Các căn cứ để chứng minh quan hệ pháp luật tranh chấp trong vụ án trên? Căn cứ xác định tòa án sơ thẩm có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên?
Ông Nguyễn Văn A (Ông A) cư trú tại huyện X tỉnh TB và ông Nguyễn Hồng B (ông B) cư trú tại huyện Y tỉnh TB có quan hệ mua bán vật liệu xây dựng với nhau từ nhiều năm nay. Ngày 05/08/07 ông B dẫn bạn mình là ông Phan Đình K (ông K) cư trú tại thành phố NĐ tỉnh N đến mua vật liệu tại cửa hàng của ông A với số tiền là 200 triệu đồng. Ông K đã trả 150 triệu đồng còn nợ lại số tiền là 50 triệu đồng. Do ông K không có khả năng thanh toán nợ cho ông A và ông B còn nợ ông K số tiền là 100 triệu đồng nên ông K đã thỏa thuận với ông A và ông B với nội dung ông B sẽ tiếp tục thay ông K thanh toán cho ông B số tiền nợ 50 triệu đó. Nay ông A khởi kiện ra tòa buộc ông B phải thanh toán số tiền trên.
a. Có quan điểm cho rằng quan hệ pháp luật tranh chấp trong vụ án là quan hệ pháp luật về
b. Anh (chị) hãy xác định tòa án sơ thẩm có thẩm quyền giải quyết vụ án trên.
Mục lục bài viết
1. Các căn cứ để chứng minh quan hệ pháp luật tranh chấp trong vụ án trên?
– Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại Điều 428 của “
+ Trong vụ án trên, quan hệ pháp luật giữa ông A và ông K là quan hệ mua bán tài sản ( Ông A có nghĩa vụ chuyển giao vật liệu xây dựng cho ông K và có quyền nhận 200 triệu đồng tiền của K cùng với đó thì ông K có quyền nhận vật liệu xây dựng từ ông A và có nghĩa vụ hoàn trả số tiền 200 triệu ông A).
+ Tuy nhiên, quan hệ pháp luật xảy ra tranh chấp (giữa ông A và ông B) lại không thể hiện đầy đủ các yếu tố của quan hệ mua bán tài sản vì: Trong vụ án này giữa ông A và ông B không xuất hiện việc ông A chuyển giao tài sản (vật liệu xây dựng) cho ông B và nhận tiền của ông B đồng thời với việc việc ông B quyền nhận tài sản (vật liệu xây dựng) từ ông A và có nghĩa vụ thanh toán tiền cho ông A mà chỉ xuất hiện việc ông B có nghĩa vụ thanh toán cho ông A số tiền 50 triệu đồng cho ông A.
– Thứ hai, căn cứ Điều 315 “Bộ luật dân sự 2015” về Chuyển giao nghĩa vụ dân sự thì: “ 1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.
– Thứ ba Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ”.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trong vụ án trên thấy rằng: Việc ông A khởi kiện ông B ra tòa buộc ông B phải thanh toán số tiền 50 triệu đồng là xuất phát từ sự thỏa thuận của ông K với ông A và ông B với nội dung ông B sẽ tiếp tục thực hiện việc thanh toán số tiền 50 triệu đồng mà ông K nợ ông A. Bằng việc thỏa thuận này ông B đã trở thành người thế nghĩa vụ và có nghĩa vụ thực hiện thanh toán số tiền 50 triệu đồng cho ông A trong mối quan hệ hợp đồng chuyển giao nghĩa vụ.
→ Như vậy, từ hai căn cứ trên đi đến kết luận quan hệ pháp luật tranh chấp trong vụ án trên không phải là quan hệ pháp luật về hợp đồng mua bán tài sản.
2. Căn cứ xác định tòa án sơ thẩm có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên?
– Tòa án có thẩm quyền giải quyết hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Bộ luật Tố tụng dân sự 2005 về Những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm: “ Tranh chấp về hợp đồng dân sự”. Như vậy, tranh chấp giữa ông A và ông B về việc thanh toán số tiền 50 triệu đồng theo hợp đồng chuyển giao nghĩa vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
– Cấp Tòa án có thẩm quyền?
Căn cứ theo Điểm a khoản 1 Điều 33 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì
– Thẩm quyền theo lãnh thổ?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2005 thì thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau: “a)Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bịđơnlà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này.
b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này”.
Tóm lại: Từ các căn cứ trên đưa ra kết luận sau:
+ Nếu ông A và ông B không có thỏa thuận về nơi giải quyết tranh chấp Tòa án nhân dân huyện Y tỉnh TB nơi cư trú của ông B (bị đơn) là Tòa án sơ thẩm có thẩm quyền giải quyết.
+ Nếu ông A và ông B có thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú của ông A (nguyên đơn) giải quyết tranh chấp này thì Tòa án nhân dân huyện X tỉnh TB là Tòa án sơ thẩm có thẩm quyền giải quyết vụ án trên.