Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng minh gửi đến bạn đọc bài viết bài nghị luận Đây thôn Vĩ Dạ hay xuất sắc (học sinh giỏi). Cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý bài nghị luận Đây thôn Vĩ Dạ:
1.1. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, tác giả, một số nội dung chính của tác phẩm: miêu tả cảnh làng Vĩ Dạ mộng mơ và khát vọng được sống, được hòa mình với trời đất để có thể tan biến mọi nỗi đau của nhà thơ.
1.2. Thân bài:
a, Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác
– Hàn Mặc Tử là một trong những cây bút tiêu biểu của trào lưu Thơ mới với giọng thơ Điên đặc trưng, không lẫn vào ai.
– Bài thơ được trích từ tập thơ “Thơ điên”, sáng tác khoảng năm 1938
– Hoàn cảnh sáng tác: khi Hàn Mặc Tử nhận được tấm bưu thiếp của Hoàng Thị Kim Cúc – người mà ông từng thầm yêu – bao cảm xúc về những kỷ niệm đẹp ở làng Vĩ hiện lên, thôi thúc ông sáng tác bài thơ này.
b, Phân tích
* Khổ 1 : Cảnh vườn và con người thôn Vĩ
– Câu mở đầu: lời mời gọi mà như sự trách cứ thân thiết.
– Phong cảnh: hiện lên trong trẻo, tràn đầy sức sống
– Con người: khỏe mạnh “mặt chữ điền” -> con người thôn quê -> được tạo nên bởi bút pháp chấm phá
– Nghệ thuật cách điệu
=> Thôn Vĩ hiện lên trong tâm trí nhà thơ với vẻ đẹp thơ mộng vừa sâu lắng vừa êm đềm, như thuộc về cõi hư vô xa xôi.
* Khổ 2 : Đêm trăng thôn Vĩ
– Miêu tả sự chia cắt của cảnh vật
–Phong cảnh tươi đẹp nhưng chứa đựng sâu bên trong một nỗi buồn vô hình
– Không gian trăng sáng -> gợi nét bí ẩn của vũ trụ
– Câu hỏi: thuyền ai? Có chở … kịp? -> câu hỏi về sự chờ đợi nhưng đã bị lỡ, đó là sự dang dở của nhân vật trữ tình
=> Đêm trăng trên sông vẫn đẹp, vẻ đẹp của sự vĩnh hằng nhưng buồn bã, hoang vắng vì trạng thái tâm hồn của nhà thơ.
* Khổ 3: Ảo ảnh mơ màng bao trùm cảnh vật và con người
– Vạn vật, dù là thiên nhiên hay con người, đều phải chìm đắm trong giấc mơ với hàng loạt từ hư vô -> trạng thái cô đơn, bất định của trái tim nhà thơ.
=> Hàn Mặc Tử yêu đời say đắm nhưng lại đau khổ vì bệnh tật dày vò, đó là nỗi đau luôn chất chứa trong tâm trí ông khiến ông luôn trong trạng thái hư vô, bất định. Ngay cả khi kiệt sức, ông vẫn hy vọng có thể giao tiếp với cuộc sống.
1.3. Kết bài:
Cảm nghĩ về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
2. Bài nghị luận Đây thôn Vĩ Dạ hay xuất sắc:
Hàn Mặc Tử là một nhà thơ nổi tiếng trong trào lưu thơ mới của Việt Nam. Bài thơ “Đây thôn vĩ dạ” là một tác phẩm nổi tiếng của ông.
Mở đầu bài thơ là quang cảnh làng Vĩ được tái hiện qua con mắt tinh tường của tác giả. Đó là quang cảnh thôn Vĩ Dạ vào một buổi sáng “nắng mới lên”, một ngày mới đã bắt đầu. Hai bức tranh rất tài tình: một nét trên, nhà thơ vẽ ánh nắng ban mai rực rỡ, nhảy múa lung linh trên những hàng cau; một nét dưới thấp là bức tranh màu xanh tươi tốt, như ngọc bích của khu vườn đầy hoa trái.
Chắc hẳn phải là người yêu thôn Vĩ lắm, thì trong ký ức của mình, quang cảnh vườn quê thôn Vĩ mới sống động, rực rỡ trong những câu thơ như thế. Với hai câu thơ này, những hàng cau quê hương và màu xanh của đồng quê Việt Nam có một giá trị mới trong ngòi bút thơ hiện đại của Hàn Mặc Tử. Quang cảnh đẹp nhưng lòng nhà thơ lại tiếc nuối, đau đớn vì cảnh ấy không còn là của mình. Câu hỏi mở đầu bài thơ cho ta thấy rằng rõ hơn về điều đó: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
Đây là lời tự vấn lòng mình của nhà thơ. Biết rằng không thể trở về với cảnh cũ người xưa mà vẫn phải hỏi, thì nỗi đau ấy hẳn rất mãnh liệt và dai dẳng. Và một chữ “ai” khép lại vừa khẳng định, vừa làm tăng thêm nỗi đau cho vết thương lòng đang rỉ máu. Bốn câu thơ gợi lên bốn hình ảnh gió, mây, sông, trăng, vốn là những đối tượng quen thuộc nhất là trong Thơ mới thời bấy giờ. Chỉ có điều, ở đây nhà thơ không miêu tả một cảnh vật có gió, mây, sông, trăng mà dùng hình ảnh đó để diễn tả tâm trạng của người trong cuộc.
Phải chăng “sương khói cuộc đời” đã làm mờ hình ảnh người trong cuộc? Và thi nhân đã gửi một tiếng thở dài cho mối tình xa xôi, vô vọng của mình: “Ai biết tình ai có đậm đà?” Sự nghi ngờ nho nhỏ trong câu thơ là có thật, đúng với tâm trạng của Hàn Mặc Tử lúc bấy giờ, nhưng chính sự nghi ngờ này lại thể hiện niềm tin vĩnh cửu, nồng nhiệt của nhà thơ. Bởi đây không phải là câu hỏi khẳng định mà chỉ là niềm tin nồng nhiệt, vĩnh cửu trong lòng nhà thơ. Trong băn khoăn, day dứt vẫn còn có sự hy vọng. Và đó chính là niềm đam mê sống của Hàn Mặc Tử ngay cả khi gặp phải những bi kịch nhất của căn bệnh hiểm nghèo như khi ông viết những câu thơ đau thương trong bài thơ này.
3. Bài nghị luận Đây thôn Vĩ Dạ học sinh giỏi:
Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” có thể coi là nốt nhạc then chốt trong bản nhạc thơ bất hủ của thi sĩ Hàn Mặc Tử.
Bước vào khổ thơ đầu ta đã thấy được vẻ đẹp của cảnh vật và con người thôn Vĩ. Và ngay khi bắt đầu thế giới thơ của mình, Hàn Mặc Tử đã mở ra một câu hỏi tu từ:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc,
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
Thoạt nghe, người đọc sẽ cảm thấy đó như lời trách cứ tới khách phương xa vì không thăm thôn Vĩ. Nhưng thực chất đây là lời tự trách của Hàn Mặc Tử khi đang tuyệt vọng. Khao khát về làng Vĩ của ông đầy mãnh liệt nhưng cũng đau đớn khi tự ti về hoàn cảnh của mình. ó là lý do tại sao làng Vĩ dù nằm trong ánh nắng chói chang, vẫn có sự mơ hồ và trống trải.
Đêm trăng làng Vĩ hiện lên như một điểm nhấn đầy cảm xúc:
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay.
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Như đã nói, vì tâm trạng của con người vô cùng cô đơn và buồn bã, họ chỉ tìm thấy sự chia ly trong cảnh vật nơi họ nhìn đến. Nỗi buồn trong đôi mắt nhà thơ phủ từ bầu trời xuống mặt đất, từ mặt nước xuống cả hoa bắp bên bờ sông.
Vì vậy, ông đặt hết hy vọng vào vầng trăng, vào chiếc thuyền đang chở trăng sáng như thế. Trăng ở đây vừa là biểu tượng của sáng tạo, nhưng sâu xa hơn, đó cũng là cây cầu duy nhất, là nơi duy nhất để ông bám víu để giao tiếp với cuộc sống, để thoát khỏi nỗi đau của bệnh phong trong chốc lát và dẫn lối ông đến với cuộc sống bên ngoài phòng bệnh.
Hàn Mặc Tử như đang lặng lẽ bước đi cùng cảnh mộng và người trong mộng:
“Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra.
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Bài thơ về cảnh vật dần trở thành bài thơ tình về thực tại và hư vô, nơi nhà thơ có thể trút bỏ những sự đau khổ của bản thân. Hàn Mặc Tử là vậy, ông càng khao khát lớn bao nhiêu thì cái sầu thảm trong ông căng nhiều bấy nhiêu. Có lẽ vì cuộc đời văn chương của ông tuy ngắn ngủi nhưng đã chịu đựng quá nhiều gian truân.
Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” không dài nhưng mang trong mình những giá trị tư tưởng sâu sắc, khéo léo kết hợp lối viết miêu tả và tượng trưng. Phong cảnh làng Vĩ, người thôn Vĩ cũng chỉ là cớ cho nhà thơ bày tỏ nỗi lòng của mình.