Bài tập bán trắc nghiệm luật thương mại. Giải đáp thắc mắc liên quan đến bài tập môn Luật thương mại.
Bài tập bán trắc nghiệm luật thương mại. Giải đáp thắc mắc liên quan đến bài tập môn Luật thương mại.
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư giải thích giùm em những câu này đúng hay sai vậy ạ:
1. A là giám đốc công ty cổ phần X. B là vợ A và sở hữu 15% vốn điều lệ của công ty TNHH Y. Hợp đồng giữa X và Y cần phải được đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị của công ty X chấp thuận theo quy định của pháp luật.
2. Vi phạm
3. Doanh nghiệp do một cá nhân bỏ vốn thành lập là doanh nghiệp tư nhân.
Em cảm ơn nhiều ạ.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
* Cơ sở pháp lý:
* Nội dung tư vấn:
1. A là giám đốc công ty cổ phần X. B là vợ A và sở hữu 15% vốn điều lệ của công ty TNHH Y. Hợp đồng giữa X và Y cần phải được đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị của công ty X chấp thuận theo quy định của pháp luật.
Theo Điểm c Khoản 1 Điều 162 Luật doanh nghiệp 2014:
1. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận:
c) Doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 159 Luật này.
Theo Khoản 2 Điều 159 Luật doanh nghiệp 2014:
2. Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty phải kê khai các lợi ích liên quan của họ với công ty, bao gồm:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà họ có sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần; tỷ lệ và thời điểm sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần đó;
b) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà những người có liên quan của họ cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng phần vốn góp hoặc cổ phần trên 10% vốn điều lệ;
Theo Điểm đ Khoản 17 Điều 5 Luật doanh nghiệp 2014:
17. Người có liên quan là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
đ) Vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;
Như vậy theo quy định trên, trong trường hợp A là giám đốc công ty cổ phần X. B là vợ A và sở hữu 15% vốn điều lệ của công ty TNHH Y. Hợp đồng giữa X và Y cần phải được đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị của công ty X chấp thuận theo quy định của pháp luật.
2. Vi phạm hợp đồng thương mại mà không gây thiệt hại thì không phải bồi thường thiệt hại.
Theo Điều 302 Luật Thương mại 2005:
Điều 302. Bồi thường thiệt hại
1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
>>>
3. Doanh nghiệp do một cá nhân bỏ vốn thành lập là doanh nghiệp tư nhân
Theo Khoản 1 Điều 183 Luật doanh nghiệp 2014:
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Theo Khoản 1 Điều 73 Luật doanh nghiệp 2014:
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Như vậy doanh nghiệp do một cá nhân bỏ vốn thành lập có thể là doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Do đó khẳng định doanh nghiệp do một cá nhân bỏ vốn thành lập là doanh nghiệp tư nhân là sai.