Trò chơi, lễ hội ở quê hương là bài học thuộc chương trình tiếng việt 4 bài 16. Đây là phần kiến thức quan trọng trong chương trình học tiếng việt 4 mà các em cần nắm chắc trong quá trình học. Dưới đây là bài viết về Bài tập Tiếng Việt 4 bài 16B: Trò chơi, lễ hội ở quê hương mời các bạn tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Hoạt động cơ bản Bài tập Tiếng Việt 4 bài 16B: Trò chơi, lễ hội ở quê hương:
Câu 1:
Gợi ý: Bức tranh vẽ những nhân vật nào? Họ đang làm gì?
Gợi ý trả lời:
Quan sát tranh em thấy:
– Bức tranh vẽ chú bé bằng gỗ Bu-ra-ti-nô, Ba-ba-ra, Đu-rê-ma, gã chủ quán Các-lô, cáo A-li-xa và mèo A-di-li-ô.
– Người trong tranh đang đua nhau đuổi bắt Bu-ra-ti-nô.
Câu 2:
Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:
Trong quán ăn “Ba cá bống”
Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ. Chú có cái mũi rất dài. Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc chìa khóa vàng để mở một kho báu. Nhưng kho báu ấy ở đâu? Bu-ra-ti-nô tìm cách moi điều bí mật ấy ở chính những kẻ độc ác đang tìm bắt chú hòng đoạt chiếc chìa khóa quý giá.
Biết là Ba-ra-ba và Đu-rê-ma sẽ vào quán “Ba cá bống”, Bu-ra-ti-nô chui vào một cái bình bằng đất trên bàn ăn, ngồi im thin thít.
Ba-ra-ba uống rượu đã say. Vừa hơ bộ râu, lão vừa nói:
– Bắt được thằng người gỗ, ta sẽ tống nó vào cái lò sưởi này
Bu-ra-ti-nô hét lên:
– Ba-ra-ba! Kho báu ở đâu, nói ngay!
Ba-ra-ba giật mình nhìn Đu-rê-ma. Đu-rê-ma vốn mê tín, lại nốc lắm rượu nên sợ tái xanh cả mặt. Thấy thế, Ba-ra-ba cũng hoảng, răng đánh vào nhau cầm cập.
Cái tiếng bí mật trong bình lại hét lên:
– Nói mau!
Ba-ra-ba ấp úng:
– Ở … sau bức tra… anh trong nhà bác Các-lô ạ.
Vừa lúc ấy, gã chủ quan dẫn cáo cáo A-li-xa và mèo A-di-li-ô vào. Cáo lễ phép ngả mũ chào rồi nói:
– Ngài cho chúng cháu mười đồng tiền vàng, chúng cháu xin nộp ngay thằng người gỗ ấy.
Lão Ba-ra-ba luồn tay vào túi, móc ra mười đồng.
Cáo đếm đi đếm lại mãi, rồi thở dài đưa cho mèo một nửa. Nó lấy chân trỏ vào cái bình:
– Nó ở ngay dưới mũi ngài đây.
Lão Ba-ra-ba vớ lấy cái bình, ném bốp xuống sàn lát đá. Bu-ra-ti-nô bò lổm ngổm giữa những mảnh bình. Thừa dịp mọi người đang há hốc mồm ngơ ngác, chú lao ra ngoài, nhanh như mũi tên.
(Theo A-lếch-xây Tôn-xtôi)
Câu 3:
Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:
– Mê tín: tin vào chuyện ma quỷ, bói toán,…
– Ngay dưới mũi: Ngay trước mặt
Câu 4:
Cùng luyện đọc.
Câu 5:
Thảo luận, trả lời câu hỏi:
– Bu-ra-ti-nô tìm cách moi điều bí mật gì ở lão Ba-ra-ba?
(Đọc đoạn giới thiệu in nghiêng để trả lời.)
– Bu-ra-tỉ-nô đã làm cách nào để buộc lão Ba-ra-ba phải nói ra điều bí mật?
(Đọc đoạn 1, 2.)
– Bu-ra-ti-nô gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào?
(Đọc đoạn 3.)
– Em thích hình ảnh, chi tiết nào trong bài văn trên?
– Em ghi lại hình ảnh, chi tiết tìm được vào vở.ô
– Trao đổi về kết quả bài làm trên.
– Từng em kể lần lượt những chi tiết ngộ nghĩnh và lí thú trong bài.
Lời giải chi tiết:
– Bu-ra-ti-nô đã tìm cách moi thông tin về nơi cất giấu kho báu ở lão Ba-ra-ba.
– Để buộc lão Ba-ra-ba phải nói ra điều bí mật, Bu-ra-ti-nô chú bé gỗ chui vào một cái bình bằng đất, đợi lão uống rượu say, từ trong bình hét lên khiến hai kẻ độc ác sợ xanh mặt, tưởng lời của ma quỷ nên đã khai ra bí mật.
– Chú bé gỗ đã bị Ba-ra-ba phát hiện do sự chỉ điểm của cáo và mèo. Thừa lúc bọn hung ác đang bàng hoàng, ngơ ngác, Bu-ra-ti-nô lao nhanh ra ngoài như một mũi tên.
– Có rất nhiều hình ảnh, chi tiết ngộ nghĩnh và lí thú. Học sinh tự do lựa chọn.
Câu 6:
Hãy giới thiệu với các bạn về một món đồ chơi của mình?
Lời giải chi tiết:
Nhân dịp sinh nhật lần thứ chín, bố đã tặng cho mình một món quà bất ngờ: đó là một con búp bê rất đẹp.
Đôi mắt búp bê đen láy thỉnh thoảng lại chớp chớp như một em bé trông đáng yêu làm sao. Búp bê có bộ tóc vàng óng và được cài một chiếc nơ xinh xinh. Tớ buộc cho búp bê hai bím tóc vắt vẻo ở hai bên, làn tóc mai cong cong ôm gọn lấy khuôn mặt trái xoan bầu bĩnh ửng hồng. Búp bê mặc một bộ váy hoa được viền những đăng ten đủ màu sặc sỡ. Búp bê có đôi môi đỏ như son và chiếc miệng nhỏ nhắn hình trái tim. Những ngón tay thon thon như những búp măng. Đôi bàn chân được đeo hài óng ánh hạt cườm rất đẹp.
Tớ rất thích con búp bê này. Mỗi lần đi ngủ, tớ cho búp bê ngủ cùng.
2. Hoạt động thực hành Bài tập Tiếng Việt 4 bài 16B: Trò chơi, lễ hội ở quê hương:
Câu 1:
Chuẩn bị kể câu chuyện về đồ chơi, trò chơi.
Đề bài: Kể cho các bạn nghe một câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc các bạn xung quanh.
Phương pháp giải:
Gợi ý: Em có thể kể theo 1 trong 3 tình huống sau:
– Kể xem vì sao em có thứ đồ chơi em thích.
– Kể về việc giữ gìn đồ chơi.
– Kể về việc tặng đồ chơi cho bạn nghèo.
Lời giải chi tiết:
Mình có rất nhiều thứ đồ chơi, nhưng mình thích nhất là chú gấu bông. Đây là món quà mẹ mua tặng mình nhân dịp Tết Trung thu vừa qua.
Chú gấu trông thật ngộ nghĩnh, toàn thân được phủ một lớp lông màu nâu sẫm, sờ vào nghe mềm mại như lông cừu. Cái đầu tròn như quả dừa khô, hai cái tai dựng đứng như hai chiếc lá táo. Cái mõm nhô ra thật đáng yêu. Trên đầu mõm là cái mũi đen mun và cứng như xà cừ. Hai con mắt tròn xoe như hai hạt nhãn. Toàn thân hình và những nét đáng yêu trên khuôn mặt chú bé làm em thích thú vô cùng.
Mình rất vui khi có những đồ chơi mà mẹ đã mua tặng. Đặc biệt là chú gấu bông. Mỗi lần ôm gấu bông vào lòng, mình cảm thấy ấm áp lạ thường. Mình rất thích gấu bông và luôn biết ơn mẹ.
Câu 2:
Kể cho các bạn nghe câu chuyện liên quan đến đồ chơi của mình.
Câu 3:
Thi kể chuyện trước lớp.
Câu 4:
Đọc bài kéo co và trả lời câu hỏi:
– Bài Kéo co giới thiệu trò chơi của những địa phương nào?
– Thuật lại trò chơi Kéo co đã được giới thiệu.
Lời giải chi tiết:
– Bài Kéo co giới thiệu trò chơi của làng Hữu Trấp, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
– Thuật lại trò chơi Kéo co đã được giới thiệu:
+ Ở làng Hữu Trấp kéo co là một cuộc thi giữa hai đội: đội nam và đội nữ. Xưa nay, nam vốn được xem là phái mạnh có năm đội nam thắng, cũng có năm đội nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, đặc biệt là vui ở tiếng reo hò ầm ĩ khuyến khích của đông đảo người xem.
+ Còn ở làng Tích Sơn, kéo co là một cuộc thi giữa trai tráng của hai giáp trong làng. Trong cuộc thi này, số lượng người của mỗi bên không hề hạn chế. Có giáp thua ở keo đầu, tới keo sau, đàn ông trong giáp kéo ra đông hơn. Thế là giáp đó chuyển bại thành thắng.
Câu 5:
Giới thiệu một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em
Quan sát các bức tranh sau và trả lời câu hỏi.
– Trò chơi hay lễ hội được vẽ trong tranh có tên là gì?
– Quê em có những trò chơi, lễ hội nào giống trong tranh không?
Lời giải chi tiết:
– Trò chơi hay lễ hội được vẽ trong tranh là:
+ Tranh 1: thả chim bồ câu
+ Tranh 2: Đánh đu
+ Tranh 3: cồng chiêng
+ Tranh 4: Ném còn
+ Tranh 5: Hát quan họ
+ Tranh 6: Đua thuyền
– Quê em có lễ hội Lim (Tiên Du, Bắc Ninh) với các làn điệu quan họ nhẹ nhàng, gần gũi.
Câu 6:
Lần lượt từng bạn giới thiệu trò chơi hoặc lễ hội quê mình.
Lời giải chi tiết:
– Quê tôi ở thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Hàng năm vào rằm tháng Chạp, mọi người nơi đây nô nức đi vào lễ hội Kỳ Yên.
– Lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung ra ở huyện Khoái Châu, Hưng Yên quê em là một trong 16 lễ hội lớn nhất cả nước, gắn với truyền thuyết Chử Đồng Tử – Tiên Dung, một tình yêu đầy lãng mạn giữa chàng trai nghèo họ Chử và con gái Vua Hùng thứ 18.
THAM KHẢO THÊM: