Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ; phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Cao Bằng; phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Mục lục bài viết
1. Tỉnh Bắc Kạn ở đâu? Tỉnh Bắc Kạn thuộc miền nào?
Tỉnh Bắc Kạn là tỉnh miền núi, ở vị trí trung tâm các tỉnh Đông Bắc, thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc. Tỉnh có tọa độ địa lý từ 21048’ – 22044’ độ Vĩ Bắc và 105026’ – 106015’ độ Kinh Đông; phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Cao Bằng; phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Thành phố Bắc Kạn – trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh cách Thủ đô Hà Nội 170 km, cách biên giới Việt Nam – Trung Quốc khoảng 200 km. Dọc theo Quốc lộ 3 từ Hà Nội qua TP.Bắc Kạn đến Cao Bằng ra các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc là tuyến giao thông quan trọng để giao lưu kinh tế, xã hội của Bắc Kạn với Hà Nội và các tỉnh khác trong vùng. Tỉnh Bắc Kạn nằm trên đường Vành đai 2 với Quốc lộ 279 từ Hạ Long (Quảng Ninh) qua Đồng Mỏ về Bình Gia (Lạng Sơn) đến Chợ Rã (Bắc Kạn) rồi đến Tuyên Quang kéo dài qua Yên Bái, Lai Châu và Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Tây Trang tỉnh Điện Biên.
Bắc Kạn là tỉnh nằm sâu trong nội địa, không có cửa khẩu, không có đường biên giới, nhưng được kết nối với các địa phương lân cận thông qua mạng lưới giao thông đường bộ. Về phía Nam, thông qua Quốc lộ 3, Bắc Kạn kết nối với các vùng, trung tâm của vùng và các thành phố quan trọng, như: Thủ đô Hà Nội (thông qua tỉnh Thái Nguyên), trung tâm vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (thành phố Thái Nguyên). Về phía Bắc, tỉnh kết nối với hệ thống cửa khẩu tỉnh Cao Bằng thông qua Quốc lộ 3. Về phía Đông, tỉnh kết nối với tỉnh Lạng Sơn qua đường Quốc lộ 279 và xa hơn là với hệ thống cảng biển tỉnh Quảng Ninh. Về phía Tây, thông qua Quốc lộ 279, Bắc Kạn kết nối trực tiếp với tỉnh Tuyên Quang, là điều kiện thuận lợi để hình thành chuỗi du lịch, du lịch truyền thống cách mạng (Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Tuyên Quang – Cao Bằng).
Bắc Kạn nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa Đông Nam Á. Ở vị trí này, Bắc Kạn có sự phân hóa khí hậu theo mùa rõ rệt về nhiệt độ, lượng mưa, độ dài ngày và đêm. Lãnh thổ Bắc Kạn nằm giữa hai hệ thống núi cánh cung miền Đông Bắc nên chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu lục địa châu Á, thời tiết lạnh về mùa đông, hạn chế ảnh hưởng mưa bão về mùa hạ.
2. Diện tích tỉnh Bắc Kạn? Dân số tỉnh Bắc Kạn?
- Diện tích đất tự nhiên của Bắc Kạn là 485.996ha, trong đó: Đất nông nghiệp là 44.116ha, chiếm 9,08%; đất lâm nghiệp 413.366ha chiếm 85,05%; đất khác (đất chuyên dùng, đất ở, đất chưa sử dụng…) là 28.514ha, chiếm 5,87%. Đất đai tương đối màu mỡ, nhiều nơi tầng đất dày, đất đồi núi có lượng mùn cao, thích hợp cho sản xuất nông lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả…
- Dân số năm 2019 là 313.905 người, gồm 7 dân tộc (Tày, Nùng, Kinh, Dao, H’Mông, Hoa và Sán Chay) sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%, khu vực thành thị chiếm 24,31%, khu vực nông thôn là 75,69%. Đây cũng là tỉnh ít dân nhất Việt Nam với 318.000 dân.
- Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 4 tôn giáo khác nhau đạt 25,156 người, nhiều nhất là đạo Tin Lành có 23.110 người, tiếp theo là Công giáo đạt 550 người, Phật giáo có 520 người và Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có ba người.
- Bắc Kạn, một tỉnh vùng núi cao với địa hình phức tạp và kinh tế chưa phát triển, đã có những bước tiến đáng kể trong những năm gần đây. Năm 2011, tỉnh đạt các chỉ tiêu kinh tế sau: Tổng giá trị gia tăng ước đạt 1.477.155 triệu đồng, tăng 13% so với năm trước, trong đó khu vực nông lâm ngư nghiệp đạt 551.839 triệu đồng, khu vực công nghiệp – xây dựng đạt 298.426 triệu đồng, và khu vực dịch vụ đạt 626.890 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 14,6 triệu đồng, tăng 2,7 triệu đồng so với năm trước
- Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Kạn gồm: khu vực nông lâm nghiệp chiếm 42%, khu vực công nghiệp – xây dựng cơ bản chiếm 14,2%, và khu vực dịch vụ chiếm 43,8%. So với năm trước, khu vực nông lâm nghiệp tăng 3,5%, khu vực công nghiệp – xây dựng giảm 3%, và khu vực dịch vụ tăng 0,4%. Tỉnh đã hoàn thành chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo quyết định của Chính phủ. Trong hơn 2 năm triển khai, đã xây dựng 2.601/2.629 nhà cho hộ nghèo. Bắc Kạn có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, nông lâm nghiệp và du lịch.
- Năm 2022, Bắc Kạn có tổng điểm 65.15 đứng vị trí thứ 35/63 tỉnh, thành của cả nước (tăng 13 bậc và 2,89 điểm so với năm 2021). Trong đó, nhiều chỉ số đứng thứ hạng cao như: Chỉ số tính năng động của chính quyền đạt 7,37 điểm, chi phí thời gian đạt 7,97 điểm, tính minh bạch đạt 6,55 điểm. Năng lực cạnh tranh của tỉnh không ngừng được cải thiện qua từng thời kì.
3. Danh sách đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Bắc Kạn:
1 | Huyện Ba Bể |
2 | Huyện Bạch Thông |
3 | Huyện Chợ Đồn |
4 | Huyện Chợ Mới |
5 | Huyện Na Rì |
6 | Huyện Ngân Sơn |
7 | Huyện Pác Nặm |
4. Danh sách đơn vị hành chính cấp xã, phường thuộc tỉnh Bắc Kạn:
STT | Tên phường xã |
1 | Phường Nguyễn Thị Minh Khai |
2 | Phường Sông Cầu |
3 | Phường Đức Xuân |
4 | Phường Phùng Chí Kiên |
5 | Phường Huyền Tụng |
6 | Xã Dương Quang |
7 | Xã Nông Thượng |
8 | Phường Xuất Hóa |
9 | Xã Bằng Thành |
10 | Xã Nhạn Môn |
11 | Xã Bộc Bố |
12 | Xã Công Bằng |
13 | Xã Giáo Hiệu |
14 | Xã Xuân La |
15 | Xã An Thắng |
16 | Xã Cổ Linh |
17 | Xã Nghiên Loan |
18 | Xã Cao Tân |
19 | Thị trấn Chợ Rã |
20 | Xã Bành Trạch |
21 | Xã Phúc Lộc |
22 | Xã Hà Hiệu |
23 | Xã Cao Thượng |
24 | Xã Khang Ninh |
25 | Xã Nam Mẫu |
26 | Xã Thượng Giáo |
27 | Xã Địa Linh |
28 | Xã Yến Dương |
29 | Xã Chu Hương |
30 | Xã Quảng Khê |
31 | Xã Mỹ Phương |
32 | Xã Hoàng Trĩ |
33 | Xã Đồng Phúc |
34 | Thị trấn Nà Phặc |
35 | Xã Thượng Ân |
36 | Xã Bằng Vân |
37 | Xã Cốc Đán |
38 | Xã Trung Hoà |
39 | Xã Đức Vân |
40 | Xã Vân Tùng |
41 | Xã Thượng Quan |
42 | Xã Hiệp Lực |
43 | Xã Thuần Mang |
44 | Thị trấn Phủ Thông |
45 | Xã Vi Hương |
46 | Xã Sĩ Bình |
47 | Xã Vũ Muộn |
48 | Xã Đôn Phong |
49 | Xã Lục Bình |
50 | Xã Tân Tú |
51 | Xã Nguyên Phúc |
52 | Xã Cao Sơn |
53 | Xã Quân Hà |
54 | Xã Cẩm Giàng |
55 | Xã Mỹ Thanh |
56 | Xã Dương Phong |
57 | Xã Quang Thuận |
58 | Thị trấn Bằng Lũng |
59 | Xã Xuân Lạc |
60 | Xã Nam Cường |
61 | Xã Đồng Lạc |
62 | Xã Tân Lập |
63 | Xã Bản Thi |
64 | Xã Quảng Bạch |
65 | Xã Bằng Phúc |
66 | Xã Yên Thịnh |
67 | Xã Yên Thượng |
68 | Xã Phương Viên |
69 | Xã Ngọc Phái |
70 | Xã Đồng Thắng |
71 | Xã Lương Bằng |
72 | Xã Bằng Lãng |
73 | Xã Đại Sảo |
74 | Xã Nghĩa Tá |
75 | Xã Yên Mỹ |
76 | Xã Bình Trung |
77 | Xã Yên Phong |
78 | Thị trấn Đồng Tâm |
79 | Xã Tân Sơn |
80 | Xã Thanh Vận |
81 | Xã Mai Lạp |
82 | Xã Hoà Mục |
83 | Xã Thanh Mai |
84 | Xã Cao Kỳ |
85 | Xã Nông Hạ |
86 | Xã Yên Cư |
87 | Xã Thanh Thịnh |
88 | Xã Yên Hân |
89 | Xã Như Cố |
90 | Xã Bình Văn |
91 | Xã Quảng Chu |
92 | Xã Văn Vũ |
93 | Xã Văn Lang |
94 | Xã Lương Thượng |
95 | Xã Kim Hỷ |
96 | Xã Cường Lợi |
97 | Thị trấn Yến Lạc |
98 | Xã Kim Lư |
99 | Xã Sơn Thành |
100 | Xã Văn Minh |
101 | Xã Côn Minh |
102 | Xã Cư Lễ |
103 | Xã Trần Phú |
104 | Xã Quang Phong |
105 | Xã Dương Sơn |
106 | Xã Xuân Dương |
107 | Xã Đổng Xá |
108 | Xã Liêm Thuỷ |
THAM KHẢO THÊM: