Nguồn lực lao động là một trong những nguồn lực quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển và thành công của các công ty, vì vậy dù là bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào nếu muốn phát triển mạnh mẽ thì cần phải xây dựng môi trường làm việc nền nếp, đảm bảo an ninh trật tự. Vậy có hành vi ẩu đả ở ngoài công ty có bị xử lý kỷ luật lao động hay không?
Mục lục bài viết
1. Ẩu đả ở ngoài công ty có bị xử lý kỷ luật lao động không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 117 của
– Khiển trách;
– Kéo dài thời gian nâng lương, tuy nhiên không vượt quá 06 tháng;
– Cách chức;
– Sa thải.
Theo đó thì có thể nói, khi tiến hành xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động hoàn toàn có thể áp dụng một trong các hình thức xử lý kỷ luật: Khiển trách, kéo dài thời gian nâng lương tuy nhiên không quá 06 tháng, cách chức hoặc sa thải.
Đối chiếu với quy định tại Điều 125 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải. Theo đó, hình thức xử lý kỷ luật sa thải sẽ được người sử dụng lao động áp dụng khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
– Người lao động có hành vi trộm cắp, hành vi tham ô, cố ý gây thương tích, đánh bạc hoặc sử dụng trái phép chất ma túy tại nơi làm việc;
– Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, tiết lộ bí mật công nghệ, có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu công nghệ của người sử dụng lao động, người lao động có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc trái quy định của pháp luật được quy định cụ thể trong
– Người lao động bị xử lý kỷ luật dưới hình thức kéo dài thời gian nâng lương hoặc xử lý kỷ luật dưới hình thức cách chức tuy nhiên vẫn tiếp tục tái phạm trong khoảng thời gian chưa được xóa kỷ luật. Tái phạm được xem là trường hợp người lao động lặp đi lặp lại hành vi vi phạm mà mình đã bị xử lý kỷ luật trước đó tuy nhiên chưa được xóa kỷ luật căn cứ theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật lao động năm 2019;
– Người lao động có hành vi tự ý bỏ việc trong khoảng thời gian 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc tự ý bỏ việc 20 ngày cộng dồn trong khoảng thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc tuy nhiên không có lý do chính đáng. Lý do chính đáng trong trường hợp này có thể bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân bị ốm, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được ghi nhận cụ thể trong nội quy lao động của doanh nghiệp.
Như vậy có thể nói, trong trường hợp người lao động có hành vi cố ý gây thương tích tuy nhiên được thực hiện ngoài nơi làm việc, trường hợp đó sẽ không thuộc trường hợp người sử dụng lao động có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.
Hay nói cách khác, ẩu đả ở ngoài công ty nằm ngoài phạm vi quản lý của người sử dụng lao động, vì vậy công ty không thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động trong trường hợp này.
2. Kỷ luật sa thải người lao động có bắt buộc phải lập biên bản không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 122 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định cụ thể về nguyên tắc, trình tự và thủ tục xử lý kỷ luật lao động. Cụ thể như sau:
– Được xử lý kỷ luật lao động được quy định cụ thể như sau:
+ Người sử dụng lao động bắt buộc phải chứng minh được lỗi của người lao động;
+ Bắt buộc phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đó đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
+ Người lao động cần phải có mặt, người lao động có quyền bào chữa hoặc nhờ luật sư, hoặc nhờ tổ chức đại diện người lao động bào chữa, trong trường hợp người lao động được xác định là người chưa đủ 15 tuổi thì cần phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật của người lao động đó;
+ Việc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động bắt buộc phải được lập thành biên bản.
– Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật của người lao động;
– Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật, thì người sử dụng lao động chỉ được áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cao nhất tương ứng đối với hành vi vi phạm nặng nhất của người lao động;
– Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động trong các khoảng thời gian sau: Thời gian người lao động nghỉ ốm đau, nghỉ điều dưỡng, người lao động nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động, người lao động đang bị tạm giữ hoặc tạm giam theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, đang trong thời gian chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền về việc điều tra xác minh và đưa ra kết luận đối với các hành vi vi phạm được ghi nhận cụ thể tại Điều 125 của Bộ luật lao động năm 2019, hoặc trong trường hợp người lao động nữ đang mang thai, lao động nữ nghỉ thai sản hoặc lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
– Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật khi người lao động mắc các chứng bệnh về tâm thần hoặc mắc các chứng bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi.
Theo đó, quá trình xử lý kỷ luật lao động nói chung đối với người lao động bắt buộc phải được lập thành biên bản. Vì vậy, khi người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động sa thải đối với người lao động thì cũng cần phải được lập thành biên bản.
3. Các trường hợp công ty không xử lý kỷ luật lao động là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 122 của Bộ luật lao động năm 2019, người lao động nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây thì sẽ không bị xử lý kỷ luật. Cụ thể:
– Người lao động đang trong thời gian nghỉ ốm đau, người lao động đang trong thời gian nghỉ điều dưỡng, người lao động nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
– Người lao động đang bị tạm giữ vật đang bị tạm giam theo quyết định có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền;
– Người lao động đang trong thời gian chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và đưa ra kết luận đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật lao động năm 2019;
– Người lao động nữ đang mang thai, lao động đang trong chế độ nghỉ thai sản, người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
– Người lao động vi phạm kỷ luật trong khi mắc các chứng bệnh về tâm thần, hoặc mắc các chứng bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
– Công văn 25985/SLĐTBXH-VLATLĐ của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 về báo cáo sử dụng lao động.
THAM KHẢO THÊM: