết tham luận: |
2. Bài tham luận phương pháp học tập trong Đại hội chi đoàn ấn tượng:
Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo và các bạn sinh viên thân mến!
Tôi xin tự giới thiệu, Tôi tên là………., sinh viên lớp ………
Hôm nay tôi rất vinh dự được tham gia tham luận trong Đại hội Chi đoàn trường …………. năm 20….. về phương pháp học tập.
Thưa các bạn!
Mỗi bạn sinh viên trong chúng ta đều có một phương pháp học tập riêng cho bản thân, học như thế nào, phương pháp học ra làm sao thì đó là một điều vô cùng quan trọng, vừa giúp cho chúng ta đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện, vừa giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian và phát triển toàn diện khả năng của mình, nhất là đối với các anh chị sinh viên cuối khóa, việc phấn đấu tăng tốc trong học tập để về đích đạt kết quả tốt càng trở lên quan trọng và cấp thiết.
Theo tôi để học tốt, trước hết, bạn phải đặt ra mục tiêu và phải có niềm tin vào bản thân. Khi bạn tin vào chính bản mình thì bạn mới có thể đạt được những mục tiêu đặt ra, phải tin rằng mình làm được! nhất định sẽ làm được!. Hãy nhớ một điều rằng bạn có thể học bất cứ điều gì cần học để đạt được bất cứ mục tiêu nào mình tự đặt ra. Con người sinh ra là một điều kì diệu và kĩ năng học tập cũng là kỹ năng kì diệu nhất của con người. Hãy nhớ rằng: “Không một ai trên Trái đất này thừa cả, bạn sinh ra là để làm điều gì đó thật đặc biệt cho cuộc đời mình, cho gia đình và xã hội, muốn làm được điều đó bạn phải biết tự nghiên cứu và tự học tập”.
Đối với sinh viên chúng ta việc tiếp thu kiến thức từ giảng viên, đó là một trong những kiến thức cơ bản của từng môn học, bạn muốn học giỏi, hiểu biết sâu hơn nữa về chuyên môn của các môn học, thì theo tôi kĩ năng quan trọng nhất đó là tự học, tự nghiên cứu, tự tìm tòi để nâng cao kiến thức cho bản thân. Học ở đâu, học như thế nào, hiện nay có rất nhiều phương pháp học tập khác nhau qua nhiều phương tiện thông tin đại chúng khác nhau, sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh, tích lũy được nhiều kiến thức trong quá trình tự học.
Các bạn thân mến!.
1. Để có hiệu quả trong quá trình học tập chúng ta phải hoàn thành bài học hôm nay và chuẩn bị tốt bài học tiếp theo. Thời gian qua đi không thể lấy lại được. Thứ duy nhất mà bạn có thể làm chủ và thay đổi là hiện tại.
Ngạn ngữ Anh có một câu rất hay:
“Hôm qua là quá khứ.
Ngày mai là điều bí mật.
Và hôm nay là một món quà.”
Đó là lí do tại sao người ta gọi thì hiện tại là present, tức là món quà.Vì thế, hãy làm mọi thứ mà bạn đã đặt ra ngay ở thì hiện tại chứ không phải thì tương lai. Ông bà ta thường răn dạy con cháu “việc hôm nay chớ để ngày mai”. Điều này sẽ tạo ra một thói quen tốt, giúp ích cho chúng ta ở mọi mặt của đời sống chứ không chỉ riêng gì học tập.
2. Luôn tập kỹ năng ghi nhớ kiến thức một cách lôgic.
Muốn có một tư duy logic cần phải có một hệ thống kiến thức nhất định. Việc nắm vững kiến thức cơ bản sẽ làm cơ sở cho tư duy, là tiền đề cho việc nắm vững kiến thức mới. Nắm chắc kiến thức có nghĩa là hiểu được, nhớ lâu dài và có thể vận dụng được kiến thức. Chúng ta biết trí nhớ là hoạt động phản xạ có điều kiện, muốn lập được phản xạ có điều kiện thì thông tin phải được lặp đi lặp lại nhiều lần. Vì vậy trong ghi nhớ kiến thức cần phải ôn tập thường xuyên và có hệ thống để tăng cường khả năng ghi nhớ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta đã dạy: “Dốt đến đâu học lâu cũng giỏi, muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”.
Ngoài ra nhớ lâu thường dựa trên ấn tượng mạnh tác động tới ngưỡng tâm lý chúng ta: Một kiến thức hay, một cách giải quyết vấn đề độc đáo, một lần bị sai lầm là những ấn tượng khó quên lưu lại lâu bền trong trí nhớ chúng ta. Vì vậy khi học bài cần tạo ra các ấn tượng ghi nhớ sâu kiến thức thông qua đồ dùng dạy học, thông qua trao đổi thảo luận thậm chí tranh cãi với bạn bè.
Nhớ lâu nó cũng bắt nguồn từ hứng thú học tập, nó chính là chất men kích thích học tập. Vì vậy luôn chuẩn bị cho mình tinh thần thoải mái và sự tập trung cao độ khi học tránh phân tán tư tưởng khi học.
3. Trong học tập phải xây dựng cho mình sơ đồ tư duy sơ đồ cành cây để ghi nhớ kiến thức.
4. Tạo dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu tài liệu. Hiện nay trên các phương tiện thông tin lượng kiến thức rất phong phú chúng ta chỉ cần vào google nhấn enter là chúng ta đã có bách khoa toàn thư về kiến thức. Một số bạn thay bằng đọc sách lại nướng thời gian vào các trò chơi game, điện tử, hay dành thời gian cho facebook, online cày phim ngôn tình quá nhiều,… đó là điều hết sức đáng tiếc.
Nhà thơ Văn Cao đã viết.
“Con thuyền đi qua để lại sóng,
Con tàu đi qua để lại tiếng,
Đoàn người đi qua để lại bóng,
Tôi không đi qua tôi, để lại gì”.
Nếu bản thân mình không vượt qua được chính mình thì các bạn không thể hoàn thành tốt được việc học tập, rèn luyện và trở thành người không có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Thông qua bản tham luận về phương pháp học tập, mình mong rằng có thể đóng góp ít nhiều sự tích cực vào cách học của các bạn. Mỗi bạn sinh viên ngồi đây, mỗi chúng ta đều có định hướng và phương pháp riêng cho mình để có thể nắm bắt được tri thức của nhân loại một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Trên đây là những ý kiến tham luận của tôi về vấn đề học tập. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để bản tham luận của được hoàn thiện hơn. Cuối cùng xin kính chúc các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo mạnh khỏe, chúc các bạn sinh viên học tập tốt, chúc đại hội thành công tốt đẹp.
Xin chân thành cảm ơn!
3. Bài tham luận phương pháp học tập trong Đại hội chi đoàn chi tiết:
Kính thưa các quý vị đại biểu!
Kính thưa các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên!
Lời đầu tiên cho phép em được gửi lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất tới các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo và toàn thể các bạn sinh viên có mặt trong hội trường ngày hôm nay.
Em xin giới thiệu, tên em là Nguyễn Thùy Linh, sinh viên lớp 56K-TN, Khoa Kinh tế & Quản lý, Trường Đại học Thủy Lợi.
Hôm nay, thay mặt cho các bạn sinh viên trong Khoa, em rất vinh dự khi được hiện diện tại nơi đây để trình bày một số ý kiến tham luận của bản thân trong “học tập và rèn luyện”. Sau đây em xin phép được trình bày để các bạn cùng tham khảo.
Các bạn thân mến!
Chắc hẳn các bạn sinh viên đều mong muốn đạt được kết quả tốt trong học tập. Vậy làm thế nào để thực hiện được điều đó? Theo tôi, để học tốt trước hết chúng ta phải có niềm tin vào chính bản thân mình. Chỉ khi bạn tin vào bản thân thì bạn mới có thể đạt đươc những mục tiêu mình đặt ra. Hãy nhớ một điều rằng ta có thể học bất cứ điều gì cần học để đạt được bất cứ mục tiêu nào mà ta tự đặt ra. Con người sinh ra vốn là một điều kì diệu và kĩ năng học tập là kỹ năng kì diệu nhất của con người. Chẳng vậy mà có câu: “Không một ai trên Trái đất này thừa cả, bạn sinh ra là để làm điều gì đó thật đặc biệt cho cuộc đời mình”.
Bên cạnh việc tiếp nhận sự truyền đạt kiến thức từ giáo viên thì theo mình kĩ năng quan trọng nhất và cần thiết đầu tiên là “thân tự lập thân” nghĩa là tự học. Khả năng độc lập trong học tập, tư duy sẽ giúp bạn tiến bộ rất nhanh. Đừng bao giờ ỷ lại vào thầy cô, bạn bè hay bất kì điều gì khác rồi lấy đó là cái cớ để bạn lười nhác và cho phép mình đứng khựng lại.
Kĩ năng thứ 2 là việc nghe giảng trên lớp và luôn tập kỹ năng ghi nhớ kiến thức một cách logic– đây là một việc hết sức quan trọng. Khi bạn tập trung, chú ý nghe giảng sẽ giúp bạn hiểu bài kĩ càng, hiệu quả sẽ tăng lên nhiều lần so với khi bạn lơ đãng trong lớp. Để có sự tiếp thu tốt nhất khi nghe giảng, thì bạn hãy dành ít phút ở nhà để xem trước bài mới, tới lúc thầy cô giảng, bạn sẽ không bị bỡ ngỡ trước những kiến thức mới. Trên lớp, hãy hăng hái phát biểu, đừng quá nặng nề chuyện đúng, sai, quan trọng nhất đó là một lần được nói là một lần được học. Muốn có một tư duy lô gic bạn cần phải có một hệ thống kiến thức nhất định. Nắm vững kiến thức cơ bản sẽ làm cơ sở cho tư duy, là tiền đề cho việc nắm vững kiến thức mới. Nắm chắc kiến thức có nghĩa là hiểu được, nhớ được lâu dài và có thể vận dụng được kiến thức. Trong ghi nhớ kiến thức cần phải ôn tập thường xuyên và có hệ thống để tăng cường khả năng ghi nhớ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta đã dạy: “Dốt đến đâu học lâu cũng giỏi”, “muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”.
Do đó kĩ năng tiếp theo cũng rất cần thiết đó là luôn hoàn thành bài hôm nay và chuẩn bị tốt bài vở ngày mai. Thời gian qua đi không thể lấy lại được. Thứ duy nhất mà bạn có thể làm chủ và thay đổi là hiện tại. Ngạn ngữ Anh có một câu rất hay “Hôm qua là quá khứ. Ngày mai là điều bí mật.Và hôm nay là một món quà”. Vì thế, hãy làm mọi thứ mà bạn đã đặt ra ngay ở hiện tại chứ không phải tương lai. “Việc hôm nay chớ để ngày mai”. Điều này sẽ tạo ra một thói quen tốt, giúp ích cho chúng ta ở mọi mặt của đời sống chứ không riêng học tập.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần tạo dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu tài liệu để nâng cao kiến thức và vốn hiểu biết của mình. Hiện nay trên các phương tiện thông tin, lượng kiến thức rất phong phú. Chỉ cần vào google là chúng ta đã có bách khoa toàn thư về kiến thức. Thế nhưng, một số bạn lại nướng thời gian vào các trò chơi game, điện tử, facebook,…Đó là điều hết sức đáng tiếc. Bạn biết đấy, đọc sách, tham khảo tài liệu trên thư viện là một hành động mà mình dám chắc rằng rất xa lạ với nhiều bạn sinh viên. Không phải ngôi trường nào cũng đầu tư cơ sở vật chất tốt như trường Đại học Thủy Lợi chúng ta.Vậy tại sao các bạn lại bỏ lỡ một cơ hội tốt như vậy?
Và cuối cùng là việc tự tạo hứng khởi trong học tập cho bản thân. Mỗi người nên tự đề ra mục tiêu cụ thể – một mục tiêu mà chúng ta thực sự khao khát và yêu thích. Đó chính là động lực rất lớn để chúng ta phấn đấu. Bạn cũng đừng quên duy trì chế độ sinh hoạt điều độ, không thức quá khuya, không dậy quá sớm và ăn uống thật hợp lý. Trong thời gian tự học bạn nên tập trung cao độ khoảng 1 đến 1 tiếng rưỡi, sau đó thư giãn 1 ít phút bằng việc nghe 1 bản nhạc không lời, hoặc một bài hát mà bạn yêu thích sau đó tiếp tục học. Học tập là niềm vui! Hãy biến công việc học tập trở thành niềm vui thích của chúng ta.
Một điều không thể thiếu là bạn đừng quên tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động Đội, Đoàn của lớp của Trường. Môi trường học đường không chỉ để chúng ta học tập và nghiên cứu mà còn là nơi rèn luyện đạo đức, lối sống để chúng ta có thể trở thành người công dân tốt. Thông qua các hoạt động này, chúng ta có thể phát huy được tài năng của mình, học hỏi được nhiều kỹ năng mềm, tạo dựng được nhiều mối quan hệ trong môi trường tập thể, và đặc biệt là có thể giúp bản thân thêm tự tin hơn khi đứng trước đám đông.
Trên đây là những ý kiến tham luận của em về vấn đề học tập và rèn luyện của bản thân, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để bản tham luận của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, một lần nữa em xin kính chúc Quý vị đại biểu, Quý thầy cô giáo cùng tất cả các bạn lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.
Em xin chân thành cảm ơn!
THAM KHẢO THÊM: