Axit amino axetic, còn được gọi là glycine hoặc Gly là một trong những axit amino đơn giản nhất và cũng là axit amino không cần thiết đối với con người. Công thức hóa học của glycine là H2NCH2COOH.
Mục lục bài viết
1. Axit amino axetic là gì?
Axit amino axetic là cách gọi khác của Glycine trong tiếng Việt. Glycine là một trong 20 axit amino cơ bản tạo thành các protein và peptit trong cơ thể của con người và động vật.
Nó có công thức hóa học NH2-CH2-COOH và là axit amino đơn giản nhất, với chuỗi phân tử gồm một nguyên tử cacbon liên kết với một nhóm amin (NH2) và một nhóm carboxyl (COOH). Glycine không chứa gốc nhóm đóng mạch, điều này làm cho nó không có khả năng tạo thành các chuỗi polipeptit dài mà nó tham gia vào cấu trúc ba chiều của protein.
Glycine đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng sinh học, bao gồm tạo thành các protein, làm việc như một neurotransmitter trong hệ thần kinh, tham gia vào tổng hợp heme, và có vai trò trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nó cũng được sử dụng trong nhiều ứng dụng công nghiệp, bao gồm trong ngành dược phẩm, thực phẩm và chất phụ gia công nghiệp.
Axit amino axetic có môi trường gần như trung tính, không làm quỳ đổi màu
2. Tính chất hóa học:
2.1. Tác dụng với axit HCl:
2.2. Tác dụng với bazo:
2.3. Phản ứng este hóa axit amino axetic:
Điều kiện phản ứng có HCl khí
2.4. Phản ứng trùng ngưng của axit amino axetic:
3. Bài tập vận dụng:
Câu 1. Khi trùng ngưng a gam axit amino axetic với hiệu suất 80%, ngoài amino axit dư người ta còn thu được m gam polime và 2,88 gam nước. Giá trị của m là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Phương trình phản ứng trùng ngưng axit amino axetic:
Theo phương trình:
số mol axit amino axetic = số mol H2) = 0,16 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
m = m axit amino axetic – m H2O = 9,12 gam
Câu 2. Lấy 7,5 gam axit amino axetic cho tác dụng hết với dung dịch NaOH. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là?
Hướng dẫn giải
Phương trình phản ứng của axit amino axetic với NaOH là:
Tính số mol axit amino axetic = 0,1 mol
=> muối = 0,1 . (74 + 23) = 9,7 gam
Câu 3. Cho 15 gam axit amino axetic tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Để phản ứng hoàn toàn với các chất tan trong X cần 160 gam dung dịch NaOH 10%. Cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Quy dung dịch X thành hỗn hợp amino axit (a mol) và HCl (0,2 mol)
n NaOH = a + 0,2 = 0,4 => a = 0,2 mol
m = 0,2 . (75 ++ 22) + 0,2 . 58,5 = 31,1
Câu 4. Cho 7,5 gam axit amino axetic tác dụng hết với dung dịch HCl. Hãy tính khối lượng muối thu được sau phản ứng trên?
Hướng dẫn giải
Phương trình phản ứng của axit amino axetic với dung dịch HCl:
Ta có: số mol axit amino axetic là 0,1 mol
m muối = 0,1 . (75 + 36,5) = 11,15 gam
Câu 5. Cho 0,1 mol glyxin (tên gọi khác của axit amino axetic) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa m gam muối. Hãy tìm giá trị của m?
Hướng dẫn giải
Phương trình phản ứng xảy ra:
Ta có: số mol axit amino axetic = số mol muối = 0,1
m muối = 0,1 . 97 = 9,7 gam
Câu 6. Cho 30 gam axit amino axetic tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là bao nhiêu?
Câu 7. Lấy 7,5 gam axit amino axetic cho tác dụng hết với dung dịch NaOH. Tính khối lượng thu được sau phản ứng là bao nhiêu?
Câu 8. Khi đốt cháy hoàn toàn một amino axit X là đồng đẳng của axit amino axetic, thu được công thức cấu tạo thu gọn có thể của X là gì?
Câu 9. Trong các chất sau: axit axetic, hexametylendi amin, axit adipic và axit amini axetic. Chất có khả năng tự trùng ngưng tạo ra các liên kết peptit la?
A. axit axetic
B. hexametylendi amin
C. axit amino axetic
D. axit adipic
Đáp án đúng là C
Câu 10. Amino axit X có dạng H2NRCOOH (R là tên gốc hidrocacbon). Cho 0,1 mol X phản ứng hết với dung dịch HCl dư thu được dung dịch chứa, gam muối. Xác định công thức tên gọi của X?
Câu 11. Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y chứa (m+30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m+36,5) gam muối. Tính giá trị của m?
Câu 12. X là một chứa một nhóm NH2 trong phân tử. Cho 8,9 gam X tác dụng với HCl dư, thu được 12,55 gam muối khan. CÔng thức cấu tạo của X là?
Câu 13. Amino axit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dcihj NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 25 gam muối khan. Công thức cấu tạo của X là?
Câu 14. Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1 M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác, 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là gì?
Câu 15. Cho 0,1 mol glyxin tác dụng với 150 ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng thu được dung dịch A. Ding dịch A tác dụng tối đa ới x mol NaOH. Giá trị của x là bao nhiêu?
Câu 16. Cho 0,1 mol glyxin tác dụng với 150 ml đung ịch HCl 1M, sau phản ứng thu được dung dịch A. Thêm 300 ml dung dịch NaOH 1M vào A thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là bào nhiêu?
Câu 17. Cho các nhận xét sau:
a. Có thể tạo được tối đa 2 dipeptit từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp alanin và glyxin
b. khác với axit axetci, axit amino axetic có thể tham gia phản ứng với axit HCl hoặc phản ứng trùng ngưng
c. Giống với axit axetic, amino axit có thể tác dụng ới bazo tạo thành muối và nước
d. axit axetic và axit amino glutaric có thể làm đổi màu quỳ tím thành đỏ
e. Cho HNO3 đặc vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu tím.
Trong số các phát biểu trên, số phát biểu đúng là?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Đáp án đúng là C
Câu 18. Thực hiện phản ứng trùng ngưng 2 amino axit: glixin và aloanin. Số dipeptit thu được tối đa là bao nhiêu?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án đúng là D
Câu 19. Đun nóng 10,48 gam axit aminocaproic (axit 6- aminohexanoic) để thực hiện phản ứng trùng ngưng, thu được gam policaproamit. Biết hiệu suất của quá trình trùng ngưng đạt 90%. Giá trị của m là bao nhiêu?
Câu 20. Khi trùng ngưng 7,5 gam axit amino axetic với hiệu suất 80%, ngoài amino axit còn dư, thu được m gam polme và 1,44 gam H2O. Tính giá trị cả m?
Câu 21. Cho 100 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,2M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M, đun nóng. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được 2,22 gam muối khan. Công thức của amino axit là gì?
Câu 22. Amino axit X trong phân tư chỉ chứa hai loại nhóm chức. Cho 0,1 mol tác dụng vừa đủ với 0,2 mol NaOH thu được 17,7 gam muối. Số nguyên tử hidro trong phân tử X là bao nhiêu?
Câu 23. Cho 100 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,4M tác dụng vừa đủ với 80 ml đung ịch NaOH 0,5M thu được dung dịch chứa 5 gam muối. Công thức của X là gì?
Câu 24. Cho 0,1 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 0,1 mol HCl thu được muối Y. 0,1 mol muối Y phản ứng vừa đủ với 0,3 mol NaOH thu được hỗn hợp muối Z có khối lượng là 24,95 gam. Hãy xác định công thức của X?
Câu 25. Cho 0,2 mol alanin tác dụng với 200 ml đung ịch HCL thu được dung dịch X có chứa 28,78 gam chất tan. hãy cho biết cần bao nhiêu ml dung dịch NaOh 1M để phản ứng vừa đủ với các chất dung dịch X?
4. Tính ứng dụng của Axit Amino Axetic (H2NCH2COOH):
Ngành Dược phẩm:
Glycine được sử dụng trong ngành dược phẩm như một thành phần của nhiều loại thuốc, bao gồm các loại thuốc giảm đau và các loại thuốc thú y.
Chất điều vị trong thực phẩm:
Glycine được sử dụng như một chất điều vị trong thực phẩm để cung cấp hương vị ngọt và cân bằng hương vị của các sản phẩm thực phẩm.
Chất phụ gia công nghiệp:
Glycine được sử dụng trong công nghiệp dệt may, nhuộm, và công nghiệp sản xuất thủy tinh để kiểm soát quá trình oxi hóa và nguyên liệu trong sản xuất.
Trong nghiên cứu sinh học và hóa học:
Glycine được sử dụng làm chất đệm (buffer) trong các phản ứng sinh học và hóa học. Nó giúp duy trì môi trường pH ổn định trong các phản ứng và quá trình sinh học.
Trong công nghiệp mạ điện:
Glycine được sử dụng trong quá trình mạ điện để điều chỉnh điều kiện phản ứng và tăng hiệu quả của quá trình mạ.
Thú y và chăn nuôi:
Glycine được sử dụng như một chất bổ sung dinh dưỡng trong thức ăn chăn nuôi và thú y.
Trong phân tích hóa học:
Glycine được sử dụng làm chất chuẩn trong các phép đo và phân tích hóa học.