Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo - Tuần 1, 2, 3 được chúng tôi sưu tầm, tổng hợp cho các thầy cô, phụ huynh tham khảo hướng dẫn các em làm bài tập Toán lớp 3 sách Chân trời sáng tạo. Từ đó, các em có thể nâng cao kỹ năng giải Toán lớp 3.
Mục lục bài viết
1. Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 (Chân trời sáng tạo) Tuần 1 có đáp án:
Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.
Sắp xếp các số 734, 756, 743, 728, 678, 527.
a) Theo thứ tự từ lớn đến bé:
756, 743, 734, 728, 678, 527
756, 734, 728, 743, 678, 527
b) Theo thứ tự từ bé đến lớn:
678, 728, 527, 743, 734, 756
527, 678, 728, 734, 743, 756
Phương pháp giải:
– So sánh các số đã cho:
+ Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn; số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.
+ Nếu hai số có số chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải.
– Sắp xếp lại theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.
Cách giải :
a) So sánh các số đã cho ta có:
756 > 743 > 734 > 728 > 678 > 527.
Các số được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là:
756, 743, 734, 728, 678, 527
Vậy ta có kết quả như sau:
756, 743, 734, 728, 678, 527 => Ghi Đ.
756, 734, 728, 743, 678, 527 => Ghi S.
b) So sánh các số đã cho ta có:
678 < 728 < 527 < 743 < 734< 756
Các số được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn:
678, 728, 527, 743, 734, 756
Vậy ta có kết quả như sau:
678, 728, 527, 743, 734, 756 => Ghi S.
527, 678, 728, 734, 743, 756 => Ghi Đ.
Bài 2: Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Khối lớp Một có 167 học sinh. Khối lớp Hai có ít hơn khối lớp Một 35 học sinh. Hỏi khối lớp Hai có bao nhiêu học sinh?
A. 132 học sinh
B. 134 học sinh
C. 136 học sinh
Phương pháp giải:
– Xác định dạng toán ít hơn.
– Tìm số học sinh khối lớp Hai = số học sinh khối lớp Một – 35.
Cách giải :
Khối lớp Hai có số học sinh là:
167 – 35 = 132 (học sinh)
Đáp số: 132 học sinh.
=> Đáp án cần chọn là A.
Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.
Tính:
Phương pháp giải:
– Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.
– Tính : Cộng lần lượt từ phải sang trái.
Cách giải :
a)
b)
Bài 4: Điền dấu ( >, <, = ) thích hợp vào chỗ chấm:
a) 235 ……. 200 + 35
b) 170 – 70 …….. 100 + 1
c) 675 ……. 600 + 70 + 5
d) 500 + 5 …….. 504
Phương pháp giải:
– Tính kết quả của các phép tính.
– So sánh hai vế với nhau.
– Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
Cách giải :
Bài 5: Đặt tính rồi tính:
a) 424 + 505 | 261 + 349 | 705 + 126 |
…………… | …………… | ………… |
…………… | …………… | …………… |
…………… | …………… | …………… |
b) 653 – 263 | 585 – 72 | 542 – 266 |
…………… | …………… | ………… |
…………… | …………… | …………… |
…………… | …………… | …………… |
Phương pháp giải:
– Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.
– Tính : Cộng, trừ lần lượt từ phải sang trái.
Cách giải:
Bài 6:
a, x – 225 = 347
b, x + 308 = 568
Đáp án:
a, x = 572
b, x = 260
Bài 7: Một đội công nhân gồm 385 người, trong đó có 214 nam. Hỏi đội công nhân đó có bao nhiêu nữ?
Phương pháp giải:
Số công nhân nữ = tổng số công nhân – số công nhân nam.
Cách giải :
Đội công nhân đó có số nữ là:
385 – 214 = 171 (nữ)
Đáp số: 171 nữ.
Bài 8: Với ba số 415, 40, 455 và các dấu +, – , = , em hãy lập các phép tính đúng:
Phương pháp giải:
– Thử các phép tính cộng, phép tính trừ với ba số.
– Đổi chỗ các số hạng trong phép tính cộng.
Cách giải :
Các phép tính đúng lập được là:
415 + 40 = 455 | 455 – 40 = 415 |
40 + 415 = 455 | 455 – 415 = 40 |
2. Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 (Chân trời sáng tạo) Tuần 2 có đáp án:
Phần 1. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Tính: 4 × 7 + 6 = …………
A. 30
B. 32
C. 34
D. 36
Đáp án cần chọn là C
Câu 2: Số lớn nhất có ba chữ số khác nhau là:
A. 900
B. 987
C. 998
D. 999
Đáp án cần chọn là B
Câu 3: Chu vi hình vuông ABCD là:
A. 80cm
B. 120cm
C. 80cm2
D. 160cm
Đáp án cần chọn là A
Câu 4: Tính nhẩm: 400 × 2 = ……
A. 8
B. 80
C. 800
D. 402
Đáp án cần chọn là C
Câu 5: Có 32 cái bánh được xếp đều vào 4 hộp. Hỏi mỗi hộp có bao nhiêu cái bánh ?
A. 5 cái
B. 6 cái
C. 7 cái
D. 8 cái
Đáp án cần chọn là D
Câu 6: Mỗi bàn có 2 học sinh. Hỏi 8 bàn như thế có bao nhiêu học sinh?
A. 14 học sinh
B. 15 học sinh
C. 16 học sinh
D. 17 học sinh
Đáp án cần chọn là C
Câu 7: x – 35 = 203 – 75. Giá trị của x là:
A. 160
B. 163
C. 166
D. 168
Đáp án cần chọn là B
Câu 8: Hình vẽ bên có mấy hình tam giác ?
A. 2 hình tam giác
B. 3 hình tam giác
C. 4 hình tam giác
D. 5 hình tam giác
Đáp án cần chọn là B
Phần 2. Giải các bài toán sau:
Bài 1: Tính:
21 : 3 + 5 =………… =………… | 5 × 7 – 26 =………… =………… | 2 × 2 × 9 =………… =………… |
Phương pháp giải:
Thực hiện các phép tính nhân, chia trước.
Cách giải:
+) 21 : 3 + 5
= 7 + 5
= 12
+) 5 × 7 – 26
= 35 – 26
= 9
+) 2 × 2 × 9
= 4 × 9
= 36
Bài 2: Tìm x
a, x -175 = 650 – 204
b, x : 3 = 308 – 299
Đáp án:
a, x – 175 = 650 – 204
x = 621
b) x : 3 = 308 – 299
x = 27
Bài 3: Đội Một trồng được 287 cây, đội Hai trồng được nhiều hơn đội Một 35 cây. Hỏi:
a) Đội Hai trồng được bao nhiêu cây?
b) Hai đội trồng được tất cả bao nhiêu cây?
Phương pháp giải:
a) – Xác định dạng toán nhiều hơn.
– Số cây đội Hai trồng = Số cây đội Một trồng + 35.
b) Số cây hai đội trồng được = Số cây đội Một trồng + Số cây đội Hai trồng.
Cách giải:
a) Đội Hai trồng được số cây là:
287 + 35 = 322 (cây)
b) Hai đội trồng được tất cả số cây là:
287 + 322 = 609 (cây)
Đáp số: a) 322 cây;
b) 609 cây.
3. Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 (Chân trời sáng tạo) Tuần 3 có đáp án:
Bài 1: Một hộp bánh có 6 cái bánh. Hỏi 8 hộp bánh như thế có bao nhiêu cái bánh?
Phương pháp giải:
Tìm số bánh có trong 8 hộp ta lấy số bánh có trong mỗi hộp nhân với 8.
Cách giải:
8 hộp bánh như thế có số cái bánh là:
6 × 8 = 48 (cái)
Đáp số: 48 cái bánh.
Bài 2: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Tìm x: x : 5 = 5 + 1
A. 11
B. 30
C. 35
D. 40
Đáp án cần chọn là B
Bài 3: An đi bộ từ nhà đến trường hết 15 phút. Lớp học bắt đầu lúc 7 giờ 45 phút. Vậy An bắt đầu đi từ nhà lúc mấy giờ ?
Phương pháp giải:
Tính thời gian An bắt đầu đi từ nhà = 7 giờ 45 phút – 15 phút .
Cách giải:
Bài giải
Thời gian An bắt đầu đi từ nhà là:
7 giờ 45 phút – 15 phút = 7 giờ 30 phút.
Đáp số: 7 giờ 30 phút.
Bài 4: Tính:
a) 20 × 6 + 46
= …………………
= …………………
b) 229 + 98 – 74
= …………………
= …………………
Phương pháp giải:
– Biểu thức có các phép cộng và phép nhân thì thực hiện phép nhân trước, thực hiện phép tính cộng sau.
– Biểu thức chỉ có phép cộng và phép trừ thì thực hiện tính lần lượt theo thứ tự từ trái sang phải.
Cách giải:
a) 20 × 6 + 46
= 120 + 46
= 166
b) 229 + 98 – 74
= 327 – 74
= 253
Bài 5: Một cửa hàng có 285kg gạo, đã bán đi 120kg gạo. Hỏi:
a) Sau khi bán, cửa hàng còn lại bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
b) Số gạo còn lại chia đều vào 5 túi bằng nhau. Hỏi mỗi túi có bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
Phương pháp giải:
a) Tìm số ki-lô-gam gạo cửa hàng còn lại sau khi bán ta lấy số gạo ban đầu cửa hàng có trừ đi số gạo đã bán.
b) Tìm số ki-lô-gam gạo có trong mỗi túi ta lấy số gạo còn lại sau khi bán chia cho 5.
Cách giải:
Bài giải
a) Sau khi bán, cửa hàng còn lại số ki-lô-gam gạo là:
285 – 120 = 165 (kg)
b) Mỗi túi có số ki-lô-gam gạo là:
165 : 5 = 33 (kg)
Đáp số: a) 165kg gạo.
b) 33kg gạo.
Bài 6: Tính tổng sau bằng cách thuận tiện nhất:
1 + 3 + 5 + 7 + 9 + 11 + 13 + 15 + 17 + 19
Phương pháp giải:
Ghép các số thích hợp lại thành 1 nhóm sao cho mỗi nhóm có tổng bằng 20.
Cách giải:
1 + 3 + 5 + 7 + 9 + 11 + 13 + 15 + 17 + 19
= (1 + 19) + (3 + 17) + (5 + 15) + (7 + 13) + (9 + 11)
= 20 + 20 + 20 + 20 + 20
= 20 × 5
= 100