Địa điểm được dùng để xây dựng làm nơi tập kết vật liệu xây dựng phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động. Vậy bãi tập kết vật liệu xây dựng trái phép bị xử phạt thế nào?
Mục lục bài viết
1. Bãi tập kết vật liệu xây dựng trái phép bị xử phạt thế nào?
Hiện nay, khi thi công các công trình xây dựng thì địa điểm để vật liệu xây dựng luôn được xây dựng trái phép gây cản trở nghiêm trọng đến giao thông đường bộ. Hành vi để vật liệu trái phép dưới lòng đường có thể được coi là một hành vi cản trở giao thông, hành vi này bao gồm các hành vi như: đổ đất, cát, xi măng xuống làn đường xe chạy hay trên vỉa hè; chiếm dụng vỉa hè hoặc lòng đường làm nơi để vật liệu xây dựng; …
Việc tự ý tập kết vật liệu xây dựng trái phép trên vỉa hè hoặc lòng lề đường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tham gia giao thông của người tham gia giao thông, trong quá trình quan sát di chuyển cũng như dễ xảy ra những trường hợp tai nạn giao thông. Thông thường nếu cá nhân nhận thấy những vật liệu xây dựng này đang được đặt ở một phần đường dẫn đến họ phải đi sang phần được không dành cho mình nếu xảy ra tai nạn thì việc xác định lỗi của cơ quan có thẩm quyền sẽ vô cùng khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi ích của các cá nhân nếu không may xảy ra va chạm giao thông.
Cá nhân có hành vi lập bãi tập kết vật liệu xây dựng trái phép được đánh giá là hành vi vi phạm quy định về việc sử dụng khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ. Hành vi vi phạm này được quy định tại khoản 6 Điều 12
– Đối với các khu vực là hành lang an toàn đường bộ phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý bảo trì bảo vệ công trình đường bộ mà cá nhân tự ý đào đắp san lấp mặt bằng trong khu vực này;
– Thực hiện hành vi đổ để trái phép vật liệu chất khí thải trong phạm vi đất dành cho đường đi bộ từ các trường hợp quy định tại khoản 3 khoản 4 của Điều 20 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
– Đối với trường hợp tự ý gắn vào công trình báo hiệu đường bộ các nội dung không liên quan đến ý nghĩa mục đích của công trình đường bộ;
– Những địa điểm của đường bộ Hoàng hành lang an toàn đường bộ được sử dụng làm nơi tập kết hợp Chung chuyện hàng hóa vật tư vật liệu xây dựng máy móc các loại trang thiết bị vật dụng khác để sử dụng trái phép loại đất này;
– Tại các khu vực đô thị, tại hầm đường bộ, cầu vượt hầm cho người đi bộ, gầm cầu vượt từ hành vi vi phạm quy định tại điểm a Khoản 9 Điều này mà cố tình thực hiện dựng rạp, lều quán công trình khác trái phép trong khu vực nêu trên;
– Trong trường hợp đường đô thị, hè phố được tận dụng để bán, bày bán máy móc, thiết bị vật tư hoặc nguồn nguyên nhân vật liệu xây dựng hoặc sản xuất gia công hàng hóa;
– Liên quan đến diện tích lấn chiếm lòng đường đô thị nếu được chiếm dụng lòng đường hoặc hè phố từ 0,5 m² đến dưới 10 m² làm nơi trông giữ xe;
– Đối với công trình xây dựng tự ý xả nước thải xây dựng này ra ngoài môi trường;
– Đối với đường ngoài đô thị mà có hành vi chiếm dụng phần đường xe chạy hợp tại đường từ 20 m² trở lên làm nơi trông giữ xe.
Với nội dung phân tích trên cá nhân có hành vi tập kết vật liệu xây dựng trái quy định hoặc nằm trên đất dành cho đường bộ thì phạt tiền từ 4 triệu đến 6 triệu đồng trong trường hợp khác có thể bị xử phạt bổ sung đó là khôi phục tình trạng ban đầu của vỉa hè nơi tập kết vật liệu xây dựng.
2. Xử lý hình sự đối với hành vi để trái phép vật liệu dưới lòng đường:
Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm nếu hành vi vi phạm đủ cấu thành tội cản trở giao thông đường bộ sẽ bị truy cứu với tội danh này được quy định trọng Điều 261 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi 2017. Theo đó, việc để trái phép vật liệu dưới lòng đường còn có thể phải chịu các hình phạt sau:
– Cá nhân có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
– Trong một số trường hợp sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, cụ thể như sau:
+ Thực hiện hành vi đào, khoan; tự ý xẻ, san lấp trái phép công trình giao thông đường bộ; tận dụng nơi tham gia giao thông để đặt, đổ trái phép vật liệu; phế thải; rác thải; vật sắc nhọn; chất gây trơn; chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; đồng thời còn có hành vi tự ý tháo dỡ, di chuyển trái phép; vì lợi ích riêng của bản thân mà làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, đèn tín hiệu; cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; tự ý mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách; sử dụng trái phép lề đường; hè phố, phần đường xe chạy; hành lang an toàn đường bộ;
+ Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ dẫn đến những thiệ hại cho người khác rơi vào trường hợp: Hành vi vi phạm đã làm chết người; Cá nhân khi tham gia giao thông do hành vi vi phạm của người khác mà bị thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 01 người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
Đối với trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
Ảnh hưởng trực tiếp đến thiệt hại về tài sản mà giá trị được tính ra là 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
– Khung 2: Cá nhân sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng; hoặ áp dụng mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp: ở những khu vực đặc biệt như tại đèo, dốc, đường cao tốc hoặc đoạn đường nguy hiểm mà đặt vật liệu xây dựng trái quy định; gây thiệt hại về tính mạng của người khác, cụ thể là làm chết 02 người; Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; đồng thời, gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
– Khung 3: Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trong trường hợp:
Xét đến mức độ nguy hiểm cũng như thiệt hại về người mà hành vi vi phạm đem lại thì cá nhân sẽ bị áp dụng mức xử phạt này nếu làm chết 03 người trở lên; Nạn nhân không bị ảnh hưởng về tính mạng nhưng bị gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên; gây thiệt hại về tài sản được định lượng là từ 1.500.000.000 đồng trở lên.
3. Thẩm quyền lập bãi tập kết vật liệu xây dựng trái phép được trao cho ai?
Căn cứ tại Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
– Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi các hành vi lấn chiếm lòng lề đường trừ điểm a khoản 5, điểm b khoản 8 và khoản Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
– Đối với các cá nhân giữ vị trí là Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi lấn chiếm lòng lề đường trừ điểm a khoản 5, điểm đ khoản 6 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
– Cá nhân là Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng và họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị.
– Thẩm quyền của Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ được ghi nhận thẩm quyền xử phạt nếu phát hiện hành vi vi phạm;
– Cá nhân đang là Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường được Nhà nước trao thẩm quyền xử phạt đối với một số hành vi như Xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định, đổ rác ra đường bộ không đúng nơi quy định và người dân tự ý thực hiện hành vi đổ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến quá trình tham gia giao thông của người dân.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi 2017;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.