1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status

  • Trang chủ
  • Về Luật Dương Gia
  • Lãnh đạo công ty
  • Đội ngũ Luật sư
  • Chi nhánh 3 miền
    • Trụ sở chính tại Hà Nội
    • Chi nhánh tại Đà Nẵng
    • Chi nhánh tại TPHCM
  • Pháp luật
  • Văn bản
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ Luật sư
    • Luật sư gọi lại tư vấn
    • Chat Zalo
    • Chat Facebook

Trang chủ Giáo dục

Bài cảm nhận về bài thơ Thương vợ – Tú Xương sâu sắc nhất

  • 02/06/202502/06/2025
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    02/06/2025
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Không giống các nhà thơ đương đại khi viết về thân phận người phụ nữ đều lấy những hình ảnh tượng trưng, nhà thơ Tú Xương lại dùng những dòng thơ chân tình viết về chính người vợ của mình trong bài thơ Thương Vợ. Dưới đây là bài viết tham khảo về Bài cảm nhận về bài thơ Thương vợ – Tú Xương sâu sắc nhất.

      Mục lục bài viết

      Ẩn
      • 1 1. Dàn ý bài cảm nhận về bài thơ Thương vợ của nhà thơ Tú Xương ngắn gọn nhất:
      • 2 2. Bài văn mẫu cảm nhận về bài thơ Thương vợ hay nhất:  
      • 3 3. Bài văn mẫu cảm nhận về bài thơ Thương vợ ngắn gọn:
      • 4 4. Mở rộng liên hệ khi làm Bài cảm nhận về bài thơ Thương vợ của nhà thơ Tú Xương:

      1. Dàn ý bài cảm nhận về bài thơ Thương vợ của nhà thơ Tú Xương ngắn gọn nhất:

      I. Mở bài

      – Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Tú Xương.

      – Giới thiệu về bài thơ “Thương vợ”.

      II. Thân bài

      a. Hình ảnh bà Tú qua 6 câu thơ đầu:

      •  Hai câu đề:

      – Mô tả không gian và thời gian làm việc của bà Tú. Từ “quanh năm” nhấn mạnh sự liên tục và không ngừng nghỉ trong công việc của bà, suốt năm suốt tháng. “Mom sông” chỉ nơi làm việc vừa nguy hiểm vừa phức tạp.

      – “Nuôi đủ năm con với một chồng”:

      + Nêu lên lý do bà Tú phải làm việc vất vả, gánh nặng gia đình đè nặng lên đôi vai của bà, gồm 5 đứa con và một người chồng “dài lưng tốn vải”.

      + Từ “nuôi đủ” thể hiện kết quả lao động, sự khéo léo và đảm đang của bà Tú, đảm bảo cho gia đình một cuộc sống đầy đủ.

      •  Hai câu thực:

      – Tiếp tục mô tả cảnh lao động gian khổ của bà Tú, “nơi quãng vắng” và “buổi đò đông” tạo hình ảnh về sự cô đơn và đầy khó khăn.

      – Các từ “eo sèo” và “lặn lội” đặt ở đầu mỗi câu thơ nhấn mạnh sự vất vả và tả thực công việc mưu sinh đầy gian truân của bà.

      – Hình ảnh “thân cò” gợi lên sự khổ cực, cô đơn và tội nghiệp của người phụ nữ trong cuộc sống mưu sinh.

      •  Hai câu luận:

      – Thể hiện sự hy sinh của bà Tú trong cuộc hôn nhân, những cay đắng và nhọc nhằn mà bà chịu đựng mà không có niềm hạnh phúc nào đền đáp.

      – Bà Tú vẫn tình nguyện chịu đựng, nhẫn nhịn mà không hề phàn nàn hay than thở.

      => Đức hi sinh và lòng vị tha lớn lao, xuất phát từ tình yêu thương đối với chồng con.

      b. Hình ảnh ông Tú:

      •  Thông qua việc tái hiện hình ảnh của vợ:

      – Ông Tú hiện lên là người biết yêu thương, trân trọng và tri ân người vợ của mình.

      – Tình cảm của ông Tú được bộc lộ gián tiếp qua việc khắc họa hình ảnh của bà Tú và trực tiếp qua lời khen, sự ghi nhận công lao “Nuôi đủ năm con với một chồng” theo cách nói hài hước, dí dỏm và có chút tự trào.

      – Tú Xương cũng hiện lên là người có nhân cách cao cả khi tự trách mình qua câu “một duyên hai nợ”, ông tự nhận mình là “nợ” mà bà Tú phải gánh vác.

      •  Qua sự tự trách ở hai câu thơ cuối “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không!”:

      – Đây là tiếng trách móc nặng nề của ông Tú đối với bản thân vì không làm tròn trách nhiệm của một người đàn ông trong gia đình, đồng thời là sự phê phán xã hội, nơi sự bất công trở nên hiển nhiên.

      – Xuất phát từ ý thức về trách nhiệm của một người chồng, người cha trong gia đình và cũng là sự nhận thức về sự bất lực của bản thân. Sự tự trách cũng phản ánh lòng yêu thương và cảm thông sâu sắc của ông Tú dành cho người vợ.

      III. Kết bài

      – Tổng kết và khái quát nội dung và ý nghĩa của bài thơ “Thương vợ”.

      2. Bài văn mẫu cảm nhận về bài thơ Thương vợ hay nhất:  

      Khi nhắc đến những nhà thơ trào phúng nổi bật trong thời kỳ trung đại, Trần Tế Xương là cái tên không thể bỏ qua. Thơ của ông mang đậm nét trào phúng đặc trưng, khác với sự nhẹ nhàng nhưng sâu sắc của Nguyễn Khuyến, thơ Trần Tế Xương mang tính chất châm biếm, cười cợt với đời. Giống như Nguyễn Khuyến có bài thơ tự trào, Trần Tế Xương cũng không chỉ cười xã hội mà còn tự giễu chính mình qua bài thơ “Thương vợ”. Nhan đề của bài thơ khiến ta nghĩ đến tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho người vợ, nhưng đồng thời nội dung lại ẩn chứa sự tự trách về sự bất lực của chính bản thân ông.

      Hai câu thơ đầu tiên đã thể hiện những khó nhọc mà người vợ thân yêu của tác giả phải đối mặt:

      “Quanh năm buôn bán ở mom sông,

      Nuôi đủ năm con với một chồng”

      Hình ảnh người vợ trong thơ Trần Tế Xương hiện lên như bao người phụ nữ thời xưa, đảm đang với công việc buôn bán. Chỉ với hai câu thơ này, hình ảnh người phụ nữ lam lũ, chịu thương chịu khó đã hiện ra rõ nét. Người phụ nữ ấy phải làm việc không ngừng nghỉ, suốt cả năm trời với công việc mưu sinh đầy nguy hiểm, gian truân ở mom sông. Điều đáng chú ý là bà Tú không chỉ làm việc để nuôi sống bản thân mà còn phải lo lắng cho cả gia đình với “năm con và một chồng”. Nhà thơ ở đây đã tự giễu chính mình, khi ông cũng trở thành một gánh nặng mà vợ phải gánh vác cùng với những đứa con.

      Hai câu thơ tiếp theo tiếp tục khắc họa nỗi vất vả mà bà Tú phải trải qua hàng ngày:

      “Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

      Eo sèo mặt nước buổi đò đông.”

      Người chồng, người được coi là trụ cột gia đình lại trở thành gánh nặng cho vợ. Bà Tú phải dấn thân vào những con đường vắng, đối mặt với những nguy hiểm một mình. Hình ảnh “thân cò” được tác giả sử dụng như một biểu tượng cho người phụ nữ nghèo khổ, vất vả. Dù đối mặt với những nguy hiểm, bà Tú vẫn tiếp tục công việc của mình trên những chuyến đò đông đúc, ồn ào. Họ phải tranh giành từng đồng tiền để nuôi sống gia đình.

      Trong hai câu tiếp theo, tác giả nói về duyên phận giữa mình và vợ, như thể hiện sự thất vọng và chấp nhận số phận:

      “Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

      Năm nắng, mười mưa, dám quản công.”

      Người xưa thường quan niệm về duyên và nợ, việc hai người đến với nhau là do duyên số, còn những khó khăn, gian khổ trong cuộc sống là do nợ phải trả. Bà Tú dường như đã chịu đựng tất cả những khó khăn, vất vả ấy mà không hề than phiền. Từ “năm nắng, mười mưa” làm nổi bật lên sự gian nan mà bà phải chịu đựng, nhưng bà Tú vẫn tiếp tục công việc, hi sinh cho gia đình mà không đòi hỏi gì.

      Hai câu thơ cuối cùng, nhà thơ thể hiện sự bất lực và tự trách chính mình:

      “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:

      Có chồng hờ hững cũng như không!”

      Trong hai câu thơ này, tác giả không chỉ đang cười cợt bản thân mà còn là tiếng chửi trách sâu cay nhất. Ông nhận ra sự bất lực của mình, cảm thấy có lỗi vì không thể giúp đỡ được gì cho người vợ của mình. Có lẽ, ông đang tự dằn vặt vì không thể làm tròn trách nhiệm của một người chồng.

      Tóm lại, bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương không chỉ là một bức chân dung chân thực về cuộc sống của người vợ, mà còn là một bức thư đầy tình cảm và sự tự trách của tác giả. Qua đó, chúng ta có thể thấy được tình yêu và lòng biết ơn sâu sắc mà ông dành cho vợ mình, đồng thời cảm nhận được nỗi buồn và sự chua xót về sự bất lực của chính mình.

      3. Bài văn mẫu cảm nhận về bài thơ Thương vợ ngắn gọn:

      Trong xã hội phong kiến, vị trí của người phụ nữ thường bị lãng quên, ít được coi trọng. Họ phải gánh chịu nhiều ràng buộc và áp lực từ các quan niệm như “Xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” hay “tam tòng, tứ đức”. Người phụ nữ thường đứng sau lưng chồng và con, không có quyền tự do trong cuộc sống và thường phải chịu đựng những đau khổ tinh thần do tư tưởng trọng nam khinh nữ của Nho giáo gây ra. Do đó, trong suốt chiều dài lịch sử, hình ảnh người vợ ít được các thi nhân đưa vào thơ ca, thay vào đó là những hình ảnh thiên nhiên như “mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông.” Chính vì vậy, Trần Tế Xương đã ghi dấu ấn đặc biệt khi trong thơ ông, hình ảnh người vợ lam lũ, vất vả được khắc họa đầy đủ với sự trân trọng và yêu thương. Bài thơ “Thương vợ” của ông trở thành một tác phẩm nổi bật giữa dòng chảy thi ca phong kiến.

      Điều này được thể hiện rõ ngay từ câu mở đầu của bài thơ:

      “Quanh năm buôn bán ở mom sông,

      Nuôi đủ năm con với một chồng”

      Sự vất vả, cực nhọc của người vợ đã được phác họa rõ nét. Một mình bà phải gánh vác tới năm đứa con và cả người chồng. Từ “mom” mang ý nghĩa quan trọng, chỉ một mô đất nhỏ nhô ra bên bờ sông, gợi lên sự chênh vênh, không bền vững. Đối lập với đó là gánh nặng gia đình, làm nổi bật sự lo âu, khó nhọc của người vợ khi phải lo toan cho một gia đình đông con.

      Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ thường bị ví như những “hạt mưa sa” hay “giếng giữa đàng”, nói lên sự bấp bênh của số phận, có thể may mắn được vào một gia đình tốt, hoặc phải chịu nhiều cay đắng, khổ cực. Trong các câu thơ tiếp theo, Tú Xương đã thể hiện sự cảm thông sâu sắc đối với người vợ của mình:

      “Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

      Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

      Hình ảnh người vợ được ông ví như cánh cò nhỏ bé, cô đơn giữa dòng đời. “Thân cò” là một so sánh vô cùng phù hợp và sâu sắc để miêu tả người vợ và động từ “lặn lội” càng làm nổi bật hơn nỗi vất vả của bà. Qua những câu thơ này, người đọc có thể cảm nhận được nỗi xót thương cho những người phụ nữ thời xưa. Bằng cách này, Tú Xương dường như đang gửi đi một thông điệp, kêu gọi sự coi trọng hơn đối với những người phụ nữ trong xã hội.

      “Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

      Năm nắng, mười mưa, dám quản công”

      Việc sử dụng cặp từ “một duyên”, “hai nợ” cho thấy Tú Xương không chỉ cảm thông với vợ, mà còn thừa nhận rằng sự gắn bó giữa hai người không chỉ do duyên số mà còn là món nợ mà ông cảm thấy không thể trả hết. Ông như đang thay lời vợ mình để nói ra sự cam chịu của bà. “Năm nắng, mười mưa” thể hiện sự khó khăn, vất vả mà người vợ phải trải qua, nhưng bà vẫn không hề kể lể công lao của mình, mà xem đó là trách nhiệm của một người vợ, người mẹ. Đây chính là biểu hiện của sự vị tha, bao dung và nhẫn nhục đặc trưng của phụ nữ Việt Nam.

      Sự chịu đựng âm thầm của người vợ đã khiến Tú Xương không khỏi xót xa. Tuy bà không hề bộc lộ những khó khăn của mình với ông, nhưng ông đã hiểu và thay bà nói lên tất cả. Hai câu thơ cuối:

      “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:

      Có chồng hờ hững cũng như không”

      Đây chính là lời tự trách đầy chua xót của Tú Xương, nhưng cũng là một lời lên án sâu sắc đối với xã hội thời bấy giờ. Mặc dù ông phải sống dựa vào vợ, nhưng không hề “ở bạc” hay “hờ hững”, mà luôn biết ơn và trân trọng những gì bà đã làm cho gia đình. Bài thơ khép lại một cách bất ngờ, vừa chất chứa nỗi buồn riêng tư của tác giả, lại vừa mang tính hài hước, trào phúng.

      Với ngôn từ giản dị, dễ hiểu nhưng đầy chất nhân văn, Tú Xương đã vẽ nên bức chân dung người vợ chịu thương chịu khó trong sự tương quan với chồng và con cái. Bài thơ cũng như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng dành cho những người chồng, người cha còn “bạc” với người vợ của mình được thể hiện qua chất liệu trào phúng đặc trưng của ông.

      4. Mở rộng liên hệ khi làm Bài cảm nhận về bài thơ Thương vợ của nhà thơ Tú Xương:

      Hình người vợ được tác giả nhắc đến với cụm từ “thân Cò” có thể mở rộng, liên hệ với các câu ca dao tục ngữ trong văn học Việt Nam như:

      Con cò mà đi ăn đêm,

      Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

      Ông ơi, ông vớt tôi nao,

      Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

      Có xáo thì xáo nước trong,

      Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

      Người nông dân hay người phụ nữ Việt Nam luôn lam lũ sớm hôm làm ăn vất vả vì gia đình là biểu tượng xuyên suốt văn học Việt Nam

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google

        Liên hệ với Luật sư để được hỗ trợ:

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Viết đoạn văn đóng vai lão Hạc kể lại câu chuyện bán chó
      • Cảm nhận Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
      • Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Lớp 6 Chân trời sáng tạo
      • Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng
      • Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm các miền?
      • Toán Vừa gà vừa chó bó lại cho tròn 36 con 100 chân chẵn
      • Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo chọn lọc siêu hay
      • Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt
      • Viết 4-5 câu kể về buổi đi chơi cùng người thân ý nghĩa
      • Kết bài Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) hay nhất
      • Đoạn văn trình bày cảm nghĩ về truyện cổ tích em yêu thích
      • Mở bài về hình tượng cây xà nu của Nguyễn Trung Thành
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Quấy rối tình dục bằng lời nói, cử chỉ bị xử lý như thế nào?
      • Tụ tập sử dụng ma túy trong khách sạn bị xử lý thế nào?
      • Thủ tục kết nạp Đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
      • Mức trợ cấp một lần khi suy giảm khả năng lao động
      • Danh sách công ty đấu giá, tổ chức đấu giá tại Bình Thuận
      • Có được cách ly người làm chứng với bị cáo tại phiên tòa?
      • Tù chung thân có được giảm thành tù có thời hạn không?
      • Tiền thu được từ vụ án đánh bạc được bảo quản thế nào?
      • Con phạm tội hành hạ cha mẹ được hưởng thừa kế không?
      • Mẫu đơn xin trích lục giấy ra trại, đơn xin cấp lại giấy ra tù
      • Danh sách 135 xã, phường của Gia Lai (mới) sau sáp nhập
      • 48 xã, 16 phường, 01 đặc khu của Khánh Hoà sau sáp nhập
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư

      VĂN PHÒNG MIỀN BẮC:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: dichvu@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: danang@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      • Chatzalo Chat Zalo
      • Chat Facebook Chat Facebook
      • Chỉ đường picachu Chỉ đường
      • location Đặt câu hỏi
      • gọi ngay
        1900.6568
      • Chat Zalo
      Chỉ đường
      Trụ sở chính tại Hà NộiTrụ sở chính tại Hà Nội
      Văn phòng tại Đà NẵngVăn phòng tại Đà Nẵng
      Văn phòng tại TPHCMVăn phòng tại TPHCM
      Gọi luật sư Gọi luật sư Yêu cầu dịch vụ Yêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ