Bảng đơn vị đo độ dài lớp 3 là một trong những nội dung trọng tâm trong chương trình toán lớp 3. Trong bảng đơn vị đo độ dài toán lớp 3 có nhiều đại lượng khiến các bạn học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ và làm bài. Các bậc phụ huynh và các bạn học sinh hãy cùng khám phá dạng bài tập này qua bài viết sau đây nhé.
Mục lục bài viết
1. Lý thuyết Bảng đơn vị đo độ dài:
* Đơn vị đo độ dài là gì?
– Đơn vị đo độ dài đại lượng dùng để đo khoảng cách giữa hai điểm, dùng để làm mốc so sánh về độ lớn cho mỗi độ dài khác nhau.
Ví dụ:
– Thước kẻ dài 30cm thì 30 là độ dài, cm là đơn vị để đo.
– Quãng đường từ nhà tới trường dài 4km tức là 4 là độ dài, km là đơn vị để đo.
* Bảng đơn vị đo độ dài
Lớn hơn mét | Mét | Bé hơn mét | ||||
km | hm | dam | m | dm | cm | mm |
1km
= 10hm = 1000m | 1hm
= 10dam = 100m | 1dam
= 10m | 1m
= 10dm = 100cm = 1000mm | 1dm
= 10cm = 100mm | 1cm
= 10mm | 1mm |
2. Bài tập đổi đơn vị đo độ dài lớp 3 có hướng dẫn đáp án:
Câu 1: Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị đo độ dài?
A. ki-lô-mét | B. mét | C. lít | D. đề-xi-mét |
Câu 2: Số thích hợp để điền vào chỗ chấm: 1dm = ….mm là?
A. 1 | B. 0 | C. 10 | D. 100 |
Câu 3: Kết quả phép tính 6dm + 14dm là:
A. 20dm | B. 24dm | C. 27dm | D. 30dm |
Câu 4: Số thích hợp để điền vào chỗ chấm: 5dm3cm = ….cm là?
A. 53 | B. 50 | C. 3 | D. 503 |
Câu 5: Chu vi tam giác có độ dài ba cạnh lần lượt là 4m, 3m2dm và 36dm là:
A. 100dm | B. 110dm | C. 108dm | D. 120dm |
Lơi giải bài tập trắc nghiệm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
C | D | A | A | C |
3. Bài tập tự luận đổi đơn vị đo độ dài lớp 3 có hướng dẫn đáp án:
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
3m4cm = ….cm | 2km = …hm | 9dm4cm = … cm | 6dm = ….mm |
5hm = …m | 4m7dm = …dm | 6m3cm = …cm | 70cm = …dm |
Bài 2: Tính:
20dam + 13dam | 45hm – 19hm | 170m + 15m |
320cm – 50cm | 16dm x 7 | 84dm : 3 |
Bài 3: Điền dấu <, >, = thích hợp vào chỗ chấm:
3dm4cm …30cm | 4hm5dam … 50dam | 15dm … 1m5dm |
6m4cm…600cm | 5dm4cm … 54cm | 7m6cm … 7m5cm |
Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 14dam2″>2 = … m2″>2
b) 7hm2″>2 = … dam2″>2
c) 3cm2″>2 = … mm2″>2
Bài 5: Người ta dán liền nhau 500 con tem hình chữ nhật lên một tấm bìa hình vuông cạnh dài 1m, biết mỗi con tem có chiều dài 3cm, chiều rộng 22mm. Hỏi diện tích phần bìa không dán tem là bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?
Lời giải bài tập tự luận:
Bài 1:
3m4cm = 304cm | 2km = 20hm | 9dm4cm = 94cm | 6dm = 600mm |
5hm = 500m | 4m7dm = 47dm | 6m3cm = 603cm | 70cm = 7dm |
Bài 2:
20dam + 13dam = 33dam | 45hm – 19hm = 26hm | 170m + 15m = 185m |
320cm – 50cm = 270cm | 16dm x 7 = 112dm | 84dm : 3 = 28dm |
Bài 3:
3dm4cm > 30cm | 4hm5dam < 50dam | 15dm = 1m5dm |
6m 4 cm > 600 cm | 5dm4cm = 54cm | 7m6cm > 7m5cm |
Bài 4:
14dam2″>2 = 1400 m2″>2
b) 7hm2″>2 = 700 dam2″>2
c) 3cm2″>2 = 300 mm2″>2
Bài 5:
22mm = 2,2cm
Diện tích tấm bìa hình vuông là: 1 x 1 = 1 (m2″>2) = 10 000 (cm2″>2)
Diện tích mỗi con tem là: 3 x 2,2 = 6,6 (cm2″>2)
Diện tích 500 con tem là: 6,6 x 500 = 3300 (cm2″>2)
Diện tích phần bìa không dán tem là: 10 000 – 3300 = 6700 (cm2″>2″>2)
3. Các dạng bài tập liên quan đơn vị đo độ dài:
Dạng bài tập 1: Đổi đơn vị đo độ dài
Việc đổi đơn vị đo độ dài thường là một bài tập có thể gặp trong môn Toán. Để làm bài tập này, có một số bước cơ bản mà chúng ta thường áp dụng.
Bước đầu tiên là đọc đề bài cẩn thận để hiểu rõ yêu cầu. Đề bài thường sẽ cho chúng ta biết một độ dài ở một đơn vị và yêu cầu chuyển đổi sang một đơn vị khác.
Bước thứ hai, chúng ta cần nhớ lại bảng đơn vị đo độ dài. Bảng này bao gồm các đơn vị như milimet (mm), centimet (cm), mét (m), kilômét (km), và có quy đổi tương đối giữa chúng.
Sau khi đã nắm vững bảng đơn vị, chúng ta tiến hành phép tính để chuyển đổi từ đơn vị ban đầu sang đơn vị yêu cầu. Ví dụ, nếu chúng ta cần chuyển đổi 5 mét sang đơn vị centimet, chúng ta sẽ biết rằng 1 mét bằng 100 centimet, do đó 5 mét sẽ tương đương với 500 centimet.
Cuối cùng, bước cuối cùng là kiểm tra lại kết quả đã tính toán và viết kết quả cuối cùng.
Ví dụ:
Bài 1: Đổi các đơn vị sau ra mét (m):
1. 1km = ?
2. 5hm = ?
3. 2dam = ?
Xem gợi ý đáp án
1. 1km = 1000m
2. 5hm = 500m
3. 2dam = 20m
Bài 2: Đổi các đơn vị độ dài sau
1. 1km = ? dm
2. 20dam = ? m
3. 100cm = ?m
4. 1000mm = ? cm
Xem gợi ý đáp án
1. 1km = 100dm
2. 20dam = 200m
3. 100cm = 1m
4. 1000mm = 100cm
Dạng bài tập 2: Thực hiện phép tính đối với đơn vị đo độ dài
Đối với bài toán liên quan đến thực hiện phép tính với đơn vị đo độ dài, các bước thực hiện thường được áp dụng để giải quyết bài toán một cách cẩn thận và chính xác.
Bước đầu tiên, chúng ta cần đọc đề bài kỹ để xác định rõ yêu cầu. Đôi khi đề bài sẽ yêu cầu chúng ta thực hiện phép tính như cộng, trừ, nhân hoặc chia với các đơn vị đo độ dài khác nhau.
Sau khi hiểu rõ yêu cầu, bước thứ hai là nhớ lại bảng đơn vị đo độ dài. Bảng này sẽ giúp chúng ta biết cách quy đổi giữa các đơn vị như milimet (mm), centimet (cm), mét (m), kilômét (km), và quy đổi số liệu một cách chính xác.
Bước thứ ba, chúng ta thực hiện phép tính theo yêu cầu của đề bài. Ví dụ, nếu cần chuyển đổi 5 mét sang centimet, ta biết rằng 1 mét bằng 100 centimet, do đó 5 mét sẽ tương đương với 500 centimet.
Cuối cùng, sau khi đã thực hiện phép tính, bước cuối cùng là kiểm tra lại và viết kết quả cuối cùng để đảm bảo tính toán chính xác và không có sai sót.
Chú ý:
– Các số trong phép tính phải cùng đơn vị đo ( khi khác đơn vị thì phải đổi về cùng đơn vị rồi mới thực hiện phép tính)
– Giữ nguyên lại đơn vị ở kết quả.
Ví dụ:
Bài 1: Thực hiện các phép tính sau:
1. 12km + 7km = ?
2. 45dm – 11dm =?
3. 34mm + 14mm =?
4. 8m x 9 =?
Xem gợi ý đáp án
1. 19km
2. 34dm
3. 48mm
4. 72m
Bài 2: Thực hiện phép toán
1. 10km x4 =?
2. 63m : 9 =?
3. 12mm x5 =?
4. 100cm :5 = ?
Xem gợi ý đáp án
1. 40km
2. 7m
3. 60mm
4. 20cm
Bài 3
Rùa và Thỏ cùng thi chạy. Rùa bò được 500m. Thỏ chạy được 2km. Vậy tổng quãng đường Thỏ và Rùa chạy được bao nhiêu mét?
Xem gợi ý đáp án
Theo đề bài hỏi tổng quãng đường Thỏ và Rùa chạy được bao nhiêu mét nên chúng đơn vị tính bài này phải đổi đơn vị chung là mét.
Thỏ chạy được quãng đường là 2km đổi ra mét là 2000m.
Rò bò được quãng đường là 500m.
Vậy tổng quãng đường của Thỏ và Rùa là 2000m + 500m = 2500m
Dạng 3: So sánh các đơn vị đo
Việc so sánh các đơn vị đo độ dài đôi khi đòi hỏi chúng ta phải chuyển đổi các đơn vị về cùng một chuẩn để có thể so sánh chính xác.
Bước đầu tiên, chúng ta cần đọc đề bài kỹ để hiểu rõ yêu cầu của bài toán. Đôi khi, đề bài yêu cầu chúng ta so sánh độ dài của hai đối tượng hoặc các đơn vị đo khác nhau.
Bước thứ hai, nhớ lại bảng đơn vị đo độ dài để có thể chuyển đổi giữa các đơn vị. Ví dụ, để so sánh mét và centimet, ta biết rằng 1 mét bằng 100 centimet.
Bước thứ ba, chọn một đơn vị chung để chuyển đổi các đơn vị về cùng một chuẩn. Sau đó, chúng ta thực hiện phép chuyển đổi để đưa các đối tượng về cùng đơn vị đo.
Bước tiếp theo, sử dụng các dấu so sánh “<“, “>”, “=” để so sánh giữa các đối tượng đã chuyển đổi về cùng một đơn vị đo. Ví dụ, so sánh độ dài của một đoạn dây 3 mét với 300 centimet.
Cuối cùng, kiểm tra lại phép so sánh và viết kết quả để đảm bảo tính chính xác và logic của quá trình so sánh.
Ví dụ: Điền các dấu “<”,”>”,”=” vào chỗ thích hợp
1. 3m5cm … 500cm
2. 2000m … 2km
3. 4dm3cm … 15cm
4. 600mm … 60cm
5. 100m … 15dam
6. 20dam6m … 5hm
Xem gợi ý đáp án
1. Đổi 3m5cm = 300cm + 5cm = 305 cm < 500cm. Nên 3m5cm < 500cm
2. Đổi 2000m = 2000 : 1000 = 2km. Nên 2000m = 2km
3. Đổi 4dm3cm = 40cm + 3cm = 43cm > 15cm. Nên 4dm3cm > 15cm
4. Đổi 600mm = 600 :10 = 60cm. Nên 600mm = 60cm
5. Đổi 100m = 100: 10 = 10dam < 15 dam . Nên 100m <15dam
6. Đổi 20dam6m = 200m + 6m = 206m ;
Đổi 5hm = 500m ; Do 206m < 500m nên 20dam6m < 5hm