Bài tập tính theo phương trình hóa học được trình bày chi tiết, cụ thể cùng với một số bài tập hướng dẫn và tự luyện. Đây cũng là tài liệu rất hay để các bạn ôn luyện củng cố kiến thức Hóa học nhanh chóng dễ dàng hơn và có hệ thống. Dưới đây là nội dung chi tiết Bài tập xác định chất còn thiếu trong phương trình có đáp án mời các bạn tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Phương pháp giải bài tập xác định chất còn thiếu trong phương trình:
Ở dạng bài tập này, để bài thường cho một phản ứng có n chất (kể cả chất phản ứng và sản phẩm), trong đó đã biết (n – 1) chất. Yêu cầu xác định chất còn lại và hệ số còn thiếu. Để xác định chất còn lại trong phản ứng cần nhớ: Trong phản ứng hóa học số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên trước và sau phản ứng.
Ví dụ: Hãy chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp để đặt vào chỗ dấu hỏi trong phương trình hóa học sau:?
Al + ? → 2Al2O3
Hướng dẫn: Vế phải có Al và O, nên chất còn thiếu ở vế trái phải là O2. Vế phải có 4 nguyên tử Al, nên để số nguyên tử Al ở vế trái bằng số nguyên tử Al ở vế phải, hệ số của Al ở vế trái là 4. Vế phải có 6 nguyên tử O, nên để số nguyên tử O ở vế trái bằng số nguyên tử O ở vế phải, hệ số của O2 ở vế trái là 3. Vậy phương trình hóa học là: 4Al + 3O2 → 2Al2O3.
Mục đích của dạng bài tập xác định chất còn thiếu trong phương trình hóa học là kiểm tra khả năng hiểu biết và kỹ năng của học sinh trong việc cân bằng phương trình hóa học. Bài tập này yêu cầu học sinh đặt hệ số và chất còn thiếu sao cho số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên trước và sau phản ứng. Cụ thể, bài tập này giúp học sinh:
– Hiểu cơ bản về phản ứng hóa học: Học sinh cần biết cách đọc và hiểu phương trình hóa học, tìm hiểu về số nguyên tử của các nguyên tố trong phản ứng.
– Kỹ năng cân bằng phương trình: Bài tập yêu cầu học sinh xác định hệ số cho từng chất sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố trên cả hai bên của phương trình là bằng nhau.
– Áp dụng quy tắc cơ bản của phản ứng hóa học: Học sinh cần áp dụng nguyên tắc “số nguyên tử giữ nguyên” để xác định chất còn thiếu và đặt hệ số phù hợp.
– Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề: Bài tập giúp học sinh phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề trong việc tìm ra phương trình hóa học chính xác và cân bằng.
Có thể thấy, dạng bài tập này không chỉ kiểm tra kiến thức lý thuyết mà còn đòi hỏi sự logic và khả năng áp dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết vấn đề cụ thể.
2. Bài tập xác định chất còn thiếu trong phương trình, hoàn thiện phương trình hóa học:
Câu 1: Hãy xác định công thức hóa học thích hợp để điền vào dấu hỏi chấm trong phương trình hóa học sau: Mg + 2HCl → MgCl2 +?
Hướng dẫn giải
Vế trái có Mg, H, Cl vậy chất còn lại ở vế phải nhất định phải chứa H. Vậy chất còn thiếu ở vế phải là H2.
Vậy phương trình hóa học là:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Câu 2: Hãy xác định công thức hóa học thích hợp để điền vào dấu hỏi chấm trong các phương trình hóa học sau:
a. 4Na + ? → 2Na2O
b. CaO + CO2 → ?
Hướng dẫn giải
a. Vế phải có Na, O, vậy chất còn lại ở vế trái nhất định phải có O. Vậy chất còn thiếu ở vế trái là O2.
Vậy phương trình hóa học là:
4Na + O2 → 2Na2O
b. Vế trái có Ca, O, C, vậy chất cần tìm ở vế phải nhất định phải có Ca, C, O. Vậy chất cần tìm là CaCO3.
Vậy phương trình hóa học là:
CaO + CO2 → CaCO3
Câu 3: Chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp để điền vào dấu hỏi chấm trong phương trình hóa học sau:
FeO + ?HCl → FeCl2 + ?
Hướng dẫn giải
Vế trái có Fe, O, H, Cl, vậy chất còn lại ở vế phải nhất định phải chứa H, O. Vậy chất còn thiếu ở vế phải là H2O.
Vế phải có 2 nguyên tử Cl, vậy để số Cl ở cả hai vế bằng nhau thì cần thêm 2 vào trước HCl.
Vậy phương trình hóa học là:
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
3. Bài tập tự luyện:
Câu 1: Cho phương trình phản ứng: NaOH + HCl → ? + H2O
Chất còn thiếu trong phương trình trên là
A. NaCl.
B. Na.
C. Na2O.
D. NaClO.
Đáp án: Chọn A
Vế trái có Na, O, H, Cl, vậy chất còn lại ở vế phải nhất định phải chứa Na, Cl. Vậy chất còn thiếu là NaCl.
Câu 2: Cho phương trình phản ứng:
Fe + H2SO4 → FeSO4 + ?
Tỉ lệ số phân tử của chất sản phẩm là
A. 1 : 1.
B. 1 : 2.
C. 2 : 1.
D. 1 : 3.
Đáp án: Chọn A.
Vế trái có chứa Fe, H, S, O. Vậy chất còn thiếu ở vế phải có chứa H. Vậy chất còn thiếu là H2.
Phương trình phản ứng:
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Vậy tỉ lệ số phân từ FeSO4 : H2 = 1 : 1
Câu 3: Cho phương trình phản ứng: 2NO + O2 → 2?
Chất còn thiếu trong phương trình là
A. NO2.
B. N.
C. NO3.
D. N2O5.
Đáp án: Chọn A
2NO + O2 → 2NO2.
Câu 4: Cho phương trình hóa học sau:
aAl(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + ?
Giá trị của a là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án: Chọn B
Vế trái có chứa Al, O, H, S, vậy chất còn thiếu ở vế phải có chứa H, O. Vậy chất còn thiếu là H2O.
Phương trình phản ứng:
2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O.
Vậy a = 2
Câu 5: Hòa tan kẽm (Zn) vào dung dịch axit clohidric (HCl) thu được kẽm clorua (ZnCl2) và khí là
A. H2.
B. CO2.
C. O2.
D. CO.
Đáp án: Chọn A
Câu 6: Cho phương trình hóa học sau: Al + FeSO4 → Al2(SO4)3 + ?
Hãy cho biết hệ số thích hợp trong phản ứng là
A. 1 : 3 : 1 : 3.
B. 2 : 3 : 1 : 3.
C. 2 : 1 : 3 : 2.
D. 3 : 2 : 1 : 3.
Đáp án: Chọn B
Vế trái chứa Al, Fe, S, O do đó chất còn thiếu ở vế phải chứa Fe.
Vậy chất còn thiếu là Fe.
Phương trình hóa học: 2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe
Câu 7: Cho sơ đồ phản ứng: SO2 + O2 →?
Tổng hệ số các chất tham gia phản ứng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án: Chọn C
Vế trái chứ S, O do đó chất cần tìm ở vế phải nhất định phải chứa S, O.
Vậy chất còn thiếu là SO3.
Phương trình hóa học: 2SO2 + O2 → 2SO3.
Vậy tổng hệ số các chất tham gia phản ứng là: 2 + 1 = 3.
Câu 8: Cho phương trình hóa học sau: CO + FeO → Fe + ?
Tỉ lệ số phân tử của các chất tham gia phản ứng là
A. 1 : 1.
B. 1 : 2.
C. 1 : 3.
D. 1 : 4.
Đáp án: Chọn A
Vế trái chứa C, O, Fe do đó chất còn lại ở vế phải nhất định phải chứa C, O. Vậy chất còn lại là CO2.
Phương trình phản ứng: CO + FeO → Fe + CO2.
Tỉ lệ số phân tử của các chất tham gia phản ứng là 1 : 1.
Câu 9: Cho phương trình phản ứng sau:
Fe(NO3)3 + ?KOH → Fe(OH)3 + ?
Hệ số trước KOH và chất còn thiếu trong phương trình trên lần lượt là
A. 1 và KNO3.
B. 2 và KNO3.
C. 3 và KNO3.
D. 4 và KNO3.
Đáp án: Chọn C
Phương trình phản ứng: Fe(NO3)3 + 3KOH → Fe(OH)3 + 3KNO3.
Câu 10: Có phản ứng hóa học:
CuO +? → Cu + H2O
Tích hệ số các chất tham gia phản ứng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án: Chọn A
Vế phải chứa Cu, H, O do vậy chất còn thiếu ở vế trái nhất định phải chứa H. Vậy chất còn thiếu là H2.
Phương trình phản ứng: CuO + H2 → Cu + H2O.
Tích hệ số các chất tham gia phản ứng là 1.1 = 1.
Câu 11: Chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp đặt vào những chỗ có dấu chấm hỏi trong các phương trình hóa học sau:
1) ? Na + ? -> 2Na2O
2) Na2O + H2O → ?
3) ? NaOH + CO2 → Na2CO3 + ?
4) Na2CO3 + ? HCl → ? NaCl + ? + H2O
5) ? NaCl + H2O đpdd-> ? NaOH + H2 + ?
6) NaOH + ?→ NaHCO3
(7) Cu + ? HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + ?
(8) CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
(9) ? Cu(NO3)2 -> ? + 4NO2 + O2
(10) Cu(NO3)2 + ? NaOH → ? + ? NaNO3